Huyết áp thấp là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay Dấu hiệu hạ huyết áp là chóng mặt, ngất xỉu, dễ té ngã. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát huyết áp thấp nhé!

Huyết áp thấp là gì? 

Huyết áp được xác định bởi lượng máu tim bơm đi và lực cản trở dòng máu trong lòng động mạch. Đơn vị đo huyết áp được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg). Nó có hai số:

    • Huyết áp tâm thu: Số đầu tiên (phía trên) là áp lực trong động mạch khi tim đập.
    • Huyết áp tâm trương: Số thứ hai (dưới cùng) là áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ phân loại huyết áp lý tưởng là bình thường. Huyết áp lý tưởng thường thấp hơn 120/80 mmHg. Huyết áp thấp thường được coi là chỉ số huyết áp thấp hơn 90 mmHg đối với huyết áp tâm thu hoặc 60 mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 30 lần so với nam giới.

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

  • Thai kỳ: Huyết áp thấp thường gặp trong 24 tuần đầu của thai kỳ. Huyết áp thường trở lại mức trước khi mang thai sau khi sinh.
  • Bệnh lý tim và van tim. 
  • Các bệnh liên quan đến hormone (rối loạn nội tiết). 
  • Mất nước: Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể dục gắng sức có thể dẫn đến mất nước.
  • Mất máu chẳng hạn như do chấn thương hoặc chảy máu bên trong, cũng làm giảm lượng máu, dẫn đến giảm huyết áp nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết). 
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ). 
  • Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Hàm lượng vitamin B-12, folate và sắt thấp có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu (thiếu máu), dẫn đến huyết áp thấp.
  • Do thuốc gây ra tác dụng phụ, cụ thể là thuốc suy tim, thuốc trị cao huyết áp, thuốc trầm cảm, rối loạn cương dương,…

Những ai có nguy cơ huyết áp thấp?

Đối tượng tăng nguy cơ huyết áp thấp như: 

  • Mắc bệnh tim;
  • Mắc bệnh lý chuyển hóa, hoặc đang mang thai;
  • Có vấn đề về tâm lý;
  • Sử dụng một số thuốc;
  • Các trường hợp khác trình bày ở phần nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng hạ huyết áp

Xem thêm

Các triệu chứng huyết áp thấp bao gồm

  • Tầm Nhìn mờ
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Buồn nôn
  • Dạ dày khó chịu
  • Kích động

Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến tình trạng sốc, gồm các dấu hiệu:

  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Da lạnh, ẩm
  • Xanh xao
  • Thở nhanh, nông
  • Mạch yếu và nhanh

Biến chứng nguy hiểm

Hạ huyết áp đột ngột rất nguy hiểm. Ví dụ, chỉ cần thay đổi 20 mmHg — giảm từ 110 mmHg tâm thu xuống 90 mmHg tâm thu gây ra:

    • Chóng mặt
    • Ốm yếu
    • Ngất xỉu
    • Chấn thương do té ngã

Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể làm giảm lượng oxy trong cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương tim và não.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu có các dấu hiệu sau, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra ngay

  • Đau thắt ngực.
  • Ngất xỉu.
  • Bị ngã vì choáng váng/ngất và bị đập đầu(đặc biệt với người đang các loại thuốc làm loãng máu).
  • Các triệu chứng sốc, chẳng hạn như ớn lạnh, toát mồ hôi, thở gấp hoặc nhịp tim nhanh, xanh xao.

Nơi khám chữa

Hà Nội: Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch

Cách chẩn đoán bệnh huyết áp thấp

Bác sĩ thường sẽ đo huyết áp của bạn, hỏi các triệu chứng bạn cảm thấy và thực hiện một số bài kiểm tra và xét nghiệm như: xét nghiệm máu (đường huyết, công thức máu,…), điện tâm đồ, thử nghiệm bàn nghiêng.

Điều trị bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ hầu như không cần điều trị.

Nếu huyết áp thấp đang gây ra các triệu chứng, việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, nếu thuốc gây ra huyết áp thấp, bạn có thể được đề nghị thay đổi hoặc ngừng thuốc hoặc giảm liều. Chú ý không tự thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện trước với bác sĩ của bạn.

Nếu không rõ nguyên nhân gây ra huyết áp thấp hoặc không có phương pháp điều trị nào thì mục tiêu là tăng huyết áp và giảm các triệu chứng.

Một số cách để tăng huyết áp:

    • Ăn nhiều muối hơn. Các chuyên gia thường khuyên nên hạn chế muối (natri) vì nó có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người bị huyết áp thấp, ăn nhiều muối có thể có lợi.
      Nhưng quá nhiều natri có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng muối nạp vào.
    • Uống nhiều nước hơn. Nước làm tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa mất nước, cả hai đều quan trọng trong điều trị hạ huyết áp.
    • Mang vớ y khoa(vớ áp lực). Loại vớ đàn hồi này thường được sử dụng để giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện lưu lượng máu từ chân đến tim.
    • Dùng thuốc. Có 1 số loại thuốc để điều trị hạ huyết tư thế. Ví dụ, thuốc fludrocortisone làm tăng thể tích máu.

Phương pháp phòng ngừa huyết áp thấp

  • Duy trì chế độ vận động phù hợp và ăn uống lành mạnh.
  • Nếu sử dụng thuốc điều trị trên tim, huyết áp, hãy tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ.
  • Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Không cúi xuống hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Không uống đồ uống có caffein vào ban đêm.
  • Không uống quá nhiều rượu.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp cho bạn và gia đình hiểu thêm về căn bệnh huyết áp thấp. Nếu thấy bài viết bổ ích hay chia sẻ ngay cho người thân, bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts