Tiêm phòng cho trẻ hiện là giải pháp tốt nhất để cha mẹ giúp con được ngăn ngừa trước nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, với những ai mới lần đầu cho con đi chích ngừa thì tâm lý lo lắng, sợ con bị đau là khó tránh khỏi.Hãy cùng tìm hiểu một vài mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh giúp ba mẹ chủ động và có sự chuẩn bị tốt hơn cho bé nhé!

Lợi ích của việc cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ

– Đem lại hiệu quả phòng bệnh cao, có tới 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

– Trẻ có điều kiện để trẻ phát triển toàn diện nhờ sức khỏe được bảo vệ trước bệnh truyền nhiễm, tránh được các dị tật ảnh hưởng đến trí não và thể chất.

Một số mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ bố mẹ cần lưu ý

Trao đổi trước với bác sĩ hoặc y tá

Mặc dù hầu hết trẻ nhỏ đều có thể chích ngừa nhưng vẫn có một số trường hợp chống chỉ định do tiền sử bệnh tật và điều kiện sức khỏe của trẻ. Vì thế, mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ để con được chích ngừa an toàn là liên hệ trước với cơ sở y tế để chia sẻ về tình trạng sức khỏe của con.

Dựa trên những thông tin mà cha mẹ cung cấp, cơ sở tiêm chủng sẽ cho biết trẻ có thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm phòng hay không và cần làm gì để trẻ được tiêm phòng an toàn.

Trước khi cho bé đi tiêm phòng mẹ nên cho bé Ăn uống vừa đủ

 Phụ huynh vẫn cho bé ăn bình thường nhưng không nên cho bé ăn quá no và cũng không được để bé đói bởi điều này có thể khiến bé bị tụt đường huyết sau tiêm phòng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải ăn uống đầy đủ để có sữa cho bé và giúp bé có sức đề kháng tốt hơn.

Lưu giữ các thông tin, giấy tờ quan trọng

Sổ tiêm chủng là tài liệu quan trọng, ghi nhận toàn bộ lịch trình tiêm chủng của trẻ. Việc chuẩn bị đầy đủ sổ tiêm chủng trước khi đến cơ sở tiêm chủng là điều cần thiết.

Chuẩn bị quần áo rộng cho trẻ

Tùy từng mũi tiêm mà vị trí tiêm phòng cho trẻ sẽ khác nhau. Để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận tiện, cha mẹ nên cho con mặc đồ thoáng và rộng. Trang phục rộng rãi cũng sẽ giúp bác sĩ thăm khám cho trẻ dễ dàng hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân cho con để dự phòng khi cần sử dụng đến.

Tuyệt đối không tiêm phòng khi bé đang sốt

Tất nhiên, nếu bé đang có một trong các biểu hiện của bệnh như sốt, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở khám bệnh gần nhất để điều trị. Tuyệt đối không cho bé đi tiêm ngừa trong thời gian này. Sau khi bé đã hạ sốt, phụ huynh cần liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cho bé tiêm phòng.

Tiêm chủng đúng thời điểm

Theo các chuyên gia về y khoa, nếu các mũi tiêm trễ, không đúng so với lịch chuẩn quá xa (so với mũi đầu) có thể khiến hiệu quả phòng bệnh cho trẻ bị giảm đi. Bên cạnh đó, trong thời gian tiêm ngừa trễ cơ thể của trẻ sẽ có lỗ hổng miễn dịch đối với căn bệnh đang cần tiêm ngừa và dễ mắc bệnh trong thời gian đó.

Chính vì thế, ba mẹ cần đưa con trẻ đi tiêm đúng ngày, đúng thời điểm tiêm mũi đầu hoặc mũi nhắc lại để bé có thể miễn dịch tốt với các loại bệnh nguy hiểm.

Trấn an, giúp trẻ bình tĩnh

Giữ cho trẻ bình tĩnh cũng là một trong những mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ mà phụ huynh cần nên biết. Trẻ em thường hay quấy khóc khi đến nơi lạ, nơi đông người hoặc do sợ bác sĩ, sợ bệnh viện.

Chính vì thế, ba mẹ cần nhẹ nhàng, âu yếm, trấn an bé trước và trong quá trình tiêm chủng. Mẹ có thể mang theo những đồ chơi mà bé thích. Mẹ cũng có thể hát cho con nghe hoặc nói chuyện với con để đánh lạc hướng bé, giúp bé ít sợ hơn. Từ đó, quá trình tiêm phòng cũng dễ dàng hơn cho cả ba mẹ và bác sĩ.

Lưu ý trường hợp hoãn và chống chỉ định tiêm phòng ở trẻ

Xem thêm

Chống chỉ định tiêm phòng ở trẻ nhỏ

Ngoài việc tìm hiểu về mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ thì cha mẹ cũng nên lưu ý đến những trường hợp chống chỉ định tiêm chủng sau đây: – Trẻ có tiền sử bị phản ứng nặng hoặc sốc phản vệ với bất cứ mũi vắc xin nào trước đó.

– Trẻ bị giảm miễn dịch là đối tượng chống chỉ định với vắc xin sống giảm độc lực.

– Các trường hợp chống chỉ định đối với từng loại vắc xin do nhà sản xuất hướng dẫn.

Hoãn tiêm phòng ở trẻ nhỏ

Trẻ nên hoãn tiêm phòng trong các trường hợp:

– Bị bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính. Trẻ sẽ đủ điều kiện tiêm phòng khi sức khỏe ổn định trở lại.

– Thân nhiệt đo tại nách dưới 35.5. độ C hoặc sốt trên 37.5 độ C.

– Trẻ mới sử dụng globulin miễn dịch 3 tháng cần hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.

– Trẻ đang hoặc vừa mới kết thúc điều trị bằng corticoid liều cao, xạ trị hoặc hóa trị trong vòng 14 ngày.

– Trẻ sinh ra có cân nặng <2kg.

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm

  • Sau khi được tiêm vắc xin, phụ huynh không nên đưa bé về nhà sớm mà cần ở lại để theo dõi tình trạng sức khỏe 30 phút, ba mẹ nên quan sát các dấu hiệu bất thường ở bé.
  • Khi gặp trường hợp trẻ bị sốc, sốt cao hoặc co giật, phụ huynh cần đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí kịp thời.
  • Nếu trẻ không xuất hiện dấu hiệu trên sau khi tiêm thì cha mẹ có thể đưa con về nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi và giám sát trẻ liên tục trong 24 giờ. Cha mẹ cần chú ý tới nhiệt độ cơ thể trẻ, tình trạng ăn ngủ, phát ban, khó thở hoặc các biểu hiện lạ tại vùng tiêm.

Những điều cần biết trước khi tiêm chủng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm chủng.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để chuẩn bị thật tốt cho bé con nhà mình trước khi dẫn bé đi tiêm chủng nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts