Ngâm chân lá lốt có tác dụng gì? Cách ngâm chân đúng và lưu ý khi dùng
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
10 Tháng sáu, 2024
Lá lốt đã quá quen thuộc ngoài việc dùng để chế biến món ăn, lá lốt tươi còn là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Đông y để cải thiện các vấn đề về sức khỏe.Đặc biệt ngâm chân lá lốt được nhiều người ưa chuộng sử dụng, vậy ngâm chân lá lốt có tác dung gì? Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Piperaceae (họ Hồ tiêu), thường được dùng như một loại rau thơm. Cây mọc hoang và phát triển tốt ở các tỉnh phía bắc.Đặc điểm nhận dạng lá lốt:Thân thảo cao từ 30 đến 40cm, có nhiều đốt nhỏ, sống và phát triển ở môi trường râm mát,Lá đơn, tán rộng xòe to, mặt lá trên thường có màu nhạt hơn mặt dưới,Phiến lá có từ 5 đến 7 gân xanh.,Hoa có màu trắng lâu tàn, mọc thành cụm ở nách lá,Quả mọng bên trong có hạt.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá lốt (phần ăn được) bao gồm:
Ngâm chân lá lốt là một phương pháp Đông y được nhiều người sử dụng để giúp kích thích các huyệt ở lòng bàn chân, đả thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu.Bên cạnh đó, phương pháp này còn sở hữu nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe .
Cải thiện sức khỏe giấc ngủ:Khi ngâm chân với lá lốt, bạn hãy kết hợp các bài tập massage nhẹ nhàng để kích thích các huyệt đạo trong lòng bàn chân. Điều này giúp đả thông kinh mạch và thúc đẩy tuần hoàn khí huyết,cải thiện giấc ngủ.
Điều trị viêm khớp, tim mạch:Khi ngâm chân trong nước lá lốt những chất độc có trong cơ thể sẽ loại bỏ sự đau nhức. Bởi những tính chất của lá được hấp thụ giúp lưu thông khí quyết nhanh chóng. Phương pháp này giúp những bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, thấp khớp, gút,… giảm tình trạng đay và cải thiện vấn đề đau nhức hiệu quả.
Điều trị hôi chân:Lá lốt có thành phần hoạt chất chính là alkaloid và tinh dầu. Chúng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, bao gồm cả các vi khuẩn gây ra hôi chân.
Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da chân, phù nề:Lá lốt có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, do đó, việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá lốt có thể ngăn chặn sự tăng trưởng và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân.
Điều trị phong tê thấp:Phong tê thấp là một loại bệnh lý mà khá nhiều người gặp phải với tình trạng mồ hôi chân xuất hiện liên tục, thậm chí có thể nhỏ giọt. Việc áp dụng phương pháp ngâm chân lá lốt sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh phong thấp.
Cách ngâm chân bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả tại nhà
Xem thêm
Lá lốt kết hợp với gừng và muối hạt
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 20g – 30g lá lốt, 1 củ gừng già tươi, 2 muỗng cà phê muối hạt.
Cách thực hiện:
Lá lốt rửa sạch để nguyên lá hoặc cắt thành các đoạn nhỏ, gừng rửa sạch rồi đập giập hoặc thái thành lát mỏng.
Cho 2 nguyên liệu đã sơ chế vào nồi rồi đun sôi với 1,5 lít nước. Sau đó, cho thêm khoảng 2 muỗng cà phê muối hạt vào khuấy cho tan đều rồi tắt bếp.
Đổ nước lá lốt ra chậu rồi, để cho nguội bớt rồi ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút rồi lấy khăn mềm lau khô chân.
Ngâm chân lá lốt và muối
Ngâm chân bằng lá lốt và muối là một phương pháp chăm sóc sức khỏe rất dễ thực hiện nhưng lại vô cùng hữu ích.
Các bước thực hiện:
Rửa sạch lá lốt rồi cho vào nồi.
Thêm khoảng 1,5 lít nước rồi đun sôi, có thể thêm muối trong lúc nước đang sôi hoặc thêm vào trong quá trình ngâm chân.
Đổ nước đã sôi ra chậu, đợi nước nguội hoặc cho thêm nước lạnh để nhanh nguội.
Khi nước đã nguội, bắt đầu ngâm chân kết hợp với massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
Kết thúc quá trình ngâm chân sau khoảng 10 – 15 phút.
Lau khô chân.
Lá lốt kết hợp với ngải cứu và muối hạt
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 20 – 30g lá lốt, 1 bó ngải cứu già, 2 muỗng cà phê muối hạt.
Cách thực hiện:
Lá lốt và ngải cứu đem sơ chế rửa sạch rồi cắt thành các đoạn ngắn.
Cho lá lốt và ngải cứu vào nồi cùng 1,5 lít nước rồi đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Lấy nước lá lốt cho ra chậu và cho thêm 2 muỗng cà phê muối hạt rồi khuấy đều cho muối hòa tan vào nước.
Để nước lá lốt có độ ấm vừa đủ hoặc có thể thêm một ít nước lạnh để đạt được nhiệt độ vừa phải rồi cho chân vào ngâm khoảng 20 phút. Sau đó, nhấc chân ra và lau sạch chân bằng khăn mềm.
Ngâm chân bằng lá lốt với sả
Ngâm chân với lá lốt, sả và gừng, có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm, đồng thời đem đến cảm giác thư thái cho tinh thần và giúp cải thiện giấc ngủ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 nhánh sả tươi, một vài nhánh lá lốt, một vài nhánh ngải cứu, 20g muối hạt.
Các bước thực hiện:
Rửa sạch lá lốt, sả,gừng,rồi cho vào nồi với 1,5 lít nước.
Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
Đổ nước sôi ra thau gỗ cho nguội (có thể thêm nước lạnh để hạ nhiệt độ nước ngâm chân xuống 40 độ).
Tiến hành ngâm chân kết hợp với massage để tăng cường lưu thông khí huyết.
Kết thúc quá trình ngâm chân sau khoảng 10 – 15 phút.
Lau khô chân.
Những lưu ý khi ngâm chân lá lốt
Không nên ngâm chân quá lâu đến tận khi nước nguội, thời gian lý tưởng nên ngâm chân là khoảng 15 – 20 phút trước khi ngủ.
Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 1 giờ đồng hồ.
Nước ngâm chân phải ngập trên mắt cá chân 2cm, vì mắt cá chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo.
Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp là 40 độ C.
Sau khi ngâm, bạn nên lau khô chân tránh bị ướt. Vào mùa đông, sau khi ngâm chân, bạn nên lau khô chân bằng nước sạch rồi thực hiện ủ ấm ngay.
Phụ nữ mang thai, người bị suy giãn tĩnh mạch hay có vết thương hở trên chân thì không nên ngâm chân.
Khi ngâm chân nên giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng. Đồng thời, hãy kết hợp tập luyện thể thao đều đặn và bổ sung dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe.
Người bị nhiệt miệng và táo bón có liên quan đến nóng trong người, phù chân và nhiễm trùng đường tiết niệu , suy thận, không nên ngâm chân.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Bạch Maivề những tác dụng bổ ích khi ngâm chân lá lốt.Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng khi ngâm chân bằng lá lốt. Bạn hãy làm theo các chỉ dẫn trong bài viết để ngâm chân đúng cách giúp nâng cao hiệu quả tác dụng, bạn nhé!