Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách chữa hôi miệng là gì?Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân hôi miệng

*Hôi miệng tạm thời

Khi bạn sử dụng một số thực phẩm, đồ uống và bị hôi miệng, sau một thời gian vệ sinh sạch sẽ thì sẽ hết. Điều đó là do các loại thực phẩm đồ uống bạn sử dụng có ảnh hưởng đến quá trình phân hủy tạo sulphur trong miệng, khiến hơi thở của bạn có mùi.

  • Các loại thực phẩm làm khô miệng: rượu, thuốc lá, thực phẩm giàu protein, thực phẩm giàu đường như sữa,… 
  • Hành, tỏi: Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur rất cao, chúng có thể đi vào máu và giải phóng ở trong phổi và ra bên ngoài qua hơi thở.
  • Hút thuốc lá: thuốc là làm ảnh hưởng lớn đến niêm mạc miệng, khiến lớp niêm mạc này bị khô, không chỉ vậy thuốc lá còn làm tăng hàm lượng các chất bay hơi trong miệng và phổi
  • Giảm tiết nước bọt:Nước bọt có tác dụng cuốn trôi vi khuẩn làm cho chúng sinh sôi.vì vậy, khi giảm tiết nước bọt sẽ làm cho các tác dụng này biến mất. Các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội sinh sôi nảy nở gây bệnh và dẫn đến hôi miệng.

 

*Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Là tình trạng thức ăn, axit ở dạ dày di chuyển lên thực quản, nặng hơn có thể trào ngược lên miệng gây nôn. Điều này làm cho hơi thở có mùi hôi.

*Bệnh răng miệng:

  • Viêm nha chu (vùng bão quanh răng) như viêm quanh răng, viêm lợi làm cho vi khuẩn sinh sôi trong niêm mạc miệng gây nên mùi hôi. Sâu răng tủy hoặc hoại tử miệng cũng có thể dẫn đến hôi miệng.
  • Viêm amidan ở vùng hầu họng cũng là một địa điểm chứa các vi khuẩn gây mùi, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển
  • Vệ sinh răng miệng kém: Các vụn thức ăn sẽ đọng lại tại các kẽ răng, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.
  • Mặt khác, các mảng bám này còn có thể gây nên những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng.

* Các nguyên nhân khác:

  • Một số loại thuốc như kháng histamin H1, thuốc chữa trầm cảm, thuốc lợi tiểu…=> tình trạng giảm tiết nước bọt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Tình trạng viêm đường hô hấp trên, viêm vùng tai – mũi – họng như viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng cũng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào khoang miệng gây hôi miệng.

Viêm xoang là nguyên nhân gây hôi miệng

Triệu chứng đi kèm thường thấy của chứng hôi miệng

  • Có lớp phủ màu trắng trên lưỡi
  • Khô miệng
  • Miệng có vị chua
  • Hôi miệng hơn vào buổi sáng

Cách chẩn đoán nguyên nhân gây hôi miệng

Xem thêm

Bác sĩ sẽ dựa các triệu chứng sau :

  • Tiền sử bệnh: bác sĩ khai thác tiền sử các bệnh răng miệng đã mắc, các bệnh lý nội khoa liên quan, tiền sử dùng thuốc…
  • Nướu răng, lợi: kiểm tra tình trạng răng xem phát hiện sâu, viêm xung quanh chân răng, viêm lợi hay không…
  • Kiểm tra hơi thở: đánh giá mùi trên thang điểm, đặc biệt là vùng gốc lưỡi. Bác sĩ có thể cạo vùng trắng để xét nghiệm tìm vi khuẩn, nấm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp các triệu chứng dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sẽ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:

  • Nướu răng, lợi chảy máu, lợi nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Đau răng, răng bị nhô ra quá nhiều lộ cả chân răng, răng lung lay, răng giả bị mẻ, vỡ.
  • Hôi miệng kèm một số triệu chứng bệnh khác như ợ chua, ợ hơi, khô miệng, bỏng rát cổ họng
  • Vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng.

 * Nơi khám uy tín :

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

* Dùng thuốc :

  • Thuốc kích thích tiết: sử dụng pilocarpin hoặc cevimeline để tăng tiết nước bọt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khám và chữa bệnh dạ dày: điều trị tốt bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
  • Khám và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm, viêm vùng tai – mũi – họng, viêm amidan…

* Chế độ:

  • Vệ sinh răng miệng tốt: chải răng 2 lần/ngày đúng kỹ thuật, đủ thời gian, sử dụng kem đánh răng chứa flour. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và nước súc miệng kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng họng.
  • Thay đổi lối sống,chế độ ăn: không nên ăn kiêng, các thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng tránh gây kích thích lợi quá mức. Cung cấp nhiều rau xanh và hoa quả nhằm tăng cường vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống nhiều nước: tránh cơ thể gặp phải tình trạng mất nước. Từ đó, đảm bảo được lượng nước bọt sản sinh mỗi ngày.
  • Ngưng hút thuốc: ngưng hút thuốc để tránh gây thêm các bệnh về răng, nướu.
  • Nước súc miệng: sử dụng hỗ trợ để chống hôi miệng.

Tham khảo sản phẩm vệ sinh miệng tại Nhà thuốc Bạch Mai:

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts