Bệnh rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường về nhịp tim, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào.Bệnh tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng nặng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn nhịp tim qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn nhịp tim là gì?

Thông thường, tim con người có tổng cộng 4 buồng: 2 buồng tim nhỏ hơn nằm ở phía trên được gọi là tâm nhĩ, và 2 buồng tim lớn hơn nằm ở phía dưới gọi là tâm thất.

Tần số tim là số nhát bóp của tim có trong một phút. Ở người bình thường, tần số tim dao động từ 60 – 100 lần/phút. Tuy vậy, tần số tim dao động khá nhiều do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Tần số tim có thể tăng hơn bình thường (> 100 lần/phút) sau khi ăn no, vận động, bị sốt, tình trạng cảm xúc (nóng giận, lo sợ, hồi hộp…) và thậm chí thời tiết nóng cũng làm tăng nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng điện học bất thường của tim, bao gồm bất thường trong quá trình tạo ra nhịp và dẫn truyền điện học trong các buồng tim. Bệnh rối loạn nhịp tim bao gồm các biểu hiện lâm sàng sau: nhịp tim quá nhanh (tần số > 100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), nhịp tim không đều, có lúc tim đập nhanh, có lúc tim đập chậm.

Nguyên nhân

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể là kết quả từ những bất thường và những bệnh lý tim mạch, hoặc cũng có thể xuất phát từ các vấn đề trong các cơ quan khác ảnh hưởng đến nhịp tim 

Một số nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim bao gồm:

  • Sẹo của mô tim.
  • Mất cân bằng điện giải trong máu.
  • Tổn thương do nhồi máu cơ tim.
  • Quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
  • Sử dụng chất kích thích thường xuyên: thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
  • Căng thẳng.`
  • Béo phì

Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Xem thêm

Triệu chứng của bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim rất đa dạng, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Một số bệnh nhân bị rối loạn nhịp nhưng hoàn toàn không có biểu hiện nào, hoặc các biểu hiện khá mơ hồ như cảm giác không khỏe, cảm giác khó chịu ngực. Những triệu chứng thường gặp trong rối loạn nhịp gồm:

  • Hồi hộp
  • Đánh trống ngực, cảm giác tim đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua nhịp, hoặc nhịp đập không đều, tức ngực.
  • Hụt hơi
  • Khó thở
  • Ran ngực
  • Yếu sức
  • Đau ngực
  • Vã mồ hôi
  • Chóng mặt, hoa mắt, tối sầm mắt
  • Gần ngất hoặc ngất

Biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

  • Ngừng tim: Tim đập không đều có thể khiến tim bạn ngừng đập đột ngột và bất ngờ.
  • Suy tim: Rối loạn nhịp tim lặp đi lặp lại gây ra bệnh cơ tim, có thể dẫn đến suy tim. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi tim của bạn không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ: Bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ mạch máu thường gặp hơn ở những người bị rối loạn nhịp tim. Điều này có thể là do rối loạn nhịp tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến não của bạn theo thời gian.
  • Đột quỵ: Với chứng rối loạn nhịp tim, máu có thể đọng lại trong các ngăn trên của tim, gây ra hình thành các cục máu đông . Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến não, nó có thể gây ra đột quỵ.
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Nếu được sinh ra với một loại rối loạn nhịp tim di truyền, con bạn có thể có nguy cơ cao bị SIDS.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Để phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim cũng như nhận được sự tư vấn của bác sĩ giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thì chúng ta cần đi khám nếu có các dấu hiệu sau:

  • Khó thở, đổ mồ hôi, ngất xỉu.
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm thường xuyên, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
  • Chóng mặt.
  • Thở nhanh, mệt mỏi

Phương pháp điều trị

Dùng thuốc 

  • Thuốc chống loạn nhịp: beta-blocker, thuốc kháng cholinergic, chẹn kênh Calci… giúp ổn định nhịp tim, giảm áp lực máu trong thành mạch.
  • Thuốc kiểm soát nhịp tim được sử dụng để duy trì nhịp tim bình thường và phòng ngừa các cơn loạn nhịp tim.
  • Thuốc điều trị đông máu: warfarin, dabigatran, rivaroxaban và apixaban… giúp ngăn chặn hình thành và giảm kích thước của các cục máu đông.

Thủ thuật và phẫu thuật 

  • Cắt đốt qua ống thông (catheter)
  • Máy tạo nhịp tim: Trong trường hợp nhịp tim chậm bắt nguồn từ các nguyên nhân không thể điều chỉnh bằng thuốc, bác sĩ thường sử dụng máy tạo nhịp tim.
  •  Máy khử rung tim cấy được (ICD)
  • Phẫu thuật Maze
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành:

Phương pháp phòng ngừa rối loạn nhịp tim hiệu quả

  • Giữ cân nặng ổn định, tránh thừa cân – béo phì
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh xa thuốc lá và hạn chế rượu
  • Duy trì thực đơn có lợi cho sức khỏe tim mạch,Ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị.
  • Kiểm soát căng thẳng: Stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Nếu bạn có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số bước để giúp ngăn ngừa chúng.

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh rối loạn nhịp tim và hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts