Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến,Hội chứng ruột kích thích phổ biến, tốn kém và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh.Cùng nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích (IBS) qua bài viết dưới đây nhé!

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến, ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liên quan đến rối loạn vận động ống tiêu hóa như:đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón (hoặc cả hai).

Hội chứng ruột kích thích không gây ra những thay đổi trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Phân loại hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn loại dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Phương pháp điều trị cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp:

  • IBS kèm táo bón (IBS-C): phân hầu như cứng và vón cục.
  • IBS kèm theo tiêu chảy (IBS-D): phân hầu như lỏng và nhiều nước.
  • IBS với thói quen đại tiện hỗn hợp (IBS-M): bao gồm cả phân cứng và vón cục, đôi khi kèm theo phân lỏng và nhiều nước trong cùng một ngày.
  • IBS không xác định (IBS-U): đây là tình trạng khi bệnh đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, nhưng thói quen đi tiêu không thể phân loại chính xác vào một trong 3 nhóm trên.

Nguyên nhân gây Hội chứng ruột kích thích

Xem thêm

Hội chứng ruột kích thích do các nguyên nhân:

  • Tăng mẫn cảm tạng:nhiều triệu chứng của IBS có liên quan đến sự nhạy cảm của các dây thần kinh được tìm thấy trong thành của đường tiêu hóa.
  • Rối loạn vận động ruột:Co thắt cơ trơn đường ruột: các cơn co thắt mạnh và kéo dài hơn bình thường có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. 
  • Thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột: bao gồm những thay đổi về vi khuẩn, nấm và vi rút thường cư trú trong ruột.
  • Viêm nhiễm lâm sàng
  • Yếu tố tâm lý:những triệu chứng của IBS có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người thường xuyên chịu áp lực hoặc căng thẳng, đặc biệt là trong thời thơ ấu.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) hội chứng ruột kích thích?

  • Hay xảy ra ở người trẻ tuổi, trước 30 tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc nhiều hơn nam giới. 
  • Có tiền sử gia đình về hội chứng ruột kích thích.
  • Có lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Tiền sử lạm dụng tình dục, thể chất hoặc tình cảm cũng có thể là một yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) hội chứng ruột kích thích

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích: 

  • Trạng thái lo lắng, rối loạn tình cảm, khó khăn khi hòa nhập xã hội hay nghề nghiệp.
  • Món ăn:  Dị ứng thực phẩm thực sự hiếm khi gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên nhiều người có các triệu chứng hội chứng ruột kích thích tồi tệ hơn khi họ ăn hoặc uống một số loại thực phẩm hoặc đồ uống, bao gồm lúa mì, các sản phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, đậu, bắp cải, sữa và đồ uống có ga.

Triệu chứng của bệnh

Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải một số dấu hiệu như sau: 

  • Đau bụng: đau dọc khung đại tràng, đau tăng lên sau ăn, thậm chí chưa ăn xong đã gây đau bụng làm người bệnh phải ngừng ăn, khi ăn phải thức ăn lạ dễ gây đau bụng. và thường có liên quan đến đại tiện.Đau có thể triền miên nhiều ngày những cũng có thể chỉ 1 – 2 ngày, một tháng có thể đau nhiều ngày, nhưng cũng có bệnh nhân nhiều tháng mới đau một lần.
  • Thay đổi hoạt động của nhu động ruột.
  • Thay đổi về tần suất đi đại tiện: 
  • Phân lỏng hoặc có thể sống, có dịch nhầy lẫn phân, lẫn bọt. Lượng nhầy hoặc bọt nhiều ít tùy theo từng bệnh nhân.
  • Phân táo: Phân trở nên rắn, chắc, số lần giảm, < 3 lần đại tiện/ tuần. Ngoài phân có thể có dịch nhầy bọc bên ngoài.
  • Đầy hơi, ậm ạch, trung tiện nhiều, chán ăn, ăn không ngon miệng nhưng không có dấu hiệu sút cân. 
  • Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như đau mỏi cơ, đau đầu mạn tính, rối loạn giấc ngủ, đi ngoài không hoàn toàn hoặc chất nhầy trong phân.

Đau bụng là biểu hiện đặc trưng của bệnh

Biến chứng của Hội chứng ruột kích thích

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng ruột kích thích

Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích có thể gây các biến chứng khác như:

  • Chất lượng cuộc sống kém: Nhiều người bị hội chứng ruột kích thích từ trung bình đến nặng cho biết chất lượng cuộc sống kém.
  • Rối loạn tâm trạng: trải qua các triệu chứng của IBS có thể khiến bệnh nhân trầm cảm hoặc lo lắng. Mặt khác, mắc IBS cũng khiến các triệu chứng trầm cảm hoặc stress trở nên tồi tệ hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu gặp các triệu chứng sau đây:

  • Sụt cân.
  • Tiêu chảy thường xuyên.
  • Đi cầu phân đen.
  • Da xanh xao, niêm nhợt nhạt, thường xuyên chóng mặt, người mệt mỏi.
  • Nôn ói thường xuyên không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng thường xuyên.

Nơi khám chữa bệnh ruột kích thích

Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ….

Chẩn đoán bệnh

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử, tiền sử về tình trạng đau bụng, thói quen đi tiêu, tính chất phân

Các xét nghiệm khác

  • Nội soi đại tràng
  • Chụp CT: chụp CT vùng bụng và xương chậu
  • Xét nghiệm không dung nạp Lactose
  • Xét nghiệm phân

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Điều trị triệu chứng đau bụng

  • Thuốc tác động vào hệ thần kinh ruột tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng đầy bụng, căng chướng:
  • Thuốc kháng cholinergic: Atropin, scopolanin, hyoscin;
  • Thuốc chống co thắt: Mebeverin, Alverin;
  • Thuốc chủ vận của thụ thể opiate: Trimebutin;
  • Ức chế kênh calci: Pinaverium, nifedipin. 

Điều trị táo bón

  • Thuốc nhuận tràng gồm có nhiều nhóm thuốc: Chỉ định điều trị khi có triệu chứng táo bón mạn tính kéo dài.
  • Thuốc làm mềm phân (parafin)
  • Nhóm nhuận tràng kích thích (phenolphthalein, bisacodyl).

Điều trị triệu chứng tiêu chảy

Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (giảm nhu động ruột), smecta.

Điều trị toàn thân

  • Tác động hệ thần kinh trung ương: Chống trầm cảm loại 3 vòng Amintriptylin, Sulpiride (Dogmatil).
  • Bổ sung các nhóm vitamin, các yếu tố vi lượng như magne, kẽm giúp cải thiện vận động ống tiêu hóa.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn

Bạn nên ăn các thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể và uống nhiều nước, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống có ga, có cồn (rượu, bia,…) và một số loại thực phẩm có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen,…
  • Một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa.

Biện pháp phòng ngừa

  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Tăng cường chất xơ trong thực phẩm: việc tiêu thụ chất xơ có thể giúp giảm sự hấp thụ cholesterol của cơ thể.
  • – Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo để tránh khiến những triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng. 
  • – Hạn chế những loại nước uống có gas, bia rượu, đồ uống có chứa caffein,…
  • – Không tự ý sử dụng thuốc, không lạm dụng thuốc điều trị tiêu chảy hay thuốc nhuận tràng để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. 
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, mỗi ngày nên tập khoảng 30 phút và lưu ý lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, không nên tập quá sức

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích (IBS). Hãy chia sẻ bài viết này nhiều hơn cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts