Đau đại tràng là một tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân.Bổ sung dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh và tăng cường sức khỏe. Cùng tìm hiểu thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về căn bệnh đau đại tràng

Đại tràng có chiều dài từ 1,2m đến 1,5m, còn được gọi là ruột già và được chia thành manh tràng, kết tràng và trực tràng.  

Đau đại tràng là đau do quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hay lan tỏa với các cấp độ khác nhau của niêm mạc đại tràng, ở tình trạng nhẹ thì lớp niêm mạc không bền, có thể bị chảy máu, nặng hơn thì niêm mạc bị sung huyết, xuất huyết, kết hợp với việc xuất hiện các ổ áp-xe nhỏ,…

Đau đại tràng có thể đau ở nhiều vị trí khác nhau do đại tràng có cấu trúc dài và chia ra nhiều phần nhỏ, gấp khúc phức tạp. Thông thường người bệnh đau ở phần quanh rốn, hay đau một điểm cụ thể tại vùng bụng như đau bụng trái, đau vùng bụng dưới rốn hay phần hố chậu.

Ngoài biểu hiện đau bụng, các bệnh nhân viêm đại tràng còn có một số triệu chứng khác, có thể kể đến như:

  • Thay đổi tần suất đi ngoài, đi đại tiện nhiều lần (6 – 7 lần) trong ngày.
  • Đặc điểm phân có sự thay đổi. Đôi lúc phân lỏng, lúc lại rắn hay nát. Phân thường kèm theo mùi tanh và có máu hoặc dịch mủ.
  • Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sốt, chán ăn, nhức đầu, khó thở, cơ thể suy nhược,…
  • Khi hấp thụ các loại thức ăn dầu mỡ hay đồ sống, bệnh nhân ngay lập tức có thể bị đau bụng và đi ngoài liên tục.

Bệnh lý đau đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng không gây nguy hiểm nếu người bệnh được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu không điều trị bệnh hoặc người bệnh tự ý dùng thuốc, không điều trị dứt điểm có thể khiến bệnh ngày càng nặng và có thể tiến triển thành ung thư. Một số biến chứng nguy hiểm khác của bệnh như xuất huyết ồ ạt ở đại tràng, thủng đại tràng hay giãn đại tràng cấp tính,…

Nguyên tắc thiết lập thực đơn ăn uống cho người đau đại tràng

Xem thêm

Để xây dựng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng, cần dựa vào nguyên tắc sau: 

  • Cần cung cấp đầy đủ chất đạm cho người bệnh. Thể trạng mỗi người là khác nhau nên cần cung cấp lượng đạm phù hợp. Có thể cung cấp theo tỷ lệ 1g/kg/ 1ngày. 
  • Nên hạn chế ăn chất béo, tốt nhất không nên ăn quá 15g chất béo/ngày.
  • Cần cung cấp cho cơ thể đủ nước, muối khoáng và các vitamin. 
  •  Tránh chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà,..
  • Nên chế biến thực phẩm theo một số cách như hấp, luộc, hạn chế xào, rán.
  • Ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm có chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa đậu nành, các loại rau xanh,…
  • Hạn chế ăn một số loại đồ ngọt như bánh, kéo để tránh bị chướng hơi, đầy bụng,…
  • Phải đảm bảo nguồn năng lượng từ thức ăn không dưới 1.600 Calo sẽ giúp cơ thể người bệnh mau hồi phục, tuy nhiên cũng không được gò ép tiêu thụ quá nhiều năng lượng vượt quá 1.800 Calo.

Tùy vào thể trạng sức khỏe mà có thể điều chỉnh thực đơn ăn uống:

  • Tình trạng táo bón: Người bệnh nên giảm hàm lượng chất béo tiêu thụ. Theo đó, tăng cường lượng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Ngoài ra, bệnh nhân nên hạn chế việc ăn quá nhiều trong một lần. Hãy chia lượng thức ăn của người bệnh thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp cơ thể họ có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và việc ăn uống không trở nên quá khó khăn.
  • Tình trạng tiêu chảy: Hạn chế việc hấp thụ loại chất xơ không tan. Bên cạnh đó, các loại trái cây khô và cứng cũng không nên xuất hiện trong chế độ ăn của bệnh nhân đau đại tràng. Chú ý và đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế cho người bệnh ăn rau củ sống.

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng

Để thiết lập thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng một cách hợp lý, bạn có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:

Áp dụng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng một cách phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng và các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để bổ sung một số loại thực phẩm cần thiết cho người bệnh.

Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người đau đại tràng

Chế độ ăn hằng ngày cho người đau đại tràng cần đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết vừa giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, vừa đảm bảo không để tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, một số lưu ý khi lên thực đơn như sau:

  • Đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp vào cơ thể.
  • Hàm lượng protein dễ hấp thu hạn chế chất béo bão hòa: thịt nạc bỏ da, bỏ
  • Lượng chất béo nạp vào cơ thể không vượt quá 15 gam một ngày. Thay các loại mỡ động vật bằng dầu thực vật (tốt nhất là sử dụng dầu oliu) khi chế biến thức ăn.
  • Hàm lượng chất xơ cân đối phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, cung cấp các nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học thì chúng ta cũng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Trái cây, rau quả tươi khi chế biến cần rửa sạch và gọt vỏ kỹ.
  • Các dụng cụ dùng cho làm bếp và ăn uống cũng nên rửa sạch sẽ trước khi dùng.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi nấu ăn và trước khi ăn uống.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, chế biến sẵn.

Trên đây là gợi ý về thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng. Hãy chia sẽ cho người thân,bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts