Virus HPV, nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh dục khác, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục thông qua âm đạo, hậu môn, đường miệng hoặc lây qua tiếp xúc niêm mạc hở với người có virus.Vì vậy, nhiều người đã tìm hiểu và lựa chọn tiêm phòng vắc xin HPV. Tuy nhiên câu hỏi :Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? được rất nhiều người băn khoăn.Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết quan hệ rồi có tiêm HPV được không nhé.

HPV là gì?

HPV (Human papilloma virus) là loại virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng, có thể tự khỏi nhưng đôi khi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, miêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Vắc xin phòng HPV

Vắc xin phòng HPV là một loại vắc xin được phát triển để ngăn ngừa các bệnh tình dục ở cả nam và nữ, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. 

Vắc xin HPV được khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ em từ 12 – 13 tuổi. Bên cạnh đó, vắc xin cũng được khuyến nghị tiêm cho những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao như:

  • Nam giới dưới 45 tuổi quan hệ tình dục đồng tính.
  • Phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người khác giới.
  • Người nhiễm HIV.
  • Người chuyển giới tính nam quan hệ tình dục đồng giới

Vắc xin Gardasil (Mỹ)

Được khuyến cáo tiêm phòng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.

Lịch tiêm gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ)

Được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến 45 tuổi.

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6)

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Phác đồ tiêm nhanh:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Trường hợp cam kết hội chẩn:

  • Người từ tròn 27 tuổi đến < 46 tuổi.
  • Mũi 2 và/hoặc mũi 3 tiêm > 1 năm so với mũi 1.

Đã quan hệ tình dục có nên tiêm phòng HPV không?

Xem thêm

Hiệu quả phòng bệnh HPV tốt nhất khi mọi người được tiêm vắc xin trước khi có hoạt động tình dục. Tuy nhiên, vẫn nên tiêm vắc xin ngay cả khi họ đã hoạt động tình dục. Điều này là do người bệnh chưa tiếp xúc với tất cả các loại vi-rút có trong vắc xin.

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.

Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác

Hiệu quả của vắc xin HPV đối với người đã quan hệ tình dục

Tiêm vắc xin phòng virus HPV sau quan hệ vẫn có hiệu quả phòng ngừa tốt với các chủng virus chưa từng mắc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin phòng HPV càng sớm càng tốt, khi đến tuổi và chưa quan hệ tình dục.

Tiêm vắc xin ngay cả sau khi đã quan hệ tình dục lần đầu có thể làm giảm kết quả xét nghiệm Pap bất thường. Pap là phương pháp để tầm soát phát hiện những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Do đó, tiêm vắc xin ngay cả sau khi quan hệ lần đầu có thể làm giảm khả năng tầm soát các bệnh liên quan tới cổ tử cung

Lưu ý tiêm vắc xin HPV sau khi đã quan hệ

  • Bạn nên kiêng quan hệ không an toàn ngay sau khi tiêm vắc xin phòng virus HPV. Vì vắc xin cần thời gian ít nhất là 2 tuần để tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể trước các chủng virus HPV có trong vắc xin.
  •  Hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin phòng virus HPV trước khi mang thai ít nhất là 1 tháng. Vắc xin phòng virus HPV không chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai. Nếu sau khi tiêm vắc xin HPV mới phát hiện mình có thai hãy báo với bác sĩ sản khoa và tiếp tục theo dõi sức khỏe thai kỳ. Tiêm phòng không phải là yếu tố quyết định việc nên chấm dứt thai kỳ.
  • Sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su khi quan hệ tình dục ngay cả khi đã hoàn thành các mũi tiêm để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus không có trong vắc xin và các bệnh đường tình dục khác như HIV, lậu, giang mai

Hy vọng bạn đã được giải đáp thắc mắc quan hệ rồi có tiêm HPV được không? qua bài viết trên. Những chị em đã quan hệ tình dục vẫn muốn tiêm vắc xin HPV hãy mạnh dạn đến các cơ sở y tế để thăm khám và lên lịch tiêm sớm nhé.Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này cho người thân , bạn bè và gia đình mình nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts