Viêm bao hoạt dịch là một bệnh lý thường ảnh hưởng tới những khớp lớn của cơ thể.Khi bao hoạt dịch bị viêm có thể gây nên sưng, đau và hạn chế vận của các khớp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm bao hoạt dịch là gì?

Viêm bao hoạt dịch  là bệnh lý về xương khớp phổ biến. Bệnh ảnh hưởng tới những khớp thường xuyên vận động của cơ thể như khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay; gây ra các cơn đau khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Viêm bao hoạt thường gặp ở các vị trí thường xuyên chuyển động lặp đi lặp lại như vai, khuỷu tay, hông và đầu gối. Nhưng cũng có thể gặp ở vùng ngón chân hoặc gót chân.Tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể biến mất sau vài tuần nếu được điều trị đúng cách nhưng tình trạng. này rất hay tái phát.

Các vị trí thường bị viêm bao hoạt dịch

Khớp gối 

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng sưng đau một hoặc hai khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần nhưng không tìm thấy nguyên nhân. Tình trạng này có khả năng là thể bệnh viêm khớp gối (ở một hoặc cả hai vị trí). Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của một bệnh toàn thể. Trong đó, giai đoạn sau biểu hiện đầy đủ những triệu chứng bệnh (viêm cột sống dính khớpviêm khớp dạng thấplupus ban đỏ hệ thốngviêm khớp vảy nếngút…)

Khớp háng 

Viêm bao hoạt dịch khớp háng là tình trạng viêm, tổn thương bao hoạt dịch tại khớp háng, dẫn tới tình trạng sưng và đau nhức. Bệnh thường xảy ra ở những người thường xuyên lặp đi lặp lại một số chuyển động tại khớp háng hay lạm dụng khớp. Ngoài ra, tình trạng sưng viêm còn có thể xảy ra sau chấn thương, nhiễm trùng hay do những bệnh xương khớp làm ảnh hưởng tới khớp háng. 

Khớp cổ tay 

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là tình trạng tích tụ chất lỏng quá nhiều ở trong bao hoạt dịch của khớp cổ tay, gây viêm và sưng đau. Khi bao hoạt dịch bị viêm, người bệnh cử động cổ tay sẽ rất khó khăn, gây ảnh hưởng lớn tới những hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Khớp vai

Viêm bao hoạt dịch khớp vai là tình trạng viêm tác động, gây ảnh hưởng tới túi chứa hoạt dịch tại khớp vai. Túi hoạt dịch hoạt động tương tự như một chiếc đệm nằm giữa dây chằng, xương và cơ gần khớp. Khi túi hoạt dịch ở vai bị viêm sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới khả năng vận động của các tổ chức tại đây, đồng thời có thể dẫn tới tình trạng đau khớp vai.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch

Xem thêm

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm bao hoạt dịch là những chuyển động lặp đi lặp lại gây nên áp lực lên bao hoạt dịch. Một trong số những trường hợp hay gặp tình trạng này là:

  • Vận động viên bóng chày, quần vợt, cử tạ.
  • Người làm công việc quỳ nhiều trong thời gian dài.
  • Người dựa khuỷu tay vào tường trong thời gian dài.

Một số nguyên nhân hiếm gặp có thể kể đến là chấn thương, viêm khớp dạng thấp, gout.

Triệu chứng viêm túi hoạt dịch

Không giống như nhiều căn bệnh khác, triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • ● Khớp sưng và tấy đỏ;
  • ● Đau nhức hoặc cứng khớp, cơn đau sẽ chuyển biến nặng hơn khi người bệnh di chuyển hoặc ấn vào;
  • ● Có thể xuất tiết dịch nhiều gây ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp;
  • ● Nếu bị viêm bao hoạt dịch khớp gối thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển, viêm bao khớp cổ tay thì khó khăn khi cầm nắm.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh

Biến chứng nguy hiểm

Nếu tình trạng viêm bao hoạt dịch không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây những áp lực lên vùng bao hoạt dịch khiến bao này bị tổn thương nhiều hơn.

  • Yếu cơ: Tình trạng cứng khớp, đau nhức do sự tăng lên không ngừng của dịch khớp là nguyên nhân làm hoạt động đi lại của người bệnh bị hạn chế. Lâu ngày, khi không vận động hoặc tập thể dục, các bó cơ sẽ bị yếu mềm, thậm chí một số trường hợp còn bị teo cơ vĩnh viễn.
  • Bại liệt, tàn phế: Khi dịch khớp tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài, gây tràn dịch khớp, yếu khớp, phá hủy cấu trúc của khớp. Đặc biệt là khớp gối khi xảy ra viêm túi hoạt dịch mà không chữa trị sớm, người bệnh có nguy cơ bị bại liệt rất cao.
  • Mắc các bệnh xương khớp khác: Tình trạng viêm bao hoạt dịch khi không được chữa trị sớm và đúng cách, người bệnh có khả năng bị mắc các bệnh xương khớp khác như thoái hóa khớp, u nang bao hoạt dịch, thấp khớp, viêm khớp…

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Viêm bao hoạt dịch cần phải được điều trị sớm để tránh những biến chứng. Chính vì vậy, khi gặp những tình trạng sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám:

  • Đau vùng khớp.
  • Hạn chế chuyển động khớp.
  • Sưng, nóng, đỏ đau vùng tổn thương.
  • Sốt cao trên 38,5 độ C.

Điều trị viêm bao hoạt dịch

Mục đích điều trị: Giúp người bệnh giảm viêm và những cơn đau do bệnh gây ra.

  • Chườm lạnh: sử dụng khăn bọc đá hoặc các túi chườm lạnh để giảm tình trạng viêm. Lưu ý, không nên dùng đá chườm trực tiếp lên vết thương.
  • Thuốc: sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen.
  • Vật lý trị liệu: để cường sức mạnh của cơ bắp.
  • Tiêm corticosteroid: tiêm trực tiếp vào bao hoạt dịch giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
  • Phẫu thuật: dùng để dẫn lưu dịch nếu dịch ở bao quá nhiều.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối bệnh viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh do tình trạng lão hóa xương khớp. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh khi xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý.

  • Tránh hoạt động lặp đi lặp lại một vùng khớp quá thường xuyên hoặc chỉ giữ các khớp ở một tư thế trong thời gian dài.

  • Hạn chế mang vác nặng để tránh sức ép lên các vùng khớp như khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng…

  • Xây dựng và duy trì chế độ vận động, thể dục hợp lý để tăng cường độ linh hoạt của các khớp. Có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh…

  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải để tránh tạo áp lực lên các vùng khớp.

  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý về xương khớp

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về bệnh viêm bao hoạt dịch. Khi xuất hiện tình trạng đau khớp, bạn nên đến các cơ sở y tế để tránh những biến chứng nặng hơn. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts