Xem thêm
Lá hẹ chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C giúp làm giảm quá trình stress oxy hóa trong cơ thể. Stress oxy hóa là một trong những tác nhân gây ra phản ứng viêm và làm tăng nguy cơ khiến bệnh diễn tiến xấu.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Allicin, quercetin,… là các hợp chất hữu cơ hiện diện trong thành phần của lá hẹ, có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ đó, thành mạch sẽ được khỏe mạnh hơn, bơm máu về tim tốt hơn; đồng thời còn giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ, đau tim,…

Lá hẹ có hàm lượng vitamin C lớn giúp tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và collagen. Collagen là nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào mạch máu và mô cơ mới, duy trì cấu trúc cơ thể.

Giúp mắt sáng hơn
Lá hẹ là loại rau gia vị giúp bổ sung vitamin A cần thiết cho cơ thể. Cùng với đó làm lượng cao lutein, zeaxanthin, thuộc nhóm chất chống oxy hóa mạnh. Chúng hỗ trợ hoạt động thị lực, tăng cường khả năng điều tiết tầm nhìn.
Giải độc gan
Vitamin A và vitamin C trong lá hẹ giữ vai trò như 2 chất đối kháng lại hoạt động của gốc tự do, tăng cường khả năng đề kháng, kích thích hoạt động của gan. Hai loại vitamin này hỗ trợ đắc lực quá trình giải độc gan, hạn chế tình trạng cơ thể tích lũy độc tố.

Lá hẹ cung cấp choline và folate, các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển chức năng não bộ. Trong đó, choline cần thiết cho việc tạo ra neurotransmitter acetylcholine – chất truyền tin quan trọng trong hệ thần kinh.Sự kết hợp giữa choline và folate trong lá hẹ có thể giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa diễn tiến nặng của tình trạng mất trí nhớ do bệnh Alzheimer gây ra.
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Lá hẹ có khả năng hỗ trợ phòng chống một số bệnh ung thư nhờ vào các hợp chất (lưu huỳnh) có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư ra khắp cơ thể. Bổ sung lá hẹ tươi đúng cách sẽ góp phần làm giảm thiểu nguy cơ phát triển căn ung thư vú ở chị em phụ nữ.

Lá hẹ giúp làm đẹp da nhờ chứa beta-caroten và vitamin C, các chất chống oxy hóa giúp da tươi sáng và rạng rỡ. Lá hẹ còn hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và chống lão hóa như vết chân chim, vết đồi mồi, nếp nhăn.
Kích thích tiêu hóa
Chất xơ lành tính tìm thấy trong lá hẹ có xu hướng liên kết với niacin, axit pantothenic,… giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của đường tiêu hóa, giảm tình trạng rối loạn đường ruột.
Cung cấp vitamin K dồi dào cho cơ thể
Trong lá hẹ tươi có chứa một lượng vitamin K dồi dào. Loại vitamin này giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương cũng như quá trình đông máu của cơ thể.
Một số bài thuốc sử dụng nguyên liệu lá hẹ

- Bài thuốc trị đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém:Sử dụng 20g hạt hẹ và 100g gạo. Nấu cháo từ hạt hẹ và gạo, sau đó ăn cháo khi nóng, mỗi ngày hai lần. Tiếp tục điều trị trong 10 ngày một liệu trình.
Lưu ý khi dùng lá hẹ
- Cách sử dụng: Lá hẹ có thể được ăn sống, nấu canh, xào hoặc dùng để trang trí các món ăn.
- Tránh ăn nó cùng với một số loại thực phẩm như thịt trâu, thịt bò hay mật ong để hạn chế tác động không tốt đến sức khỏe.
- Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn lá hẹ 1 – 2 lần. Ăn quá nhiều lá hẹ có thể gây khó tiêu hóa hoặc nóng trong, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đối tượng không nên sử dụng lá hẹ:người nóng trong, bệnh về mắt, dạ dày yếu, bệnh tiêu hoá.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về 15 công dụng của lá hẹ – một loại rau xanh thân thuộc với nhiều gia đình Việt. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!