Xem thêm
- Trẻ nằm ngủ nghiêng đầu quá lâu ngoài gây ra tình trạng méo đầu ở trẻ. Việc này còn có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
- Tình trạng ngủ nghiêng đầu nếu ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ gây ra những tác động đến sự phát triển của hộp sọ. Đặt biệt ngay từ lúc mới sinh, tốc độ phát triển của não bộ trẻ giai đoạn này là mạnh mẽ nhất.
- Vào giai đoạn mới sinh, xương sọ của trẻ khá mềm. Nếu phải chịu áp lực tích tụ lâu tại một số điểm với thời gian dài sẽ khiến hộp sọ biến dạng, bị chìm vào bên trong và gây ra hội chứng đầu bẹt.
Đối với những trẻ bị méo đầu, trong đa số các trường hợp, phần lép trên đầu của trẻ sẽ có thể tự điều chỉnh và trở lại bình thường khi bé ở giai đoạn 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi.
Khi trẻ bị méo đầu, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi vì sẽ có một số mẹo dân gian giúp tình trạng của bé hết hẳn một cách an toàn và hiệu quả, dưới đây sẽ là một số mẹo mà cha mẹ nên tham khảo:
Thay đổi tư thế ngủ cho bé
Việc đơn giản nhất mà bố mẹ có thể làm cho bé chính là chỉnh sửa tư thế ngủ của bé. Thay vì chỉ để đầu của bé hướng về một phía thì mẹ nên luân phiên đổi phía trong khi bé ngủ. Điều này vừa giúp bé tạo được một thói quen ngủ tốt, không ảnh hưởng đến dây thần kinh mà còn tránh được tình trạng móp đầu.
Với những bé bị lép một bên đầu thì bố mẹ nên cho bé ngủ nghiêng về phía ngược lại. Nếu trong quá trình bé ngủ thường xuyên hướng về một phía thì bố mẹ có thể kê thêm gói hoặc mềm để bé nằm yên hơn.
Cho bé đội mũ bảo hiểm để lấy lại hình dáng đầu
Nếu đầu bị móp của trẻ không có dấu hiệu cải thiện khi bạn đã cho trẻ thay đổi tư thế. Lúc này, ban có thể cho bé sử dụng mũ bảo hiểm để giúp lấy lại hình dáng đầu. Tốt nhất là nên tham khảo qua ý kiến chuyên gia để có lựa chọn phù hợp nhất. Mũ bảo hiểm này sẽ đặc biệt giúp giảm áp lực lên vùng đầu bị phẳng của trẻ.Để có hiệu quả cao nhất khi sử dụng bạn nên tiến hành mang cho trẻ từ lúc 4 – 12 tháng tuổi.
- Hành động ôm con thường xuyên, đặc biệt sau khi bé mới thức dậy giúp giảm áp lực đè lên đầu bé. Khi bé đang thức và nằm chơi quá lâu, cha mẹ nên bế bé lên để tránh gây ra méo đầu.
- Thường xuyên chỉnh sửa tư thế của bé khi địu hoặc ngồi vì các bé thường có xu hướng nghiêng sang một bên. Cha mẹ có thể dùng khăn hoặc các dụng cụ để chèn vào đầu phía bé đang nghiêng để bé nhìn qua hướng khác.
Xoa nhẹ đầu bé bằng cả hai bàn tay là một biện pháp hữu ích để kích thích sự phát triển và cải thiện tình trạng méo đầu. Cha mẹ sẽ dùng tay và massage với áp lực nhẹ để không gây đau đớn hoặc không thoải mái cho bé.Điều này giúp kích thích máu lưu thông và sự phát triển của mô cơ và xương trong đầu bé. Cha mẹ nên làm điều này mỗi ngày để thấy hiệu quả nhất.
Hãy cho bé nằm sấp vào một thời gian nào đó cố định trong ngày, làm như thế sẽ giúp tăng cường cơ bắp và phát triển thể chất của bé, bên cạnh đó cũng sẽ giảm áp lực cho vùng đầu để không gây tình trạng méo đầu.
Thay đổi tư thế bú sữa của bé
Khi bố mẹ phát hiện bé có tình trạng méo đầu thì bố mẹ cũng có thể áp dụng cách thay đổi vị trí bú sữa mỗi ngày của bé. Để bé có dáng đầu tròn trịa thì mẹ nên luân phiên, chia đều cho bé bú hai bên ngực. Cách này vừa giúp bé cân bằng lại hình dáng của khuôn đầu, vừa giúp mẹ kích thích sữa về đều hơn.
- Đảm bảo bé nằm ngửa khi đi ngủ và không sử dụng gối trong cũi của bé.
- Hãy thay đổi vị trí đầu của bé khi bạn đặt bé xuống ngủ và khi bé thức dậy. Đôi khi, hãy để bé có thời gian để nằm ngửa và thời gian để nằm sấp.
- Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về hình dạng đầu của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Mặc dù không phải là một vấn đề quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp đặc biệt mà cha mẹ nên lưu ý:
- Dị tật dính khớp sọ: Hộp sọ sẽ phát triển bù trừ theo hướng song song với đường khớp đó, đầu trẻ sẽ không đều mà bị méo theo một hướng. Đa số là dính khớp dọc giữa làm cho đầu trẻ có biểu hiện dài ra theo chiều trước sau, gây ra đầu hình thuyền.
- Khớp trán đính bị dính: Đầu trẻ sẽ bị méo về một bên hoặc dẹt sang hai bên và có thể gây tật đầu hình tam giác.
- Hội chứng dính đa khớp: Hội chứng này sẽ biểu hiện là dính một hoặc nhiều khớp sọ và có thể dính khớp sớm ở mặt và các dị tật dính ngón gây ra các hội chứng phức tạp.
- Nếu cha mẹ thấy chứng méo đầu của con ngày càng nghiêm trọng và không có sự thay đổi theo thời gian thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Hi vọng các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp bạn ít nhiều trong quá trình chăm sóc con em của mình.Hãy chú ý và quan tâm tới sức khoẻ của bé để bé được phát triển một cách tốt nhất nhé!Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!