Sỏi bàng quang là bệnh thường gặp của hệ tiết niệu. Sỏi bàng quang nhỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đôi khi sỏi bàng quang cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu không được điều trị, sỏi bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khác.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu ngay những triệu chứng sỏi bàng quang điển hình qua bài viết dưới đây nhé!

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là những khối rắn, được hình thành từ sự tích tụ khoáng chất trong nước tiểu. Chúng phát triển khi các khoáng chất trong nước tiểu đậm đặc kết tinh lại tạo thành sỏi, điều này xảy ra khi bạn không đi tiểu hết hoàn toàn lượng nước tiểu có trong bàng quang. Sỏi bàng quang gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.

Sỏi chủ yếu là canxi oxalat hoặc canxi photphat. Sỏi có thể bắt đầu từ sỏi thận, rơi xuống bị mắc kẹt trong bàng quang, phát triển thêm các lớp vật liệu sỏi cho đến khi chúng quá lớn để đào thải ra ngoài và trở thành triệu chứng

Nguyên nhân bệnh Sỏi bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang. Trong đó, có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi bàng quang như:

  • Sỏi từ thận và niệu quản rơi xuống bàng quang.
  • Túi thừa bàng quang, viêm nhiễm trùng, cổ bàng quang bị hẹp do u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt mãn tính,.. đè lên cổ bàng quang làm nước tiểu bị ứ đọng làm tạo sỏi.
  • Thần kinh bàng quang: các dây thần kinh của bàng quang hoạt động không bình thường dẫn đến tồn đọng nước tiểu.
  • Sa bàng quang (Cystocele): thành bàng quang ở phụ nữ yếu và tụt xuống âm đạo, chặn dòng nước tiểu và hình thành sỏi.
  • Phẫu thuật nâng bàng quang để điều trị tiểu không kiểm soát, nhưng lại có thể gây ra sỏi bàng quang.

  • Bàng quang có dị vật hoặc niệu đạo bị hẹp làm ứ đọng nước tiểu và ứ đọng cặn tạo thành sỏi.
  • Sưng bàng quang: có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thừa calci, phospho nhưng lại ít uống nước cũng có thể dẫn đến sỏi bàng quang.
  • Ống thông tiểu, các dụng cụ tránh thai đặt trong bàng quang cũng có thể gây sỏi.
  • Ít vận động, hay ngồi một chỗ và có thói quen nhịn tiểu cũng là một trong các nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang.

Đối tượng nguy cơ bệnh Sỏi bàng quang

  • Giới tính: sỏi bàng quang xảy ra chủ yếu ở nam giới.
  • Tuổi: sỏi bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên
  • Bàng quang bị cản trở lối thoát: có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hay phẫu thuật.
  • Thần kinh bàng quang: di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm…

Triệu chứng bệnh Sỏi bàng quang

Xem thêm

Nếu kích thước viên sỏi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng, nhưng nếu sỏi lớn có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới;
  • Đai và/hoặc khó chịu dương vật (nam giới);
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắc;
  • Tiểu khó, gián đoạn dòng nước tiểu;
  • Tiểu ra máu hay nước tiểu sậm màu

Người mắc sỏi bàng quang thường có dấu hiệu tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu ít

Biến chứng có thể gặp khi mắc sỏi bàng quang

Ngay cả trường hợp không có triệu chứng vẫn có thể dẫn đến biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như:

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang.

  • Đau bụng vị trí dưới.
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nước tiểu có màu đục, sẫm bất thường.
  • Tiểu ra máu.
  • Cảm thấy đau rát khi đi tiểu.
  • Ở nam giới có thể đau dương vật hoặc 2 bên tinh hoàn.
  • Nước tiểu có lẫn máu.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sỏi bàng quang

  • Thăm khám lâm sàng;
  • Chẩn đoán hình ảnh:Siêu âm: Phát hiện viên sỏi bằng sóng âm,Chụp X-Quang
  • Xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu: Kiểm tra xem có máu, vi khuẩn hay sự kết tinh của các khoáng chất hay không.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm

Điều trị sỏi bàng quang

Nguyên tắc trong điều trị sỏi bàng quang là: 

  • Loại bỏ sỏi bàng quang
  • Điều trị nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang để tránh sỏi tái phát

Dùng thuốc

Các loại thuốc thường được điều trị sỏi bàng quang như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Thuốc giúp xoa dịu cơn đau và cảm giác khó chịu do sỏi gây ra.
  • Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: Thuốc giúp giãn rộng đường kính cổ bàng quang. Từ đó, sỏi có thể di chuyển ra khỏi cơ thể dễ dàng.
  • Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Thuốc giúp điều chỉnh độ pH nước tiểu, có thể hiệu quả trong việc làm tan sỏi axit uric.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc giúp tăng lưu lượng nước tiểu.
  • Thuốc kháng sinh: điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Phẫu thuật:Tán sỏi bàng quang,Mổ mở lấy sỏi

Biện pháp phòng ngừa sỏi bàng quang

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đạm, không ăn nội tạng.
  • Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

Hy vọng qua bài viết trên đã góp phần giúp mọi người nhận biết được những triệu chứng khi nghi ngờ mình có nguy cơ mắc sỏi bàng quang. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts