Sẹo hình thành sau khi vết thương trên da lành lặn.Sẹo lồi nổi gồ ghề trên bề mặt da, có màu đỏ hoặc tím gây đau, ngứa và mất thẩm mỹ cho người bệnh.Vậy Sẹo lồi là gì?nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì, có cách nào điều trị không?Hãy cùng Nhà Thuốc Bạch Mai cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sẹo lồi là gì?

Sẹo hình thành sau khi vết thương trên da lành lặn. Tùy cơ địa từng người mà sẹo định hình ở nhiều dạng khác nhau: Sẹo phẳng, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại.Ngoài hình dạng thì sẹo cũng có 2 màu: Sẹo trắng, sẹo đen.

Sẹo lồi là một vết sẹo lớn và nhô cao, có thể có màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Sẹo lồi có thể phát triển từ những tổn thương da rất nhỏ, chẳng hạn như nốt mụn hoặc vết đâm, vết cắt và lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương ban đầu.

Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen quá mắc trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự nhỏ đi theo thời gian.

 Sẹo lồi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện mọi vị trí trên cơ thể nhưng  thường xảy ra ở những vùng cơ thể như: Vai, dái tai, ngực, má, mông,… 

Sẹo lồi trên dái tai thường tròn và chắc, trên các bộ phận khác của cơ thể sẽ có bề mặt phẳng hơn. Tuy nhiên, trên một số bộ phận của cơ thể như: Cổ, bụng, tai,… sẹo lồi hơi di chuyển khi chạm vào. 

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi

Có nhiều nguyên nhân hình thành sẹo lồi thường gặp như:

  • Xỏ lỗ tai.
  • Nổi mụn trứng cá hoặc thủy đậu (thường gặp ở mặt, ngực, lưng).
  • Vết thương: vết thủng, bỏng, vết cắt, vết cạo râu, vết cắn của động vật
  • Các vết tích nặn mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen.
  • Vị trí rạch trong quá trình tiểu phẫu, phẫu thuật.
  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn… Nên sẽ hình thành các vết sẹo.
  • Cơ địa dễ hình thành sẹo lồi.
  • Chế độ ăn: trong thời gian điều trị người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm kích thích phát triển sẹo lồi như rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp,…
  • Tuổi tác: những người trẻ từ 20 đến 30 tuổi thường dễ mắc sẹo lồi

Triệu chứng sẹo lồi

Xem thêm

Sẹo lồi lâu năm

  • Sẹo lồi có xu hướng phát triển chậm, lan rộng trong nhiều tuần, vài tháng, vài năm. Tuy nhiên, ở một số người, sẹo lồi có thể phát triển nhanh chóng, tăng gấp 3 lần trong vài tháng.
  • Sẹo lồi có kích thước khác nhau, người bệnh sẽ cảm thấy mềm, ngứa hoặc đau khi sẹo lồi phát triển. Triệu chứng này thường hết khi sẹo lồi ngừng phát triển. 

Sẹo lồi mới hình thành

  • Cơ thể sản xuất quá nhiều collagen trong quá trình hình thành sẹo để phục hồi vết thương. Trong cơ thể, collagen có vai trò duy trì độ đàn hồi của da, hỗ trợ cấu trúc cơ, xương, mô.
  • Sẹo lồi thường xuất hiện khoảng 3 – 12 tháng sau chấn thương. Lúc đầu, sẹo lồi có màu đỏ, hồng hoặc tím nhưng cuối cùng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn da, phần viền cũng đậm hơn phần trung tâm. Những vết sẹo này xuất hiện với dạng những cục da bóng, không có lông. 

Thời gian phát triển của sẹo lồi

Thời gian xuất hiện sẹo lồi thường không cố định do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như có xuất hiện vết thương thứ phát hay không, hệ miễn dịch thế nào, cơ địa ra sao.

Thông thường, sẹo lồi sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tháng. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau 1 năm, sẹo mới bắt đầu xuất hiện.

Sẹo lồi có gây hại không?

  • Sẹo lồi Không gây hại. Dù sẹo lồi gây ngứa, đau, khó chịu nhưng không gây hại cho sức khỏe. 
  • Sẹo lồi không phải bệnh lây nhiễm, cũng không phải ung thư. Nếu người bệnh từng có một vết sẹo lồi thì khả năng sẽ có thêm những vết sẹo lồi khác. Sẹo lồi không mờ dần theo thời gian, để giảm sự xuất hiện của sẹo lồi, người bệnh nên đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị sớm.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Sẹo lồi thường không gây ra nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi xuất hiện các vấn đề sau bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn:

  • Xuất hiện sẹo ở những vị trí dễ nhìn thấy làm cho bạn cảm thấy tự ti.
  • Vết sẹo trở nên tăng kích thước không chỉ khu trú ở vùng vết thương nữa.
  • Vùng da sẹo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vết sẹo lớn làm hạn chế vận động cơ, khớp.

Phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp

Chăm sóc vùng bị sẹo lồi

  • Đối với sẹo lồi mới, phương pháp điều trị có thể là băng ép từ vải co giãn hoặc các vật liệu khác. Phương pháp này được sử dụng sau khi phẫu thuật xóa sẹo lồi.
  • Để làm giảm hoặc ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật thì cần tạo áp lực lên vết thương bằng cách đeo băng ép từ 12 – 24 giờ mỗi ngày và kéo dài từ 4 – 6 tháng để có hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Dùng thuốc

  • Dùng kem corticosteroid: Bôi kem corticosteroid theo toa để giúp giảm ngứa.
  • Tiêm corticosteroid hàng tháng (ví dụ, triamcinolone acetonide 5 đến 40 mg/mL) vào vết thương vùng có sẹo lồi.
  • Hiện nay, một số thuốc điều hòa miễn dịch (imiquimod) đã được sử dụng để ngăn ngừa phát triển hoặc tái phát sẹo lồi.

Áp lạnh: Các sẹo lồi nhỏ muốn làm giảm hoặc loại bỏ chúng sẽ đông lạnh bằng nitơ lỏng. Các tác dụng phụ xảy ra khi dùng phương pháp này như: phồng rộp, đau, mất màu da (giảm sắc tố).

Băng đàn hồi:Băng đàn hồi thường được sử dụng trong trường hợp điều trị sẹo lồi ở dái tai hoặc vành tai. Băng đàn hồi phù hợp với các kích thước sẹo lồi khác nhau và được khuyến cáo đeo 24 giờ mỗi ngày.

Phẫu thuật:Phẫu thuật cắt bỏ bằng laser hoặc phẫu thuật có thể làm giải phóng thương tổn, nhưng chúng thường tái phát lớn hơn trước. Cắt bỏ sẽ thành công hơn nếu trước và sau được tiến hành các đợt tiêm corticosteroid.

Phương pháp phòng ngừa sẹo lồi 

  • Cơ địa sẹo lồi nên hạn chế xỏ khuyên hoặc xăm mình
  • Không xăm mình, thủ thuật thẩm mỹ (nếu muốn phẫu thuật, cần liên hệ bác sĩ da liễu kiểm tra da trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ gây sẹo lồi).
  • Chăm sóc mọi vết thương ngay lập tức (dù vết thương nhỏ) để giúp da nhanh lành, giảm nguy cơ để lại sẹo (liên hệ bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc, băng bó vết thương đúng cách).
  • Luôn giữ vết thương sạch sẽ, tránh để tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra.
  • Tiến hành băng bó vết thương với một lượng chất dưỡng ẩm, băng ép để tạo áp lực nhỏ lên vết thương hạn chế hình thành sẹo.
  • Sau khi vết thương hồi phục, bôi gel silicon lên vùng da tổn thương. Thực hiện trong thời gian từ 2 – 3 tháng để tránh sẹo lồi hình thành.
  • Tránh các thực phẩm như đồ nếp, thịt gà, rau muống, trứng, sữa.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về sẹo lồi đặc biệt là những lưu ý khi chăm sóc vết thương cũng như các phương pháp chữa sẹo lồi. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts