Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè.Rôm sảy thường lành tính có thể tự khỏi khi trời mát mà không cần điều trị nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, nhọt.Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chúng và cách điều trị hữu hiệu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Rôm sảy là bệnh gì?

Rôm sảy hay phát ban nhiệt (Miliaria) là một tình trạng xảy ra trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu và ngứa. Cảm giác châm chích dai dẳng có thể gây khó chịu. Rôm sảy biểu hiện ở dạng mụn nước có thể gây đau khi chạm vào. 

Đây là bệnh ngoài da lành tính, có thể tự hết mà không gây tác hại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu. 

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy

  • Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào  việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy. 

  • Ba mẹ cho trẻ mặc đồ kín, dày, không thấm hút mồ hôi. Với trẻ nhỏ, việc mặc tã quá thường xuyên hay quá chật cũng là nguyên nhân dẫn đến rôm sảy.

  • Thời tiết ẩm ướt, nóng nực, vận động nhiều, xuất mồ hôi quá nhiều, cơ thể quá nóng, nằm yên một chỗ trong thời gian dài, cho trẻ mặt tã quá chật, quá thường xuyên làm bít ống thoát mồ hôi.
  • Hoạt động thể chất. Tập thể dục cường độ cao, làm việc chăm chỉ hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bạn đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến phát ban nhiệt.

Triệu chứng rôm sảy

Xem thêm

Người lớn thường bị phát ban nhiệt ở nếp gấp da và nơi quần áo gây ra ma sát. Ở trẻ sơ sinh, phát ban chủ yếu được tìm thấy trên cổ, vai và ngực. Nó cũng có thể xuất hiện ở nách, nếp gấp khuỷu tay và háng.

Triệu chứng thường gặp nhất :

  • Da nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy ở các vùng da là trán, đầu, cổ, lưng, ngực, vai, vị trí có nếp gấp trên da. 
  • Trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, mất ngủ.

  • Trẻ lớn gãi nhiều, gây trầy xước và vỡ các mụn nước. Nếu nhiễm khuẩn sẽ chuyển thành mụn có mủ bên trong.

Phân loại rôm sảy:

Tùy theo mức độ bị tắc của ống bài tiết mồ hôi mà bệnh rôm sảy được chia làm các loại:

  •  Rôm sảy nhẹ là phần bị tắc của ống dẫn mồ hôi chỉ ở lớp da trên cùng, vết mẩn dạng tinh thể, rất nhỏ, biểu hiện thường là mụn nước, bóng nước dễ làm vỡ.
  • Rôm sảy gai/đỏ, ống dẫn mồ hôi bị tắc vào sâu hơn lớp da trên cùng, biểu hiện là mụn đỏ, cảm giác ngứa nhẹ như kiến cắn.
  • Rôm sảy mủ, mức độ tắc của ống dẫn mô hôi sâu đã tạo thành chứng viêm nang mồ hôi cho da.
  • Rôm sảy sâu, ống dẫn mồ hôi đã tắc đến hạ dì, lớp sâu của da, biểu hiện trên da là có vết màu đỏ như da gà.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Phát ban do nhiệt thường làm lành vết thương bằng cách làm mát da và tránh tiếp xúc với sức nóng gây ra. Gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, phát ban dường như trở nên tồi tệ hơn hoặc bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Đau tăng, sưng, đỏ hoặc ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng

  • Mủ chảy ra từ các tổn thương

  • Hạch bạch huyết sưng ở nách, cổ hoặc háng

  • Sốt hoặc ớn lạnh

Điều trị rôm sảy

Đa số các trường hợp bị rôm sảy, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày nếu bạn chăm sóc da cẩn thận, ăn ở sạch sẽ, làm mát da, hạn chế mồ hôi đổ tối đa.

Song song đó, hãy tắm mát cho bé nhiều hơn để vừa làm mát cơ thể, vừa giúp da sạch sẽ, hết mồ hôi. Thay vì tắm bằng sữa tắm hay nước xà phòng, hãy nấu nước lá chè xanh, lá khổ qua hay lá khế để tắm cho bé. Đây là phương pháp dân gian giúp trị rôm sảy ở trẻ em hiệu quả, an toàn. 

Thuốc mỡ

Các dạng phát ban nhiệt nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu thuốc mỡ bạn bôi lên da để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng. Các phương pháp điều trị tại chỗ như vậy có thể bao gồm:

  • Calamine lotion để làm dịu ngứa

  • Lanolin khan, có thể giúp ngăn chặn tắc nghẽn ống dẫn và ngăn chặn các tổn thương mới hình thành

  • Steroid tại chỗ trong trường hợp nghiêm trọng nhất

Cách phòng ngừa rôm sảy

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, tắm nước mát, sử dụng xà phòng không gây khô, xà phòng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn trên da.
  • Tắm và lau mồ hôi thường xuyên , tránh để tình trạng mồ hôi đọng trên da quá lâu. 
  • Sử dụng kem dưỡng da calamine hoặc nén mát để làm dịu da ngứa, kích ứng.
  • Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ có chứa dầu mỏ hoặc dầu khoáng, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn nữa.
  • Uống đủ nước và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày. 
  • Hạn chế cho trẻ ra nắng, tiếp xúc với ánh sáng gắt, không cho trẻ ra ngoài nắng từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  •  Chọn chỗ ngủ mát mẻ, thoáng khí cho trẻ, không ủ trẻ quá kín.

Giữ cho da mát mẻ là cách ngăn rôm sảy “tiếp cận” bé yêu và gia đình bạn tốt nhất nhé.Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé !

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts