Hải sản là một trong những thực phẩm phổ biến nhưng rất dễ gây dị ứng.Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng, có thể chỉ sau khi ăn vài giờ, thậm chí sau vài phút.Việc nhận biết triệu chứng, nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị di ứng hải sản sẽ giúp bạn đưa ra phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả trong những trường hợp cần thiết. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu cụ thể Dị ứng hải sản qua bài viết dưới đây nhé!

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản (đặc biệt là loài có vỏ) là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với protein trong một số động vật biển. Động vật biển trong danh mục động vật bao gồm động vật giáp xác và nhuyễn thể, chẳng hạn như tôm, cua, tôm hùm, mực, hàu, sò điệp và những loài khác.

Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. Chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn. 

Triệu chứng dị ứng hải sản

Triệu chứng dị ứng nặng hay nhẹ ở từng người có sự khác nhau.

Dị ứng nhẹ

  •  Mẩn ngứa, nổi mề đay, đỏ da.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi.

 Dị ứng mức độ vừa

  • Dị ứng hải sản bị sưng mặt, dị ứng hải sản sưng mắt.
  • Tức ngực.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn.

Dị ứng nặng

Ở mức độ nặng sẽ xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Các biểu hiện sốc phản vệ bao gồm:

  • Da tái lạnh.
  • Mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím.
  • Tụt huyết áp.
  • Trụy tim mạch.
  • Co thắt thanh quản.
  • Bất tỉnh.

Ngoài ra, dị ứng cũng kích hoạt các triệu chứng của bệnh: viêm da cơ địa, chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân 

Xem thêm

Nguyên nhân chính gây ra dị ứng hải sản là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các protein có trong hải sản, như tropomyosin, parvalbumin. Khi tiếp xúc với các protein này, hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể IgE, gây ra phản ứng dị ứng.

  • Thứ nhất là do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. 
  • Thứ hai là một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên – hapten” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng. 
  • Nguyên nhân thứ ba là do một số hải sản có chứa nhiều chất histamin. Chất này khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng như dị ứng.

Như vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản mà lại là những protein bình thường đối với tuyệt đại đa số những người không bị dị ứng hải sản. Còn hiện tượng hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải (hiện tượng ngộ độc histamin).

Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn vào nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.

Đối tượng nguy cơ

  • Người có cơ địa nhạy cảm.
  • Người bị bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm xoang dị ứng.
  • Trẻ em: do có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.
  •  Người có bố mẹ có tiền sử bị dị ứng hải sản.

Chẩn đoán

Những trường hợp xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Bác sỹ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng của người bệnh, tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

– Test da: bác sỹ cho một lượng nhỏ protein trong tôm cua tiếp xúc trực tiếp với da.

– Xét nghiệm máu: nồng độ kháng thể IgE trong huyết tương sẽ tăng cao nếu bị dị ứng.

Điều trị dị ứng hải sản

Điều trị dị ứng hải sản tập trung vào việc giảm triệu chứng và ngăn ngừa các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Đối với dị ứng thể nhẹ

  • Cần kích thích gây nôn để hạn chế hấp thu lượng hải sản còn trong cơ thể. 
  • Biện pháp sơ cứu như uống nhiều nước, uống nước cam, chanh, trà gừng, mật ong hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn sẽ giúp trung hòa bớt độc tính, giảm bớt tình trạng mẩn ngứa, mề đay. 
  • Trong trường hợp dị ứng hải sản có biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang cần thải trừ độc tố. 
  •  Cần lưu ý tránh tắm, lau người bằng nước nóng. Nên mặc quần áo rộng, thoáng mát. Không được uống rượu bia vì có thể làm cho rối loạn phản ứng tuần hoàn. Không nên dùng thực phẩm giàu đạm, giàu béo, giàu chất tanh khi dị ứng chưa khỏi.

Đối với dị ứng thể nặng

Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu nguy kịch đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng.

 Thông thường, một số thuốc chữa dị ứng hải sản được nhiều người sử dụng là:

  • Thuốc Epinephrine: Gồm thuốc dạng tiêm và dạng uống. Thuốc dạng tiêm dùng để chống co thắt và ngăn sốc phản vệ. Trong khi đó thuốc dạng uống dùng cho những người có cơ địa dị ứng, hen suyễn và dùng trong trường hợp cấp bách.
  • Thuốc corticosteroid: Sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm và sưng tấy nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng histamin: Gồm Cetirizin, Phenergan, Cetirizin, Clorpheniramin,… Đây là nhóm thuốc được dùng chính trong điều trị dị ứng hải sản và giúp ức chế phóng thích histamin, giảm triệu chứng bên ngoài da, hệ tiêu hóa.
  • Thuốc bên ngoài da: Một số thuốc được dùng bôi ngoài da gồm sulfat kẽm, kem bôi chứa menthol hoặc thuốc chống ngứa,… giúp giảm mẩn đỏ, mề đay.
  • Điều trị hỗ trợ: Gồm việc điều trị triệu chứng cụ thể như truyền dịch khi bị mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Dị ứng hải sản là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể quản lý và phòng ngừa nếu được nhận biết và xử lý đúng cách. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và người thân khỏi những rủi ro của dị ứng hải sản.Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên cho bạn bè và người thân nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts