Xem thêm
Những đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:
- Người cao tuổi
- Người làm việc trong môi trường căng thẳng: ngồi lâu, ít vận động
- Phụ nữ mang thai
- Biến chứng nguy hiểm
Bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Dễ trầm cảm
- Dễ bị té ngã
- Nguy cơ đột quỵ, tai biến
Triệu chứng của Rối loạn tiền đình?
- Chóng mặt hoặc hoa mắt:Cảm giác bất ổn, chóng mặt hoặc nhìn thấy hoa mắt.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa:Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa có thể xảy ra trong trường hợp nặng.
- Khó đi lại: Khó khăn trong việc đi lại, cảm thấy mất thăng bằng hoặc bị ngã.
- Đau đầu:Có thể có cảm giác đau đầu hoặc đau đầu thường xuyên.
- Ù tai hoặc tai đầy:Cảm giác ù tai hoặc tai bị đầy có thể xảy ra.
- Rối loạn thị giác: Có thể người bệnh gặp khó khăn trong việc tập trung nhìn vào một vật thể hoặc rối loạn thị giác.
- Rối loạn ngôn ngữ:Có thể có một số rối loạn ngôn ngữ hoặc khó khăn trong việc nói chuyện.
- Thay đổi nhịp tim, toát mồ hôi nhiều.

Các chẩn đoán, nghiệm pháp, cận lâm sàng phát hiện bệnh rối loạn tiền đình
– Bác sĩ sẽ trò chuyện với bạn về các biểu hiệu của bệnh, thời gian xuất hiện, các bệnh lý mắc kèm và việc sử dụng các loại thuốc điều trị khác.
– Bác sĩ có thể kiểm tra tai của bạn để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, cũng như xem tư thế dáng bộ của bạn để kiểm tra khả năng giữ thăng bằng.
– Nếu bác sĩ nghi ngờ là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, họ có thể thực hiện nghiệm pháp Dix-Hallpike để xác minh chẩn đoán
Các cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể.
- Nội soi tai: để đánh giá các tình trạng viêm xương, viêm tai giữa,…
- Chụp CT-scanner hoặc MRI sọ não: đánh giá các khối u, các phình mạch, hệ thống động mạch cung cấp máu cho não bộ.
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống cổ: đánh giá tình trạng cung cấp máu cho não bộ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt diễn ra trong thời gian dài (lớn hơn 2 tuần) hoặc các chóng mặt này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt bạn nên đến các cơ sở để được chẩn đoán và điều trị.
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
Dùng thuốc giảm triệu chứng
+Cinnarizin: có tác dụng giảm ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, say tàu xe, đau nửa đầu.
+Duxil: có tác dụng kiểm soát tình trạng choáng váng, điều trị thiếu cục bộ.
+Flunarizine: có tác dụng giảm nhanh chóng mặt, nhức đầu, đau nửa đầu.
+Tanganil: có tác dụng giảm chóng mặt không rõ nguyên nhân
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu liên quan đến việc một bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện sự cân bằng bằng cách dạy não của bạn học cách bù trừ cho các vấn đề bị thiếu hụt ở tai trong.
Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình
Điều trị tốt các bệnh lý mũi, họng để không gây tình trạng viêm tai cấp tính.
- Không đeo tai nghe nghe nhạc quá to.
- Giảm tối đa việc đọc sách, sử dụng điện thoại trên các phương tiện giao thông.
- Không đi máy bay nếu đang gặp các vấn đề viêm xoang, viêm tai giữa,…
- Hạn chế các căng thẳng, stress trong cuộc sống.
- Tăng cường tập luyện thể dụcthể thao nhằm nâng cao sức khoẻ
- Không ngồi lâu trước máy tính, đứng lên đi lại sau 1-2 giờ làm việc.
Uống đủ nước mỗi ngày 2 lít. Uống nước giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh đào thải được chất độc.