Són phân chứng bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây không ít phiền toái cho người bệnh, nếu kéo dài bệnh còn dẫn đến những bệnh lý viêm nhiễm, đau đớn vùng hậu môn, trực tràng.Hayx cùng tìm hiểu bệnh lí qua bài viết dưới đây nhé!

 Són phân là gì?

Són phân còn được gọi là đi cầu không tự chủ, là tình trạng mất kiểm soát đường ruột dẫn đến thải trừ phân không tự chủ. Điều này có thể bao gồm từ việc đi ngoài một lượng phân nhỏ không chủ ý thường xuyên đến mất kiểm soát hoàn toàn khi đi tiêu.Tình trạng này có thể xảy ra hàng ngày ở một số người, trong khi đó đối với những người khác, són phân chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian.

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng són phân

Tắc nghẽn ruột hay trực tràng do phân: Táo bón mãn tính có thể dẫn đến đi tiêu không tự chủ. Điều này xảy ra khi một khối phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng.

  • Tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên: Những tình trạng này làm các cơ ở trực tràng và hậu môn yếu đi dẫn đến giảm khả năng giữ phân trong cơ thể.
  • Tổn thương cơ: Ở phụ nữ khi sinh con qua đường âm đạo khó khăn, bác sĩ thường rạch một đường nhỏ (cắt tầng sinh môn) để tạo lỗ mở lớn hơn, điều này có thể gây tổn thương cơ.
  • Bệnh trĩ: Trĩ ngoại có thể làm cơ thắt không khép lại hoàn toàn. Điều này cho phép phân lỏng và chất nhầy đi qua một cách không chủ ý.
  • Một số nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh bao gồm: Chấn thương do sinh nở, đột quỵ, đái tháo đường, đa xơ cứng (MS)
  • Tổn thương dây thần kinh: Nếu các dây thần kinh điều khiển việc co bóp của trực tràng và hậu môn bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng đi đại tiện không tự chủ có thể xảy ra.

Đối tượng dễ bị són phân

  • Trên 65 tuổi
  • Không năng vận động thể chất
  • Mắc những bệnh kinh niên và các tình trạng sức khỏe nhất định
  • Đã cắt bỏ túi mật
  • Đang có thói quen hút thuốc

 Triệu chứng của són phân

Xem thêm
  • Rò rỉ phân: Người bị són phân có thể rò ra phân nhỏ hoặc lỏng khi không có ý định đi đại tiện hoặc khả năng kiểm soát.
  • Không có cảm giác đi tiêu: Một số người không có cảm giác khi phân đang trong trạng thái cần được thải ra hoặc không cảm nhận được cảm giác đi tiêu.
  • Mất khả năng nhịn: Người bị són phân không thể nhịn được việc đi tiêu khi cần hoặc không thể chờ đến đúng nhà vệ sinh để đi tiêu.
  • Phân rơi ra khi có áp lực: Người bị đi đại tiện không tự chủ có thể gặp khó khăn trong việc giữ phân, dẫn đến việc phân rơi ra một cách không kiểm soát khi có áp lực ổ bụng.

Các vấn đề có khả năng phát sinh do són phân

  • Da quanh hậu môn bị khó chịu hoặc bị kích ứng
  • Cảm giác đau khổ và lo âu về xã hội, như là lo sợ, xấu hổ, tách biệt khỏi xã hội, mất lòng tự trọng, giận dữ hoặc trầm cảm
  • Các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống, như là không thể tập thể dục, làm việc, đến lớp học hoặc đến các buổi tụ tập

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán són phân

Các xét nghiệm sau có thể giúp chẩn đoán:

  • Kiểm tra khu vực trực tràng của bạn bằng ngón tay mang găng
  • Cấy phân
  • Chụp X quang đại tràng trực tràng với thuốc cản quang (chụp X-quang có chất fluor của ruột già, bao gồm cả ruột kết và trực tràng với chất cản quang baryt)
  • Xét nghiệm máu
  • Điện cơ (để kiểm tra chức năng của cơ và các dây thần kinh liên quan)
  • Siêu âm hậu môn trực tràng
  • Proctography (hình ảnh video trực tràng dưới tia X khi đi tiêu)
  • Proctoscopy: Hình ảnh video hậu môn lúc đi tiêu

Điều trị són phân 

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc chống tiêu chảy như loperamid giúp làm chậm chuyển động của phân qua hệ thống tiêu hóa, cho phép hấp thụ nhiều nước hơn từ phân.
  • Thuốc nhuận tràng nếu táo bón mạn tính gây ra tình trạng són phân của bạn.

Bài tập Kegel: Các bài tập Kegel tăng cường cơ sàn chậu. Các bài tập này liên quan đến thói quen co bóp lặp đi lặp lại các cơ được sử dụng khi đi vệ sinh. Bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để biết cách thực hiện các bài tập chính xác.

Phẫu thuật: Điều trị phẫu thuật thường dành cho những trường hợp không kiểm soát phân nặng. Có một số lựa chọn phẫu thuật có sẵn như: Tạo hình cơ vòng, ghép cơ Gracilis, cơ vòng nhân tạo, cắt ruột già.

Thay đổi chế độ ăn uống

Phương pháp phòng ngừa són phân hiệu quả

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ chất xơ để duy trì sự mềm mại và độ nhớt của phân. Uống đủ nước và tránh các chất kích thích như cafein và bia rượu.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất đều đặn giúp cải thiện chức năng ruột, tăng cường cơ và dây thần kinh trong khu vực hậu môn.
  • Tập kiểm soát ruột: Hãy học cách điều chỉnh ruột của bạn bằng cách thiết lập lịch trình đi đại tiện đều đặn và thực hiện nó vào cùng một thời gian hàng ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ tiêu chảy.
  • Chăm sóc vùng hậu môn: Đảm bảo vùng hậu môn luôn sạch và khô ráo để tránh kích ứng và nhiễm trùng. Sử dụng giấy vệ sinh mềm nhẹ khi lau và hạn chế việc sử dụng các chất tẩy rửa có chứa hóa chất gây kích ứng.
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy và són phân. Hãy học cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, kỹ thuật thở hoặc hoạt động giải trí.

Són phân không quá nguy hiểm song ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Do đó, nên đi khám tìm nguyên nhân để điều trị sớm, tránh bệnh kéo dài dẫn đến điều trị khó khăn hơn. Hãy chú ý và kiểm soát điều trị sớm bạn nhé. 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts