Màu máu kinh nguyệt thường thay đổi trong suốt quá trình kinh nguyệt và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.Đối với phụ nữ màu kinh nguyệt không chỉ giúp ta biết được cơ thể bình thường khỏe mạnh, mà còn là những dấu hiệu của một số bệnh như viêm cổ tử cung, nhiễm virus bệnh tình dục…Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về màu máu kinh nguyệt qua bài viết sau đây nhé!

Đặc điểm của máu kinh nguyệt

Chảy máu kinh là hiện tượng xảy ra theo chu kỳ tháng với chị em phụ nữ, là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành vì lúc này cơ thể phụ nữ trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.Quá trình loại bỏ nội mạc trong tử cung gọi là hành kinh và chị em sẽ thấy có chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo (còn gọi là máu kinh nhưng thành phần của máu kinh với máu ở tĩnh mạch là không giống nhau).

Máu kinh nguyệt tông thường sẽ có những đặc điểm sau:

  • Màu sắc: máu kinh thường có màu đỏ tối hoặc đỏ sáng. Đôi khi, máu có thể có màu nâu hoặc hồng nhạt ở những ngày đầu hoặc cuối chu kỳ.
  • Lượng máu: lượng máu kinh nguyệt thay đổi theo suốt chu kỳ kinh. Thông thường, phụ nữ mất khoảng 30 – 80 ml máu trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đặc tính: máu kinh thường có đặc tính lỏng hơn máu thông thường. Nó có thể có một số cục máu nhỏ hoặc mảnh vụn tụ lại, nhưng không nên có quá nhiều cục máu lớn hoặc đặc.
  • Mùi: máu kinh có mùi tanh đặc trưng của máu, nhưng mùi này thường không mạnh và không gây khó chịu.
  • Thời gian: thời gian kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 7 ngày, tùy thuộc vào từng người. Trong suốt chu kỳ, máu kinh có thể thay đổi từ lượng ít đến lượng nhiều và từ máu tươi đến máu nhạt.

Tại sao màu sắc kinh nguyệt lại khác nhau?

Màu sắc kinh nguyệt có thể khác nhau do nhiều yếu tố:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: màu sắc của máu có thể thay đổi trong suốt chu kỳ, từ màu đỏ tươi ở giai đoạn đầu sang màu nâu hoặc màu đen khi chu kỳ kết thúc. Điều này xảy ra do máu bị oxy hóa, khiến màu sắc trở nên sẫm hơn
  • Độ tuổi của nữ giới: màu sắc kinh nguyệt thay đổi theo thời gian. Ở người trẻ, kinh nguyệt thường có màu sắc đậm và có thể có các cục máu đông. Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, màu sắc có thể nhạt hơn và ít đặc.
  • Tình trạng sức khỏe: nếu bạn có các vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm nội tiết, tổn thương tử cung, rối loạn kinh nguyệt hay viêm nhiễm âm đạo, có thể gây ra sự thay đổi trong màu sắc kinh nguyệt.
  • Thuốc tránh thai hoặc điều trị nội tiết: có thể ảnh hưởng đến thể tích và màu sắc của kinh nguyệt.
  • Thay đổi hormon: hormon nữ estrogen và progesteron có vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Bất kỳ thay đổi nào trong cân bằng hormon có thể làm thay đổi màu sắc kinh nguyệt.
  • Các yếu tố môi trường và cảm xúc: các tình trạng tâm lý như căng thẳng, lo âu, hoặc áp lực tinh thần có thể ảnh hưởng đến cơ thể và màu sắc của kinh nguyệt.

Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khỏe của chị em phụ nữ?

Xem thêm

Màu hồng nhạt

  • Kinh nguyệt có màu hồng nhạt là màu sắc biểu thị nồng độ estrogen ở mức thấp. Khi chơi thể thao quá mức và đặc biệt chạy bộ sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nồng độ estrogen bị giảm xuống. Hiện tại sẽ không có gì đáng lo ngại khi thấy kinh nguyệt có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
  •  Theo nghiên cứu, việc tập luyện quá mức có thể kéo theo sự giảm sút này hoặc khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn, vô kinh.

Máu kinh màu nhạt như nước

Theo các chuyên gia sức khỏe máu kinh nguyệt trong suốt như nước là một tín hiệu cho thấy bạn bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư ống dẫn trứng. Đây là căn bệnh nguy hiểm với sự xuất hiện và phát triển của khối ung thư bên trong các ống kết nối buồng trứng và tử cung.

Màu nâu đậm hoặc đỏ đậm

  • Khi kinh nguyệt có màu nâu đậm là do một ít lượng máu kinh nguyệt từ tháng trước vẫn còn sót lại bên trong tử cung. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên và không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

Màu đỏ tươi

Máu kinh nguyệt màu đỏ tươi là một tín hiệu bình thường trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Màu sắc này thường chỉ ra rằng máu đang được tiết ra gần đây và chưa có thời gian để oxy hóa. Màu đỏ tươi thường xuất hiện ở đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, không có mùi hôi và không đi kèm với triệu chứng như đau ngoài sức chịu đựng thì thường là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường và khỏe mạnh.

Máu kinh đặc và trông giống như cục máu đông

Nồng độ progesterone và estrogen thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng máu kinh đặc kèm các cục máu đông. Sẽ là bình thường nếu cục máu đông xuất hiện với lượng ít hoặc vừa phải. Ngược lại, nếu chúng có kích thước lớn và ra nhiều thì rất có thể bạn đang bị mất cân bằng hormone.

Một ít cục máu đông kích thước nhỏ xuất hiện lẫn trong máu kinh thì không đáng ngại. Nhưng kinh nguyệt ra máu đông tạo thành nhiều cục với kích thước lớn thì khả năng liên quan đến các bệnh lý phụ khoa cần được thăm khám và có hướng điều trị.

Màu cam

Máu kinh nguyệt màu cam không phải là màu thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: màu cam có thể là một biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo hoặc bất kỳ nhiễm trùng nào liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Dấu hiệu mang thai: xuất hiện các đốm máu màu cam khi không ở trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu mang thai. Điều này xảy ra trong khoảng từ 10 – 14 ngày sau khi thụ thai.

Màu xám đỏ lẫn lộn

Nếu xuất hiện kinh nguyệt có màu hỗn hợp này có thể là do dấu hiệu đang mang thai, hoặc có thai mà ra máu bất thường với màu sắc như trên là dấu hiệu nguy cơ bị sảy thai sớm. Có khoảng 10%-20% phụ nữ biết mình đang mang thai và bị sẩy thai trong 10 tuần đầu. Nếu không có thai, mà xuất hiệu kinh nguyệt có màu xám đỏ lẫn lộn thì đó là tín hiệu bị nhiễm STD/STI (nhiễm trùng qua đường tình dục).

Màu nâu đen hay nâu nhạt

Máu kinh màu nâu sẫm có thể là sự trộn lẫn giữa máu cùng chút niêm mạc tử cung. Mặt khác, nếu máu ra ngoài cơ thể chậm hơn nên có thời gian oxy hóa thành màu nâu sẫm. 

  • Máu cũ trong chu kỳ kinh: càng ở lâu trong cơ thể, máu càng dễ bị oxy hóa và chuyển thành màu nâu.
  • Tiền mãn kinh: sự giảm dần nồng độ hormone estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể gây ra những thay đổi trong niêm mạc tử cung, việc loại bỏ các tế bào mô tử cung diễn ra chậm hơn và có thể làm cho máu kinh nguyệt có màu nâu khi ra khỏi cơ thể.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): kinh nguyệt trong PCOS có thể trở nên không đều Máu kinh thường có xu hướng ít đi hoặc mất hoàn toàn hoặc xuất hiện máu màu nâu do niêm mạc tử cung tích tụ trong thời gian dài trước khi được loại bỏ.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa nếu có bất kì triệu chứng nào sau đây:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Chu kì kinh bất thường: thay đổi về độ dài và lưu lượng từ tháng này sang tháng khác.
  • Ra máu âm đạo sau mãn kinh.
  • Mất kinh hơn 3 chu kì kinh liên tục.
  • Âm đạo có mùi hôi.
  • Tiết dịch âm đạo màu xám hoặc trắng đặc.
  • Ngứa trong hoặc xung quanh âm đạo.
  • Sốt.

Làm gì khi thấy máu kinh bất thường?

  • Theo dõi và ghi chép: ghi lại thời gian, lượng máu, màu sắc và bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể giúp bạn cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện không bình thường như màu máu quá đậm, quá nhạt, có mùi khác thường, cục máu đông lớn, đau bên dưới bụng dữ dội tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để đánh giá chính xác hơn về tình trạng của bạn.
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Tuân thủ lịch khám thai: nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai, hãy tuân thủ lịch khám thai để đảm bảo rằng bạn có sức khỏe tốt và sẵn sàng cho quá trình mang thai.
  • Điều trị: nếu bác sĩ xác định rằng có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, họ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, hoặc các thủ thuật y tế nếu cần, khi đó bạn cần tuân thủ quá trình điều trị.

Màu sắc kinh nguyệt có thể phản ánh một phần tình trạng sức khoẻ của bạn, tốt nhất cần thăm khám bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts