Viêm tai giữa, bệnh lý nhiều người lầm tưởng ít nghiêm trọng nhưng có thể để lại di chứng suốt đời. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Vì các bệnh về tai có các biểu hiện bệnh tương tự nhau nên nhiều người thường chủ quan. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa nhé!

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

  • Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch của chúng.

Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau (viêm VA), vùng họng và vòi 

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi: trẻ nhỏ từ 6 tháng – 2 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: gia đình hay có người bị viêm tai giữa.
  • Vừa mắc cảm lạnh: tạo điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập vào tai giữa.
  • Bệnh mãn tính: mắc các bệnh như suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh hô hấp mạn tính.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm: không khí ô nhiễm kết hợp với khói thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

Tại sao trẻ em bị nhiễm trùng tai nhiều hơn người lớn?

Trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai hơn người lớn vì những lý do sau:

  • Vòi nhĩ ở trẻ nhỏ thường ngắn và nằm ngang, tạo điều kiện thuận lợi cho chất lỏng tích tụ lại phía sau màng nhĩ.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể vẫn đang chưa phát triển toàn diện.
  • VA ở trẻ em lớn hơn so với người lớn nên dễ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hơn

Triệu chứng viêm tai giữa

Xem thêm

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm tai giữa:

  • Đau bên trong tai.
  • Nghe kém.
  • Dịch chảy ra từ tai.
  • Cảm giác đầy tai, ù tai.
  • Ngứa ở bên trong hoặc ngoài tai.
  • Da có vảy ở trong và xung quanh tai
  • Sốt.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.
  • Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
  • Chảy dịch từ tai.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Biến chứng của viêm tai giữa

Một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Làm giảm thính giác
  • Chậm nói hoặc chậm phát triển: Nếu trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể gây chậm phát triển kỹ năng nói, giao tiếp xã hội và phát triển.
  • Thủng màng nhĩ: Hầu hết tình trạng thủng màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ, nhưng cũng nhiều trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật.
  • Viêm não hoặc màng não

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi xuất hiện các dấu hiệu dưới dây, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị:

  • Các triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện sau hai hoặc ba ngày điều trị.
  • Chảy mủ hoặc dịch từ tai. Một số người bị chảy mủ tai dai dẳng và không đau kéo dài trong nhiều tháng, được gọi là viêm tai giữa mủ mãn tính.
  • Có bệnh lý nền, chẳng hạn như xơ nang hoặc bệnh tim bẩm sinh, có thể gây ra nhiều biến chứng hơn

Phương pháp điều trị

  • Theo dõi điều trị.

  • Sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm cơn đau. Có thể sử dụng thuốc nhỏ tai để giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh ngủ đè lên tai bị viêm.
  • Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn.
  • Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, cần trích rạch màng nhĩ kèm hay không kèm đặt ống thông nhĩ.

  • Nếu bệnh tái phát ở trẻ nhỏ, có thể cân nhắc phẫu thuật nạo VA (Végétations Adenoides).

Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa

  • Không dùng chung các đồ dùng ăn uống;

  • Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh;

  • Nên cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu;

  • Ăn uống và tập thể dục đều đặn, hợp lý.

  • Không cho trẻ ăn khi trẻ đang nằm ngửa.
  • Tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm chủng định kỳ, đặc biệt là vaccine ngừa phế cầu và vaccine 6 trong 1 (ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib).

Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến người lớn, nhưng chủ yếu trẻ em thường dễ mắc bệnh.Hãy chú ý và phát hiện sớm để điều trị kịp thời nhé.Qua bài viết trên hi vọng sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh viêm tai giữa. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẽ bài viết này đến bạn bè và người thân nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts