Ghẻ là bệnh ngoài da hay gặp, đặc biệt là với những người sống trong môi trường không vệ sinh.Bệnh ghẻ nước là bệnh dễ điều trị. Tuy nhiên bệnh cần được phát hiện sớm để sự chẩn đoán được chính xác.Hãy cùng tìm hiểu về bệnh ghẻ nước qua bài viết sau đây nhé!

Ghẻ nước là bệnh gì?

Ghẻ nước là tình trạng da bị nhiễm trùng do Sarcoptes scabiei var. hominis. Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ nước này có kích thước siêu nhỏ, chúng đào hang vào các lớp da rồi sống và đẻ trứng.

Bệnh ghẻ phổ biến trên toàn thế giới, chúng rất dễ lây lan cho những người xung quanh khi có tiếp xúc gần gũi với da và cơ thể. Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa rát, khó chịu và nổi mụn nước

Thời gian từ khi sinh ra đến khi bắt đầu đẻ trứng của ghẻ cái là 20 ngày, khi ký sinh trên da được 3 tháng đẻ được khoảng 150 triệu con. Ghẻ cái thường ký sinh trên vật chủ khoảng 1 tháng sau đó rời đi. Sau khi rời khỏi vật chủ, ghẻ cái chỉ sống được vài ngày.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Tác nhân gây ra ghẻ nước là ký sinh trùng cái ghẻ mang tên Sarcoptes scabiei hominis. Mỗi ngày chúng có thể đẻ 1 – 5 trứng sau đó khoảng 3 – 7 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng con và nó lột xác để trưởng thành. 

  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Những người sống trong môi trường nhiều khói bụi, ít vệ sinh nhà cửa, có nhiều nấm mốc, nguồn nước bị ô nhiễm,… là đối tượng có nguy cơ cao bị ghẻ nước ở tay.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Một nguyên nhân nữa gây bệnh ghẻ nước là vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, không tắm rửa hàng ngày, không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc ở ngoài về, mặc quần áo ẩm ướt mồ hôi không thay ra,… là tăng khả năng ký sinh trùng trú ngụ và xâm nhập vào da.
  • Tiếp xúc với nơi đông đúc, chật chội: Những nơi như trường học, ga tàu, thư viện,… là những nơi có nhiều người ra vào, dễ làm lây lan nguồn bệnh.
  • Ngập lụt: Mùa mưa và thời tiết se lạnh là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng gây bệnh ghẻ nước sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh ghẻ nước tăng cao.

Đường lây nhiễm

Ghẻ nước có thể lây lan và qua hai đường lây chính như:

  • Do lây nhiễm trực tiếp: dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như ôm hôn, chăm sóc, nắm tay, quan hệ tình dục hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo.
  • Do môi trường sống: do sống trong môi trường không sạch sẽ, môi trường ẩm mốc cùng với thói quen ở bẩn rất dễ mắc bệnh ghẻ nước.

Dấu hiệu nhận biết ghẻ nước

Xem thêm

Sau khi cái ghẻ thâm nhập vào da khoảng 2 – 3 tuần. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là sự xuất hiện của các cơn ngứa dữ dội vào ban đêm vì đây là thời điểm cái ghẻ đào hang và đẻ trứng.

Ngoài ra, người bị ghẻ nước sẽ thấy xuất hiện các tổn thương tại vùng da mà cái ghẻ xâm nhập:

  • Mụn nước riêng rẽ, nằm rải rác ở vùng da mỏng.
  • Có các vết xước, đỏ da, vảy da hoặc dát thâm, mụn mủ trên da.
  • Trên da có đường hầm do cái ghẻ đào dài khoảng 3 – 5mm, bên trên đường hầm là mụn nước nhỏ, dùng kim chích vào thấy có dịch chảy ra và nếu lấy kim khều sẽ thấy cái ghẻ bám vào đầu kim. Đường hầm này thường ở nếp gấp cổ tay, đường chỉ lòng bàn tay, kẽ ngón tay.
  • Vết ngứa, vết chà xát do ghẻ có thể gây ra bội nhiễm chàm hóa trên da.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ nước

Các thuốc:

  • D.E.P,Kem (Crotamiton 100mg/g) trị ghẻ và sẩn ngứa.
  • Dầu Benzyl benzoat: bôi lên vùng tổn thương trừ đầu và mặt và đến ngày thứ 3 tắm sạch sẽ bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Bôi liên tục giúp các tinh chất từ dầu Benzyl benzoate thấm sâu vào ổ bệnh ghẻ giúp trị tận gốc cái ghẻ gây bệnh.
  • Ivermectin: dùng với liều lượng 200 µg/kg, liều duy nhất, có thể nhắc lại sau 10-14 ngày.

Trị ghẻ nước theo dân gian

  • Trị ghẻ nước ở tay bằng cách dùng nước muối loãng ngâm tay ngày 2 lần.
  • Chữa ghẻ nước bằng nước trà hãm từ lá trầu không.
  • Đắp bã lá đào hoặc tắm bằng nước lá đào để loại bỏ bệnh ghẻ nước.
  • Tắm nước nấu từ lá đơn tướng quân giúp diệt khuẩn, chống viêm cho da, hỗ trợ điều trị ghẻ nước.
  • Kết hợp lá đào, lá xoan và lá rau sam để chữa ghẻ nước cũng là cách có hiệu quả cao.

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ nước

  • Không giặt hay dùng chung đồ dùng với người khác.
  •  Dùng nước nóng để diệt khuẩn đồ dùng, quần áo sau đó đem phơi ra ngoài trời nắng hoặc sấy ở nhiệt độ cao.
  • – Trường hợp không thể giặt hay vệ sinh vật dụng cá nhân được ngay, hãy cho chúng vào một chiếc túi nhựa rồi buộc kín miệng lại, sau khoảng 7 ngày ký sinh trùng sẽ tự chết.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng tắm mỗi ngày, nhất là khi đi ngoài đường về hay tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa.
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình, đồ dùng cá nhân hay sử dụng, tiếp xúc.
  • Có chế độ ăn khoa học để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể được cải thiện sức đề kháng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh ghẻ nước như cách phát hiện, các lưu ý khi điều trị, cũng như các cách phòng tránh. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts