Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất,đặc biệt là ở phụ nữ đã có gia đình.Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị dứt điểm gây ra nhiều biến  chứng.  Hãy cùng Nhà thuốc Bach Mai tìm hiểu bệnh lí này qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Tên gọi khác: Viêm tiết niệu, Viêm đường tiết niệu, Nhiễm trùng đường tiết niệu, Nhiễm trùng tiết niệu, Nhiễm trùng niệu, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Nhiễm trùng đường tiểu.

Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan đến đường tiết niệu của cơ thể bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt và niệu đạo. 

Nhiễm trùng tiết niệu thường gặp ở phụ nữ  chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng do có niệu đạo ngắn hơn so với nam giới. Tuy nhiên bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và bất kỳ đối tượng nào.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu tăng tốc phát triển trong bàng quang.

Các vi khuẩn gây viêm bàng quang, viêm thận bể thận thường gặp là:

  • Vi khuẩn đường ruột (vi khuẩn kỵ khí Gram âm) (thường gặp).
  • Vi khuẩn Gram dương (ít gặp).
  • Ở phụ nữ, hậu môn với đường tiết niệu gần nhau hơn so với nam giới nên nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể thông quá các ống thông tiểu, sỏi thận, hoặc dị tật làm tắc nghẽn đường tiết niệu, khi quan hệ tình dục.
  • Ở phụ nữ lớn tuổi, bị tình trạng đại tiện không tự chủ làm vùng tầng sinh môn bị nhiễm bẩn dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người lớn 

  • Quan hệ tình dục quá nhiều hoặc thường xuyên thay đổi bạn tình.
  • Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.
  • Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.
  • Đang đặt ống thông tiểu.
  • Bất động lâu ngày (chấn thương, bại liệt).
  • Sỏi thận.
  • Theo tuổi tác – người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Đang sử dụng biện pháp ức chế miễn dịch.
  • Tác dụng phụ của liệu pháp xạ trị hoặc thuốc hóa trị như: cyclophosphamide và ifosfamide.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Xem thêm

Triệu chứng chung của nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm giác đau buốt khi đi tiểu

  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Cảm giác buốt, rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu sẫm màu, đục cuối nước, có mùi khai nồng, thậm chí có lẫn máu.
  • Cảm giác buồn tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít.
  • Đau bụng, đau ngứa cơ quan sinh dục, đau lưng.
  • Nếu để muộn, bệnh nhân có thể bị sốt, mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt.

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng đường tiết niệu

 Nhiễm trùng đường tiểu dễ điều trị, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm hoặc không đủ thời gian cấp tính, nhất là khi các yếu tố nguy cơ không được loại bỏ, bệnh có thể trở nên trầm trọng và gây ra biễn chứng :

  • Viêm thận bể thận cấp.
  • Áp xe quanh thận.
  • Nhiễm trùng huyết, có khả năng dẫn đến tử vong.
  • Suy thận cấp.
  • Trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn tính.
  • Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh có thể gây đẻ non, sảy thai, trẻ thiếu cân hoặc nhiễm trùng sơ sinh,…
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu thấy xuất hiện  thường xuyên mót tiểu và cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu, đau vùng chậu mơ hồ hoặc có thể bị sốt.Bạn cần đi khám bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác như thận.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nuôi cấy nước tiểu

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu 

Mục tiêu: loại trừ các yếu tố thuận lợi nếu có. Kháng sinh là lựa chọn hàng đầu cho những người nhiễm đường tiết niệu điển hình và có tình trạng sức khỏe tốt.

Sử dụng thuốc kháng sinh:

Viêm niệu đạo:

Có thể dùng phác đồ ceftriaxone 250 mg IM và azithromycin 1 g uống 1 liều duy nhất hoặc doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày.

Viêm bàng quang:

Đối với viêm bàng quang không triệu chứng, ưu tiên dùng nitrofurantoin 100 mg uống 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày (chống chỉ định nếu CrCl < 60 mg/phút), trimethoprimsulfamethoxazole 160/180 mg uống 2 lần/ngày trong vòng 3 ngày hoặc fosfomycin 3 g liều duy nhất. Phác đồ thứ 2 bao gồm kháng sinh betalactam hoặc fluoroquinolone.

Hội chứng niệu đạo cấp:

Phụ nữ tiểu buốt, tiểu mủ, số khuẩn lạc > 102/ml: điều trị như viêm bàng quang không triệu chứng.

Nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng:

Nếu là phụ nữ có thai, nên dùng beta-lactam, nitrofurantoin và sulfonamid (được xem là an toàn) trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Viêm bể thận cấp tính:

Có thể dùng ciprofloxacin, levofloxacin, ampicillin + gentamicin hay aminoglycoside plazomicin, cephalosporin phổ rộng, aztreonam, beta-lactam kết hợp với ức chế beta-lactamase hoặc imipenem/ cilastatin.

Khi điều trị các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, triệu chứng có thể khỏi sau vài ngày, tuy nhiên cần điều trị kéo dài 10-15 ngày để dứt điểm bệnh cũng như đề phòng viêm bể thận.

Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu

  • Khuyến khích uống nhiều nước (6-8 cốc mỗi ngày), điều này giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu và cũng làm giảm nguy cơ táo bón.
  • Nên đi tiểu thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu bởi vì dễ làm vi khuẩn phát triển hơn.
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên lau hậu môn từ trước ra sau (tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến niệu đạo).
  • Đặt vòng tránh thai có nguy cơ gây nhiễm trùng tiết niệu nên cần phải thảo luận với bác sĩ kỹ về vấn đề này.
  • Nên đi khám sàng lọc nhiễm trùng tiết niệu khi có một trong các yếu tố sau: phụ nữ mang thai từ 12 – 16 tuần, bệnh nhân ghép thận trong 6 tháng trước, trẻ em bị trào ngược bàng quang niệu quản, thực hiện thủ thuật xâm lấn sinh dục và gây chảy máu.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè ngay nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts