Mục lục
ToggleParkinson là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa
Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt rung là một rối loạn tăng tiến của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn cơ thể
Parkinson tác động chủ yếu lên khả năng vận động và đôi khi là cả khả năng nhận thức, thường mang tính tự phát.
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson
- Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là do có một chất ở trong não gọi là Do-pamin bị thiếu hụt. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt.
=>Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra chất Dopamin này bị suy thoái và chết dần. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson.
Một số yếu tố được xem là có liên quan đến việc gây ra bệnh Parkinson:
-Môi trường: Những người sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại, đặc biệt có sự tồn tại của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
– Chấn thương sọ não: Người lớn tuổi có tiền sử chấn thương sọ não rất dễ mắc bệnh Parkinson.
– Di truyền: Nếu gia đình từng có người mắc bệnh này ngẫu nhiên thì đời sau cũng có nguy cơ mắc bệnh
Dấu hiệu của bệnh Parkinson
Ở người già và người trẻ không có sự khác nhau nhiều, thường gồm
Run – Triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson ở người già
–Run thường bắt đầu từ tay hay chân, run chủ yếu ở đầu chi trong một thời gian dài sau đó mới lan ra cả hai bên. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể run cả môi, lưỡi, cằm.
-Mức độ run thường rõ hơn khi nghỉ ngơi, giảm khi bệnh nhân vận động có chủ ý.
Căng cứng cơ
Bên cạnh tình trạng run, người bệnh còn thường xuyên bị căng cứng các cơ bắp, khiến họ cử động khó khăn và khó thực hiện các động tác tinh vi.
Giảm vận động
Biểu hiện của triệu chứng này rất đa dạng gồm:
– Khó dừng các động tác, hoạt động trở nên chậm chạp hơn
– Cử động mặt khó khăn, mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc khi nói chuyện, ít khi chớp mắt
– Viết chậm hơn và chữ viết nhỏ dần lại
– Lưng còng xuống khi đứng, khi đi 2 tay khép sát vào thân mình
Giảm khả năng giữ thăng bằng
Bệnh nhân Parkinson thường đi đứng khó khăn, dễ bị chóng mặt, mất thăng bằng dẫn đến bị té khi di chuyển.
Các triệu chứng khác
– Giọng nói nhỏ và khó nghe
– Rối loạn tâm thần, điển hình là trầm cảm và lo âu
– Thường xuyên đau, mệt mỏi
– Hạ huyết áp tư thế
– Tăng tiết mồ hôi, nước bọt
– Suy giảm khả năng tình dục
– Khó nuốt
– Tiểu không tự chủ, táo bón
Cách chẩn đoán bệnh
- Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, xem xét các dấu hiệu và triệu chứng song song với việc khám thần kinh và thể chất.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Xét nghiệm di truyền
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh Parkinson.bao gồm: khứu giác kém, run rẩy, rối loạn giấc ngủ, vận động khó khăn, thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an hoặc mắc một số vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón.
Nơi khám chữa bệnh Parkinson:
Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,
Các cách điều trị bệnh Parkinson
*Điều trị bằng thuốc
Những thuốc thường được dùng nhất cho điều trị bệnh Parkinson:
- Thuốc đồng vận dopamine:có tác dụng kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin.
- Thuốc thay thế dopamine:những thuốc nhóm này có tác dụng bổ sung dopamine kịp thời như Madopar, Sinemer, Syndopa,… Không nên kết hợp với vitamin B6 trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này.
- Thuốc kháng tiết cholin(Artane, Trihex, Cogentin,…).
- Khi mới sử dụng, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc với liều thấp, sau đó tăng dần và duy trì liều lượng. Trường hợp muốn đổi sang dùng thuốc khác, người bệnh nên thay đổi từ từvà không nên ngừng thuốc đột ngột.
Phẫu thuật
Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật định vị, ghép mô thần kinh và kích thích điện vùng liềm đen – thể vận.
Phục hồi chức năng
Hiện nay có rất nhiều biện pháp phục hồi chức năng mà người bệnh có thể áp dụng:
- Vật lý trị liệugiúp người bệnh giảm rối loạn thăng bằng và tăng khả năng vận động.
- Phương pháp trị liệu ngôn ngữ giúp người bệnh cải thiện khả năng nói và nuốt, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt gánh nặng tâm lý.
- Tập yoga và dưỡng sinhrất có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa
- Tập luyện thể thaothường xuyên.
- Người bệnh parkinson thường có nồng độ vitamin D trong cơ thể tương đối thấp. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin D bằng cách tắm nắng thường xuyên.
- Sử dụng chế độ ăn MIND (sự kết hợp giữa chế độ ăn uống DASH và Địa Trung Hải nhằm mục đích giảm chứng mất trí nhớ và sự suy giảm sức khỏe não bộ) làm chậm thời gian khởi phát và tiến triển của Parkinson.
- Sử dụng cà phê hợp lýgiúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh parkinson và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Tránh xa khói bụi, hóa chất độc hại, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu flavonoidvào chế độ ăn uống
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh Parkinson. Nếu thấy bổ ích, hãy chia sẻ rộng rãi cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
* Tham khảo các thuốc và sảm phẩm hỗ trợ điều trị Parkinson
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.
More Posts