Polyp mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
18 Tháng mười hai, 2024
Polyp mũi là tổn thương dạng khối lành tính, xuất phát từ tình trạng viêm thoái hóa của niêm mạc mũi xoang.Nếu khối u này phát triển quá to sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu bệnh lí này qua bài viết dưới đây nhé!
Polyp mũi là những khối u mềm có hình dạng giống hình giọt nước, mọc theo nhóm, có thể sưng lên nằm hoàn toàn trong niêm mạc mũi hoặc xoang mũi.Polyp mũi là một dạng khối u lành tính trong hốc mũi, có liên quan đến hen suyễn, viêm mũi xoang mạn tính, bệnh xơ nang, hội chứng Churg-Strauss. Polyp mũi chiếm 1-4% dân số, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi.
Khi polyp còn nhỏ, người bệnh có thể không nhận ra sự hiện diện của chúng trong mũi.hi khối polyp phát triển tăng kích thước gây cản trở luồng không khí lưu thông trong mũi và dẫn lưu dịch xoang.
Nguyên nhân gây polyp mũi
Nguyên nhân hình thành của polyp mũi là bắt nguồn từ hiện tượng dị ứng, viêm nhiễm do sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, hay hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với các vi nấm. Khi tình trạng viêm mạn tính xảy ra sẽ dẫn đến sự tăng tính thấm của thành mạch máu niêm mạc mũi và xoang mũi. Điều này khiến cho nước ứ đọng lại ở các mô tại đây. Theo thời gian phần dịch nước tích tụ sẽ tạo một lực ép hình thành nên các polyp mũi.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ sẽ kích thích các phản ứng ở niêm mạc mũi.
Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): chất tiết gây viêm và tắc nghẽn đường thở.
Viêm các xoang mạn tính: tình trạng viêm tái đi, tái lại khiến dịch tích tụ đầy đường thở.
Nhạy cảm với các thuốc chống viêm không steroid.
Rối loạn di truyền các nang vùng mũi gây ra bất thường sản xuất cũng như tiết dịch từ các nang.
Hội chứng Churg-Strauss: bệnh lý hiếm gặp gây viêm mạch máu gây ra tăng tính thấm tế bào
Các triệu chứng của bệnh polyp mũi
Xem thêm
Polyp nhỏ thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nếu có kích thước lớn chúng sẽ làm tắc và gây khó thở đường mũi gây nên các triệu chứng như:
Thường xuyên bị sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài;
Mất vị giác, khứu giác;
Đau nhức đầu âm ỉ, ngoài ra còn bị đau nhức vùng mặt và răng hàm trên;
Hay bị chảy máu cam;
Ngáy nhiều, ngáy to (có thể nhận thấy rõ ở những người trước đây không có thói quen ngáy khi ngủ);
Có cảm giác nặng nề ở trên trán và trên mặt;
Viêm đa xoang mạn tính.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi kéo dài trên 10 ngày không khỏi nên đến các cơ sở y tế để được điều trị
Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu sau nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám:
Tùy theo kích thước của khối polyp mũi, chia làm 4 cấp độ:
Độ I: Polyp mũi khu trú gọn trong phức hợp lỗ ngách.
Độ II: Polyp mũi phát triển ra ngách giữa nhưng chưa vượt quá bờ tự do của cuốn giữa.
Độ III: Polyp mũi vượt quá bờ tự do của cuốn giữa đến lưng cuốn dưới.
Độ IV: Polyp mũi che kín toàn bộ hốc mũi, ra tận cửa mũi sau.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Phim X-quang thông thường (Blondeau, Hirtz), hình ảnh không rõ:
Hình ảnh mờ đều hoặc không đều của các xoang và hốc mũi.
Hình ảnh polyp trong xoang.
Phim CT scan
Nội soi mũi
Phương pháp điều trị bệnh polyp mũi hiệu quả
Điều trị nội khoa bằng thuốc:áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân có một hoặc nhiều polyp kích thước nhỏ.
Rửa mũi: dùng nước muối sinh lý để đẩy hết dịch nhầy ra khỏi xoang mũi.
Các thuốc thường được sử dụng là thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như:Fluticasone ( Flonase),Triamcinolone (Nasacort),Budesonide (Rhinocort)mFlunisolide (Nasarel),Mometasone (Nasonex)
Sử dụng corticoid đường uống trong trường hợp viêm mũi xoang cấp.
Dùng thuốc co mạch: các mạch máu co lại, giảm phù nề niêm mạc mũi và các cuốn mũi, mũi được thông thoáng hơn.
Điều trị ngoại khoa
Khi điều trị bằng các loại thuốc không đáp ứng, phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi sẽ là phương pháp tiếp theo. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng của polyp, bác sĩ có thể chỉ định loại phẫu thuật phù hợp
Biện pháp phòng ngừa polyp mũi
iảm các thức ăn chứa omega-6 và tăng thức ăn chứa omega-3 để hạn chế tình trạng viêm.
Tránh xa các thực phẩm làm người bệnh dị ứng.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A để giúp tăng cường vùng niêm mạc mũi.
Uống nhiều nước hạn chế để cơ thể mất nước tránh được tình trạng viêm.
Tránh các tác nhân kích thích, dị ứng từ môi trường: thuốc lá, phấn hoa, da lông động vật, …
Xịt mũi bằng nước muối sinh lý nhằm giữ ẩm và vệ sinh mũi hằng ngày.
Đeo khẩu trang để bảo vệ mũi hiệu quả, phòng tránh lây nhiễm các bệnh đường hô hấp
Bệnh polyp mũi, ngay cả khi được điều trị triệt để vẫn thường có khả năng cao tái phát lại. Vì thế bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sức khoẻ và thường xuyên khám định kỳ mọi người nhé!