Gai khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.Bệnh gây đau nhức khi đi lại, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển và gây ra nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh.Cùng tìm hiểu gai khớp gối là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!

Gai khớp gối là gì?

Gai xương là những mẩu xương thừa phát triển bên trong khớp bị bào mòn lớp sụn để giảm áp lực giữa các đầu xương. Chúng có thể hình thành ở mọi khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.

Gai xương hình thành ở khớp gối là do sự gia tăng áp lực giữa các xương vì thiếu sụn. Đây được xem là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau khớp gối và làm hạn chế hoạt động hằng ngày ở bệnh nhân.

các gai này có thể hình thành ngay từ giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những mẩu xương thừa này chỉ xuất hiện trên phim X-quang khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Gai xương phát triển mạnh vào giai đoạn 3 và có nguy cơ gây biến dạng đầu xương trong trường hợp thoái hóa khớp gối giai đoạn 4.

Nguyên nhân gây gai khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối.Một số nguyên nhân thường gặp gây ra gai khớp gối như:

  • Chấn thương có gây mất sụn khớp gối( như đứt dây chằng chéo trước, trật khớp xương bánh chè hay rách sụn chêm) làm tăng nguy cơ sụn thoái hóa dẫn đến gai xương.
  •  Vận động cường độ cao: Lặp đi lặp lại các hoạt động mạnh như chạy bộ, nhảy múa hay các hoạt động thể thao cường độ cao, tạo áp lực quá mức trên khớp gối có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp gối: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gai khớp gối. Sự bào mòn thoái hóa khớp gối quá mức khiến cơ thể đáp ứng lại bằng cách tăng phát triển xương dẫn đến hình thành gai xương.
  • Yếu tố khác:mắc các bệnh nền như viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt cũng có khả năng gây gai thoái hóa khớp gối.

Đối tượng dễ bị gai khớp gối

Xem thêm

Những đối tượng dễ có gai khớp gối:

  • Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ
  • Người đã từng bị chấn thương đầu gối
  • Gia đình có tiền sử bị thoái hóa khớp gối
  • Người bị yếu cơ gân khoeo, cơ tứ đầu đùi hoặc bắp chân
  • Vận động viên và những người làm công việc yêu cầu vận động hoặc lao động chân tay nhiều

Triệu chứng thường gặp của gai khớp gối

Gai khớp gối ở mức độ nhẹ thường ít gây triệu chứng, dấu hiệu chỉ xuất hiện khi gai xương phát triển quá mức gây ảnh hưởng các cấu trúc xung quanh.

Người gai khớp gối thường có những biểu hiện sau đây:

  • Đầu gối bị đau nhức :Cơn đau có xu hướng trở nặng khi bệnh nhân thực hiện những động tác gây thêm áp lực lên khớp gối: co duỗi chân, lên xuống cầu thang, chạy bộ.
  • Đầu gối bị sưng tấy, tê bì mất cảm giác:do sụn xương bị thoái hóa khiến các xương cọ xát lên nhau gây tổn thương dẫn đến kích ứng, từ đó khiến đầu gối bị sưng đỏ.
  • Cứng khớp gối

Tình trạng sưng nề khớp gối có thể xuất hiện ở bệnh nhân gai khớp gối

Biến chứng của gai khớp gối

Bệnh gai khớp gối nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Gặp nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt hàng ngày
  • Teo cơ đùi, hông dẫn đến giảm khả năng giữ thăng bằng
  • Xơ xương dưới sụn, góp phần kích thích gai xương phát triển thêm

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi mắc các triệu chứng như đausưng nề khớp gối khiến bạn hạn chế vận động và tình trạng trên kéo dài không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ.

*Lưu ý :  tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà mà phải đến chữa bệnh tại các cơ sở y tế, tránh trường hợp sụn xương bị thoái hóa do chấn thương.

Chẩn đoán gai khớp gối

  • Đầu tiên bác sĩ  dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân là chủ yếu thông qua các biểu hiện như đau khớp gối khiến bệnh nhân không thể đi lại.
  • Các gai xương phát triển ở xung quanh khớp gối có thể được tìm thấy trên phim chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng khớp gối: dùng để khảo sát chi tiết hơn các tổn thương ở khớp gối.

Cách điều trị gai khớp gối hiệu quả

Mục tiêu điều trị :giúp làm giảm các triệu chứng đau, sưng tấy khớp gối của bệnh nhân chứ không thể hoàn toàn điều trị triệt để.

Sử dụng thuốc

  • Một số loại thuốc giảm đau và chống viêm thường được sử dụng để cải thiện tình trạng thoái hóa trong khớp gối:ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen
  •  Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp các thuốc kháng viêm steroid vào khớp gối để giảm viêm và đau
  • Lưu ý :sử dụng thuốc để điều trị bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Vật lý trị liệu

Một phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả, phổ biến khác dành cho các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp là tập vật lý trị liệu.Phương pháp này giúp hạn chế tình trạng teo cơ của bệnh nhân, lấy lại sức cơ cho người bệnh trong trường hợp bệnh nhân hạn chế vận động khớp gối,cải thiện tầm vận động khớp gối của bệnh nhân.

Phẫu thuật khớp gối

Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị bảo tồn trên, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật để chữa lành phần sụn khớp gối bị hư tổn, đồng thời loại bỏ gai xương hình thành xung quanh

Một số phương pháp phẫu thuật hiện nay như: 

  • Phẫu thuật nội soi tái tạo sụn khớp gối.
  • Phẫu thuật cấy ghép tế bào sụn tự thân.
  • Phẫu thuật ghép xương sụn tự thân.

Biện pháp phòng ngừa

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tươi sạch, tốt cho xương khớp.

Duy trì cân nặng phù hợp, tránh thừa cân béo phì

  • Ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa sức
  • Giữ tinh thần tích cực, kiểm soát căng thẳng tốt

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh bệnh lý gai khớp gối. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts