Xem thêm
Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu trong thời kỳ tuổi 40 của phụ nữ, với sự thay đổi về độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt kéo dài liên tục hơn ≥ 7 ngày so với bình thường, xác định tình trạng chuyển mãn kinh sớm. Bỏ qua ≥ 2 chu kỳ xác định tình trạng chuyển mãn kinh muộn.
Phụ nữ sẽ đối mặt với hàng loạt triệu chứng khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần, bao gồm:
- Kinh nguyệt không đều: Lượng estrogen giảm xuống khiến khoảng thời gian giữa các kỳ kinh thay đổi, kéo dài hoặc ngắn hơn với lượng kinh nguyệt có thể từ ít hoặc nhiều.
- Thay đổi tâm trạng;
- Cơn đau nửa đầu cấp liên quan đến kinh nguyệt;
- Khô âm đạo: Dịch nhờn âm đạo suy giảm do lượng nồng độ hormone estrogen thay đổi trong thời kỳ mãn kinh. Từ đó khiến các mô âm đạo trở nên mỏng hơn, có thể dẫn đến tình trạng viêm âm đạo và đau khi giao hợp.,
- Teo âm đạo và âm hộ;Tiểu són,Tiểu khó

- Tăng cân: Trong thời kỳ mãn kinh, sự trao đổi chất ở phụ nữ có xu hướng chậm lại, tăng tích lũy mỡ ở dưới da, tăng khối lượng cơ thể gây ra tăng cân.
- Bốc hỏa, cảm giác có cơn nóng đột ngột từ mặt lan khắp cơ thể.
- Đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Khó ngủ hoặc mất ngủ
- Dễ thay đổi tâm trạng, hay cáu kỉnh hoặc trầm cảm nhẹ.
- Căng tức ngực.
- Tóc mỏng: Sự mất cân bằng hormone, nồng độ estrogen và progesteron thấp khiến tóc mỏng, dễ gãy rụng thường xuyên.
Các triệu chứng mãn kinh kéo dài bao lâu?
Theo một nghiên cứu trên 3302 phụ nữ cho thấy tổng thời gian các triệu chứng mãn kinh kéo dài trung bình 7,4 năm và tồn tại sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng trong 4,5 năm
Nguyên nhân dẫn đến mãn kinh
- Tuổi tác: Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên trong cuộc đời mỗi người. Do đó, khi trải qua các giai đoạn như dậy thì, sinh sản, tiền mãn kinh thì người phụ nữ sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh.
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Phẫu thuật cắt bỏ cả 2 tử cung lẫn 2 buồng trứng sẽ gây ra tình trạng mãn kinh, với trường hợp này sẽ không có giai đoạn tiền mãn kinh.

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung có thể khiến phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn
- Hóa xạ trị:Những liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị… có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh ngay sau quá trình điều trị. Thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra song song với thời kỳ tiền mãn kinh trong khoảng vài tháng đến vài năm trước khi xảy ra mãn kinh thực sự.
- Suy buồng trứng sớm:Nếu buồng trứng không sản xuất đủ lượng hormone sinh sản bình thường do di truyền hoặc bệnh tự miễn dịch, thời kỳ mãn kinh sẽ đến sớm hơn.

Phụ nữ mãn kinh sớm có thể do suy buồng trứng nguyên phát
Yếu tố làm tăng nguy cơ mãn kinh (gây mãn kinh sớm)
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mãn kinh, bao gồm:
- Do yếu tố di truyền;
- Người hút thuốc lá;
- Người có chế độ ăn chay, ít tập thể dục, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
- Bệnh tự miễn: Bệnh về tuyến giáp, thấp khớp
Biến chứng có thể gặp khi mãn kinh
- Teo âm hộ;
- Chức năng trao đổi chất chậm hơn;
- Loãng xương;
- Bệnh tim mạch,…
- Tăng nguy cơ mắc ung thư vú: Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú gấp đôi
- Các vấn đề tâm lý: Sự thay đổi nội tiết tố và rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý trong giai đoạn mãn kinh như buồn bã, lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm,

Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn khi:
- Bạn đang gặp phải cáctriệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh.
- Trải qua các triệu chứng mãn kinh nhưng bạn đang ở độ tuổi từ 45 tuổi trở xuống.
Nơi khám bệnh phụ khoa uy tín
Hà Nội: Bệnh viện phụ sản Trung Ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch mai,
Chẩn đoán mãn kinh
Để nhận định phụ nữ có bước vào thời kỳ mãn kinh hay chưa, bác sĩ sẽ thăm khám và xem xét trên nhiều phương diện gồm tuổi tác, lịch sử chu kỳ kinh, những triệu chứng gặp phải hoặc những thay đổi trên cơ thể người phụ nữ.
Một số xét nghiệm như:
- Hormone kích thích nang trứng (FSH)thường tăng liên tục từ 30 mIU/mL trở lên khi bạn gần mãn kinh.
- Estradiolcho biết buồng trứng của bạn đang tạo ra bao nhiêu estrogen. Nồng độ chất này sẽ giảm xuống trong thời kỳ mãn kinh.
- Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)do suy giáp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thời kỳ mãn kinh.
Điều trị mãn kinh ở phụ nữ
Điều trị mãn kinh là điều trị triệu chứng (ví dụ, để làm giảm cơn nóng và triệu chứng do teo âm hộ âm đạo). Điều trị cũng có thể bao gồm việc ngăn ngừa mất xương.
- Thay đổi lối sống:Tập thể dục, yoga, thư giãn
- Liệu pháp hormone:Liệu pháp thay thế một số hormone bằng estrogen và progesterone nhân tạo để làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh..Tuy nhiên, sử dụng lâu dài liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ rủi ro về bệnh tim mạch và ung thư vú. Do đó, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những lợi ích và rủi ro có thể có của liệu pháp hormone trước khi quyết định sử dụng
- Điều trị hormone tại chỗ:Liệu pháp hormone tại chỗ thường biện pháp dùng một loại kem, viên nén hoặc vòng âm đạo có chứa estrogen liều thấp bôi trực tiếp vào âm đạo.
- Một số thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như paroxetine, fluvoxamine,… có thể làm giảm các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh.
- Thuốc giảm tình trạng bốc hỏa:Thuốc thần kinh gabapentin rất hữu ích ở những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen và làm dịu ở những người cũng bị bốc hỏa vào ban đêm
- Thuốc điều trị và ngăn ngừa loãng xương
Phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tăng cường bổ sung các nhóm chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ… vào thực đơn hàng ngày.
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để giải phóng nguồn năng lượng dư thừa, duy trì tinh thần thoải mái và mức cân nặng hợp lý.
- Tránh căng thẳng hoặc stress để cơ thể không giải phóng các hormone làm nặng triệu chứng mãn kinh.

- Tránh các tác nhân gây bốc hỏa như thức ăn cay, caffein, đồ uống nóng, căng thẳng, hút thuốc và rượu. Thay vào đó nên giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ, mặc quần áo mỏng nhẹ, uống đủ nước,…
- Duy trì mộtcân nặng hợp lý.
- Ngủ đủ giấc từ7 – 8 tiếng mỗi đêm.
- Quản lý huyết áp.
- Bỏ hút thuốc để giảm nguy cơ mãn kinh sớm.
- Khám sức khỏe định kỳ ở độ tuổi tiền mãn kinh.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!