Nhiệt Miệng là gì?Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
15 Tháng mười một, 2023
Nhiệt Miệng là một bệnh rất thường gặp trong cuộc sống gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé!
Viêm loét miệng hay còn có tên gọi khác là nhiệt miệng, loét áp-tơ (aphthous ulcers, aphtha).
Bệnh là những ổ loét nông, nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, nướu răng. Tuy không gây nguy hiểm nhưng các ổ loét này gây đau, nhất là khi ăn uống, nói chuyện, nuốt nước bọt,
*Đối tượng nguy cơ :
Nhiệt Miệng thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Viêm loét miệng thường có thể tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?
Một số yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm loét:
Các tổn thương nhỏ ở khoang miệng do sử dụng bàn chải quá to hay quá cứng, do vô ý cắn vào niêm mạc miệng, lưỡi.
Sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có chất sodium lauryl sulphate.
Do sử dụng gia vị hoặc thức ăn có tính axit.
Do nhạy cảm với thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, phô mai, dứa,…Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic, sắtcũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét miệng.
Dovirus như herpes simplex hoặc do stress.
Do vi khuẩn như giang mai, lậu,…
Do thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Hoặc trong một số bệnh lý như viêm loét ruột non, bệnh viêm loét đại – trực tràng (ví dụ: bệnh Crohn), bệnh viêm toàn thân (bệnh Behcet), suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS),…
Dấu hiệu của bệnh viêm loét miệng( nhiệt miệng )
Xem thêm
Vết nhiệt miệng có dạng hình tròn, ở giữa trắng ngà hoặc vàng và xung quanh có viền đỏ.
Vết loét có thể gặp ở nhiều vị trí niêm mạc khoang miệng như dưới lưỡi, bên trong má hoặc môi, đáy nướu hoặc trên vòm miệng mềm của bạn.
Cảm giác đau, nóng rát nhẹ 1 – 2 ngày trước khi vết loét xuất hiện.
Triệu chứng của nhiệt miệng
Cách chẩn đoán bệnh
Nhiệt miệng thường được các bác sĩ răng hàm mặt dễ dàng chẩn đoán bằng các triệu chứng trên lâm sàng mà không cần các xét nghiệm khác.
Loét tái diễn, xuất hiện vết loét mới trước khi vết loét cũ chưa kịp lành hoặc xuất hiện loét miệng thường xuyên.
Vết loét kéo dài, dai dẳng trên 2 tuần.
*Nơi khám chữa răng miệng
Hà Nội:bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, bệnh viện Bạch Mai
Các cách điều trị bệnh viêm loét miệng( nhiệt miệng )
Có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần và không để lại sẹo
Thực hiện 1 số các phương án sau :
Dùng nước súc miệng
Giảm đau và sưng bằng cách chườm đá lạnh. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
Tránh xa các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Uống trà: Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm
Thuốc bôi
Thuốc bôi tại chỗ (dung dịch, gel, kem) vừa có tác dụng làm dịu, giảm đau tại chỗ vừa có tác dụng ngăn cách vết loét với vi khuẩn khoang miệng giúp nhanh lành vết nhiệt miệng.
Tham khảo các sản phẩm thuốc bôi trị nhiệt miệng hiện đang kinh doanh tại Nhà thuốc Bạch Mai:
Các cách phòng ngừa
Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc miệng của bạn như các loại hạt cứng, bánh quy, hoặc các loại thức ăn, thực phẩm chế biến quá mặn, quá cay hoặc có tính axit như giấm, ớt,.
Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh cùng các loại ngũ cốc
Thực hiện theo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.