Viêm gân là chứng bệnh khá thường gặp ở những vận động viên hoặc người chơi thể thao thường xuyên.Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy Cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa qua bài viết dưới đây nhé!
Gân là các sợi mô dày được tạo thành bởi collagen, kết nối cơ và xương. Chức năng chính của gân là hỗ trợ các khớp vận động dễ dàng, giữ cho xương không bị lệch.
Viêm gân là tình trạng các yếu tố gây hại tấn công vào vùng dây chằng nối các xương với nhau khiến cho vùng này viêm, sưng gây đau đớn cho người bệnh. Trong một số trường hợp, viêm gân có thể do các nguyên nhân khác như thiếu máu nuôi, chấn thương lặp đi lặp lại..
Viêm gân và viêm bao gân thường xuất hiện ở những vị trí xương khớp hoạt động nhiều và chịu nhiều lực tác động như viêm các gân ở khớp vai (viêm gân mũ cơ quay), gân ở đầu dài cơ nhị đầu, viêm gân gấp cổ tay trụ và cổ tay quay, vùng khoeo chân, viêm gân gót Achille và gân duỗi ngắn hoặc gân dạng dài ngón hay còn được gọi là hội chứng De Quervain.
Triệu chứng viêm gân
Khi xảy ra viêm gân, các triệu chứng có thể gặp là:
Đau âm ỉ vùng khớp chấn thương.
Hạn chế vận động vùng tổn thương.
Đau tăng lên khi di chuyển.
Khớp cứng hoặc khó cử động khớp.
Nghe thấy tiếng bất thường khi di chuyển.
Sưng, thay đổi màu sắc da vùng tổn thương.
Nguyên nhân gây viêm gân
Xem thêm
Một số nguyên nhân gây thường gặp như:
Chấn thương: Tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt xảy ra bất ngờ.
Lặp lại thường xuyên một số hoạt động trong thời gian dài, gây sức ép lên gân.
Ngoài ra, một số yếu tố sau có khả năng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này như:
Tuổi tác: Những vị trí gân trên cơ thể của người lớn tuổi thường kém linh hoạt hơn. Vì thế, gân ở nhóm đối tượng này dễ bị tổn thương, dẫn tới viêm.
Nghề nghiệp: Vận động viên thể thao, người làm công việc nặng thường xuyên lặp đi lặp lại một động tác tại một vị trí hay hoạt động sai tư thế cũng có thể bị viêm gân cao hơn.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm gân
Viêm gân nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới đứt gân. Ngoài ra viêm gân còn liên quan tới những thay đổi thoái hóa ở gân cùng với sự phát triển bất thường ở những mạch máu mới.
Chẩn đoán viêm gân
Khi xuất hiện tình trạng viêm gân, bác sĩ sẽ thăm khám các đặc điểm liên quan như vùng bị thương có sưng, nóng hay không, có giảm vận động hay không, có biến chứng gì không.
Để chẩn đoán xem có tổn thương gãy xương hay không, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật hình ảnh như:
X-quang: đánh giá gãy xương.
Cộng hưởng từ (MRI): đánh giá xem tổn thương gân, cơ như thế nào.
Phương pháp bảo tồn:Các phương pháp điều trị bảo tồn này phù hợp với trường hợp nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến các cơ xương và hoạt động của chúng.
Nghỉ ngơi: Nguyên nhân dẫn tới viêm gân là do hoạt động quá mức. Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm viêm.
Liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh: Chườm đá trong 10 – 15 phút/1 – 2 lần/ngày sẽ giúp giảm sưng tấy và đau.
Thuốc giảm đau: Những thuốc chống viêm không steroid sẽ giùm giảm đau và viêm như Ibuprofen,…
Thuốc tiêm corticosteroid: Nếu tình trạng viêm và đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid xung quanh gân.
Vật lý trị liệu
Luyện tập các bài tập phù hợp, nâng cao sức mạnh cho hệ xương khớp giúp:
Giảm viêm.
Cải thiện khả năng chuyển động mô mềm.
Phân tán lực giúp cho gân đỡ bị tác động mạnh
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, trước khi tập nên khởi động để tránh giãn gân đột ngột;
Không nên hoạt động quá sức;
Cường độ tập thể dục cần tăng dần dần nhưng không quá nặng;
Không mang giày hoặc đồ áp quá bó sát;
Luôn khởi động trước khi tập luyện để tăng phạm vi chuyển động của khớp, giảm nguy cơ chấn thương khi thực hiện những động tác lặp lại.
Áp dụng tư thế đúng tại nơi làm việc như điều chỉnh màn hình máy tính, ghế, bàn phím phù hợp, tránh gây căng thẳng cho gân và khớp
Luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp
Viêm gân là bệnh lý phổ biến, thường ảnh hưởng đến các khớp lớn, làm suy giảm tầm vận động của người bệnh.Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về viêm gân, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!