Xem thêm
Cận thị thường gặp ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên, nhất là từ 8 – 12 tuổi. Ở tuổi thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, tình trạng mắt cận trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, đến 20 tuổi trở đi, độ cận ít thay đổi
Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị
Nguyên nhân trực tiếp:
-
- Thủy tinh thể quá phồnghoặc do trục nhãn cầu quá dài: Làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mạc.
- Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, đường kính này ở người cận thị lớn hơnlàm tăng hình ảnh hội tụ trước võng mạc.
Yếu tố nguy cơ:
-
- Yếu tố di truyền:nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên, khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%.
- Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ: Là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị và hầu hết trẻ sinh ra với cân nặng dưới 2.5kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học: Là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng số học sinh bị cận thị.
- Học với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo.
- Tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài.
- Thường xuyên xem tivi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng:thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin E, chất khoáng nên không duy trì được các môi trường trong suốt của mắt, dẫn tới mắt giảm khả năng điều tiết, thoái hoá võng mạc và hoàng điểm.
1 số nguyên nhân gây cận thị ở trẻ
Dấu hiệu của bệnh cận thị
Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm:
-
- Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa;
- Thường xuyên nheo mắt;
- Nhức đầu do mỏi mắt;
- Khó nhìn thấy vào ban đêm.
Dấu hiệu cận thị ở trẻ em :
-
- Khi xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được;
- Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc;
- Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được;
- Khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn;
- Hay cúi gần nhìn sách;
- Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa;
- Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ;
- Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt;
- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa.
Cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm gây ra nguyên nhân cận thị
Biến chứng mắt cận thị
Cận thị có nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như:
-
- Giảm chất lượng cuộc sống: cận thị giảm chất lượng các công việc hàng ngày hoặc khó tham gia các hoạt động.
- Mỏi mắt: cận thị không được điều trị gây mỏi mắt và đau đầu dai dẳng.
- Gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người: điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh lái xe hoặc vận hành thiết bị nặng.
- Các vấn đề về mắt khác: cận thị nặng khiến người bệnh có nguy cơ cao bị các bệnh nghiêm trọng về mắt như:
- Bong võng mạc:người cận thị có nguy cơ cao bị bong võng mạc. Cận thị càng nghiêm trọng thì nguy cơ bong võng mạc càng cao. Cần gặp bác sĩ để được phát hiện sớm về các dấu hiệu cảnh báo bong võng mạc.
- Tăng nhãn áp:bệnh làm tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù cho người bệnh trên 60 tuổi. Tuy nhiên, mù lòa do bệnh tăng nhãn áp thường có thể được ngăn ngừa bằng cách điều trị sớm.
- Đục thủy tinh thể: khi thủy tinh thể tự nhiên của mắt bị đục. Protein trong thủy tinh thể bị hỏngvà khiến mọi thứ trông mờ hoặc ít màu sắc hơn.
Dấu hiệu bong võng mạc
Cận thị có chữa được không?
Cận thị không thể tự khỏi được; tuy nhiên bác sĩ giúp bạn điều chỉnh lại thị lực thông qua đeo kính cận hoặc mổ cận.
Cách chẩn đoán bệnh
- Kiểm tra thị lực: giúp đánh giá khả năng nhìn gần cũng như nhìn xa của một người thông qua bảng thị lực. Cận thị sẽ cho kết quả nhìn xa kém hơn người bình thườngkhoẻ mạnh.
- Đánh giá sức khoẻ mắt: dùng nhiều công cụ khác nhau để xác định, qua đó giúp kiểm tra sơ lược các biến chứng của cận thị.
- Máy đo nhãn áp:để xác định nhãn áp có bình hay không, nếu không bình thường cần xác định có tăng nhãn áp hay không.
- Dùng đèn soi bóng đồng tử:nhằm xác định phản ứng sinh lý của mắt với ảnh sáng, chuyển động của mắt, tầm nhìn ngoại vi của mắt, tình trạng giác mạc, đồng tử, thuỷ tinh thể và mí mắt.
- Khám mắt chuyên sâu
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng cận thị cần phải đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị thích hợp. Một số các triệu chứng rõ nét như:
-
- Mất thị lực đột ngột.
- Khi cảm thấy mắt không nhìn rõ hoặc nhìn hình ảnh bị nhòe đi.
- Chớp sáng ở một hoặc hai mắt.
- Trong tầm nhìn, đột ngột xuất hiện chấm đen hoặc đường kẻ.
Nơi khám chữa các tật về mắt uy tín
Tại Hà Nội: Bệnh viện mắt Trung Ương, Bệnh viện mắt Hà Nội 2, Bệnh viện mắt quốc tế DND
Cách chữa bệnh cận thị
Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng
-
- Kính đeo mắt:làm cho ảnh hiện đúng trên võng mạc. Đây là giải pháp kinh tế nhất và dễ chỉnh sửa nhất. Nhược điểm khi đeo kính: góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho người bệnh.
- Kính áp tròng: là một thấu kính có thể đeo trong mắt làm ảnh hiện lên võng mạc.
Tất cả các ca phẫu thuật mắt có một số mức độ rủi ro và các biến chứng có thể từ các thủ thuật này bao gồm nhiễm trùng mắt, sẹo giác mạc, giảm thị lực và sai số trực quan, như nhìn thấy quầng sáng quanh đèn chiếu sáng vào ban đêm.
Ortho K:Bạn sẽ đeo kính áp tròng Ortho-K vào ban đêm để giác mạc ở trong trạng thái mới, sau khi dậy tháo kính ra bạn có thể nhìn rõ hơn mà không cần dùng kính cận trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, đeo kính Ortho-K chỉ là giải pháp giúp khắc phục triệu chứng của cận thị và ngăn ngừa cận thị tiến triển, không có tác dụng điều trị tận gốc.
Biện pháp phòng tránh và chăm sóc mắt cận
*Người cận thị
- Giảm thời gian xem tivi và làm việc với máy tính cũng như đọc sách đến mức tối thiểu, cụ thể:
-
- Trẻ dưới 6 tuổi: tiếp xúc dưới 30 phút 1 ngày.
- Trẻ từ 6 – 14 tuổi: dưới 60 phút 1 ngày.
- Trẻ trên 14 tuổi: dưới 90 phút trong một ngày.
- Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ diop của mắt.
*Tất cả mọi người
- Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.
- Không nằm, quỳ để học bài, viết bài, không nên đọc khi đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
- Không hút thuốc.
- Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 diop trở lên)thì hạn chế lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.
- Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng.
- Cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40cm.
- Cân bằng dinh dưỡngmắt bằng cách cung cấp thức ăn có đầy đủ vitamin: A, E, C và nhóm B.
- Hãy để mắt nghỉ ngơi, rời khỏi máy tính hoặc công việc nhìn gần khác cứ sau 20 phút 1 lần bằng cách nhìn vào một vật cách xa 600cm trong 20 giây
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt giúp mắt sáng khỏe hơn
Trên đây là những thông tin chi tiết về tật cận thị, hy vọng bạn có thêm được những thông tin bổ ích về cách chăm sóc, bảo vệ mắt giúp nâng cao chất lượng sống. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!