Hẹp bao quy đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
25 Tháng ba, 2024
Hiện nay, hẹp da quy đầu chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi thanh thiếu niên.Bệnh nếu không được xử trí có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Bao quy đầu là lớp da mỏng bao bọc lấy phần đầu của dương vật.Hẹp bao quy đầu(phimosis) là tình trạng bao quy đầu của dương vật không thể tuột xuống khỏi quy đầu, kể cả lúc dương vật cương cứng
Chỉ khi hẹp bao quy đầu nghiêm trọng để lại một lỗ có kích thước bằng lỗ kim và gây các triệu chứng thì mới trở thành vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra, người lớn cũng có thể bị hẹp bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu được chia thành 3 dạng:
Hẹp bao quy đầu thông thường – sơ sinh và thường tự khỏi khi trẻ lớn dần.
Hẹp bao quy đầu sinh lý: Cũng thường sẽ tự tuột được nhưng cần hướng dẫn bệnh nhân tập tuột da quy đầu có thể kết hợp thêm bôi Corticoid (Betamethasone 0.05%) 2 lần/ngày trong vòng 4 – 8 tuần để thúc đẩy quá trình tự tuột ra thành công bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Bệnh nhân đã từng tuột được bao quy đầu nhưng nay thì không và kèm theo triệu chứng như kích thích lỗ tiểu, rỉ máu, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, xuất tinh đau, viêm bao quy đầu nhiều lần, khó tiểu phải dùng tay hỗ trợ thêm.
Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu
Vệ sinh kém: Đây vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của chứng hẹp bao quy đầu. Bệnh nhân có thể khó chịu và đau đớn nếu cố gắng làm sạch vùng quy đầu kỹ lưỡng nhưng nếu không làm sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng;
Dính bao quy đầu: thường da quy đầu không thể lộn lên hoàn toàn được.
Các bệnh lý da liễu như chàm, vảy nến, lichen hóa có thể là nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu do các căn bệnh này gây viêm nhiễm và từ đó dẫn đến xơ cứng vùng da quy đầu và hẹp bao quy đầu.
Nhiễm trùng: các bệnh lý viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm nhiễm vùng sinh dục, tầng sinh môn là một trong những nguyên nhân gây hẹp quy đầu
Những ai có nguy cơ mắc phải Hẹp bao quy đầu ?
Hẹp bao quy đầu phổ biến hơn ở trẻ nam. Nó cũng có thể xảy ra ở trẻ nam lớn cũng như người trưởng thành.Khoảng 50% trường hợp xảy ra ở trẻ 1 tuổi, 90% ở trẻ em 3 tuổi và 99% ở trẻ 17 tuổi có thể tuột bao quy đầu dễ dàng, bình thường.
Dấu hiệu của bệnh hẹp bao quy đầu
Xem thêm
Đỏ hoặc đổi màu vùng quy đầu, có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng/ kích ứng;
Sưng (viêm), có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng/ kích ứng;
Tiết dịch đặc, có mùi hôi dưới bao quy đầu;
Đau nhức vùng dương vật;
Tiểu đau, khó tiểu;
Phồng bao quy đầu khi đi tiểu;
Sốt trên 38 độ C.
Tiểu máu;
Đau khi cương cứng hoặc khi quan hệ tình dục (hẹp bao quy đầu ở người lớn).
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh lý hẹp bao quy đầu nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng:
Nhiễm trùng tiết niệu:Nếu bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.các vi khuẩn có thể đi ngược dòng nước tiểu và xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm niệu đạo.
Nghẹt quy đầu: đây là một tình trạng cấp cứu, xảy ra khi da quy đầu tuột hoàn toàn ra sau được nhưng không thể kéo lên lại để phủ lên vùng quy đầu
Khi bệnh nhân có tình trạng hẹp bao quy đầu kéo dài và bệnh lý này gây ra các phiền toái trong học tập và làm việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
Đau tức dương vật khi cương cứng hay khi quan hệ tình dục.
Khó đi tiểu.
Đau rát, sưng tấy vùng quy đầu.
Kích ứng, ngứa ngáy vùng quy đầu.
Chẩn đoán hẹp bao quy đầu
Về mức độ, hẹp bao quy đầu được phân loại: Hẹp bao quy đầu tương đối (bao quy đầu kéo lên được một phần) và hẹp bao quy đầu hoàn toàn (bao quy đầu hoàn toàn không kéo lùi được).
Theo Meuli và cộng sự, hẹp bao quy đầu được chia thành 4 mức độ, cụ thể:
Mức 1: Bao quy đầu kéo lên được hoàn toàn nhưng khó khăn và có vòng thắt thân dương vật.
Mức 2: Bao quy đầu kéo lên được một phần để lộ đầu dương vật.
Mức 3: Bao quy đầu kéo lên được ít, chỉ để lộ miệng sáo.
Mức 4: Bao quy đầu hoàn toàn không kéo lùi được.
Các phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng
*Lộn bao quy đầu
Thường được chỉ định cho trẻ nhỏ, bao quy đầu không có vòng xơ.
Khi bé 5 – 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể hỗ trợ bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.
*Sử dụng kem hoặc gel có chứa steroid: tác dụng làm dịu vùng quy đầu, đặc biệt là giúp kháng viêm và hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng quy đầu. Tuy nhiên, biện pháp này không thể giải quyết triệt để tình trạng hẹp bao quy đầu.
*Nong bao quy đầu: Đối với trường hợp có triệu chứng tại chỗ hoặc viêm bao quy đầu tái phát.
*Phẫu thuật: Cắt một đường nhỏ trên bao quy đầu để có thể tuột bao quy đầu xuống. Đối với người lớn hoặc trường hợp viêm xơ tắc nghẽn bao quy đầu, bác sĩ thường chỉ định cắt bao quy đầu.
Biện pháp phòng ngừa
Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, đặc biệt là loại bỏ các chất bẩn từ nước tiểu hay dịch tiết ở bao quy đầu, không nên để lâu gây viêm nhiễm. Đồ lót phải sạch sẽ, khô thoáng.
Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Khi một trong hai vợ chồng mắc bệnh truyền nhiễm thì cần chữa trị cùng lúc cả hai vợ chồng.
Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su cũng là cách để phòng tránh hẹp bao quy đầu
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh bệnh lý hẹp bao quy đầu. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!