Theo một thống kê y học, Việt Nam hiện nằm trong vùng có tỉ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao. Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam từ 2-12%, trong đó sỏi thận chiếm tới 40%. Với số liệu này, Việt Nam được coi là nước có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao nhất thế giới. Hiện có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, trong đó phương pháp tán sỏi qua da được đánh giá cao.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch mai tìm hiêur ưu nhược điểm và các lưu ý của phương pháp tán sỏi qua da qua bài viết dưới đây nhé!

Tán sỏi thận qua da là gì?

Sỏi thận là những tinh thể khoáng chất hòa tan trong nước tiểu, lắng đọng tại vị trí đài thận hoặc bể thận của bệnh nhân thành những cục sỏi rắn. Tùy thuộc vào thời gian và sự lắng đọng mà kích thước của các viên sỏi là khác nhau.

Tán sỏi thận qua da là một phương pháp điều trị nội soi sỏi thận bằng cách dùng năng lượng laser để phá vỡ sỏi. Đây được cho là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, tỷ lệ sạch sỏi cao, nguy cơ gây ra những biến chứng thấp và thời gian phục hồi ngắn

Theo một Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 185 bệnh nhân được tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Các bệnh nhân được theo dõi, thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả: Tuổi trung bình 51,7 ± 13,6 tuổi; kích thước sỏi trung bình là 24,17 ± 7,6 mm. Vị trí sỏi thường gặp là sỏi bể thận 48,11% (89/185 BN); Tỷ lệ sạch sỏi sau tán lần 1 đạt 72,97%; 27,03% được tán sỏi qua da lần 2; tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 98,38%. Tỷ lệ tai biến, biến chứng 15,68%; bao gồm sốt sau phẫu thuật 14,60%; chảy máu phải truyền máu 0,54%; sốc nhiễm khuẩn 0,54%. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị sỏi thận.

Chỉ định thực hiện tán sỏi thận qua da khi nào?

Hiện nay, các hướng dẫn mới nhất về điều trị sỏi thận từ các Hội Tiết niệu Hoa Kỳ, Hội Tiết niệu Châu Âu không còn đề cập đến vai trò của mổ mở nữa, thay vào đó là phương pháp tán sỏi thận qua da (PCNL-Percutaneous nephrolithotomy) với những ưu điểm như ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả cao. Phương pháp này đang được áp dụng rộng khắp tại nhiều nơi trên thế giới và được thực hiện tại các bệnh viện chuyên điều trị sỏi thận tại nước ta

Đối tượng chỉ định

Tán sỏi thận qua da thường chỉ định cho các trường hợp gồm:

  • Kích thước sỏi lớn hơn 2cm, gồm cả sỏi san hô phức tạp.
  • Người bệnh đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng thất bại.

 Đối tượng chống chỉ định

Nội soi tán sỏi thận qua da chống chỉ định với những trường hợp như:

  • Người bệnh bị rối loạn đông máu, có các bất thường ở mạch máu trong thận, có nguy cơ chảy máu nặng.
  • Người bệnh bị cao huyết áp. Trường hợp này chống chỉ định nội soi tán sỏi chỉ là tạm thời.

Quy trình của phương pháp tán sỏi thận qua da

Xem thêm

Thông thường, một quy trình tán sỏi nội soi qua da diễn ra theo trình tự các bước sau:

  • Khi phẫu thuật tán sỏi thận qua da, bạn sẽ được gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn.
  • Bác sĩ tiến hành sát trùng, dùng đầu dò quan sát hình thể thận, sử dụng dao phẫu thuật rạch đường nhỏ trên da khoảng 6mm tại khu vực hông lưng có sỏi.
  • Qua đường rạch, bác sĩ nong một đường hầm từ ngoài da đến thận dưới hướng dẫn của đầu dò, máy siêu âm. Đường hầm có đường kính nhỏ, khoảng cách của đường hầm từ da đến thận là ngắn nhất và ít mạch máu nhất.
  • Qua đường hầm nhỏ, bác sĩ đưa máy nội soi vào đường hầm để xác định chính xác vị trí sỏi. Từ hình ảnh thu được của thiết bị nội soi, bác sĩ sẽ dẫn dây phát năng lượng laser vào để tán sỏi thành vụn nhỏ.
  • Sỏi vừa tán sẽ được hút dần dần thông qua đường hầm nhỏ cho tới khi thận sạch sỏi hoàn toàn.
  • Đặt sonde JJ vào niệu quản của người bệnh và dẫn lưu đài bể thận qua da. Những ống này được theo dõi kiểm tra và rút ra khi sức khỏe người bệnh đã ổn định.

Tỉ lệ thành công của tán sỏi thận qua da là bao nhiêu?

Tỷ lệ sạch sỏi của phương pháp tán sỏi thận qua da được báo cáo lên tới 90%. Tỷ lệ sạch sỏi cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm của bác sĩ, đặc tính của sỏi và thiết bị sử dụng

Đặc điểm của phương pháp tán sỏi thận qua da

Ưu điểm

  • Ít gây đau: Phương pháp mổ thông thường sẽ qua đường rạch dài ở bụng. Tuy nhiên, nội soi tán sỏi thận qua da chỉ cần vết rạch nhỏ 0,6cm tại lưng. Vì thế, người bệnh sẽ ít bị đau hơn.
  • Xử lý sạch tới 100% sỏi thận: Đây là phương pháp giúp kiểm tra toàn bộ đài bể thận, niệu quản để không sót sỏi.
  • Ít tổn hại tới thận: Phương pháp này ảnh hưởng rất ít tới những chức năng của thận, chỉ ở mức 1%. Trong khi, phẫu thuật bình thường có thể ảnh hưởng chức năng thận với mức lớn hơn rất nhiều do đường rạch trên nhu mô thận.
  • Phục hồi nhanh: Vì là phương pháp ít gây đau, người bệnh sau khi tán sỏi không cần nằm viện quá lâu, có thể quay lại với đời sống sinh hoạt hằng ngày sớm.Thời gian nằm viện khoảng 2 – 5 ngày, phục hồi nhanh trở lại làm việc  khoảng 7 – 10 ngày.
  • Hạn chế biến chứng: Giảm thiểu tối đa các biến chứng trong và sau phẫu thuật so với mổ hở truyền thống như mất máu, nhiễm trùng,…

Nhược điểm

  • Biến chứng sau phẫu thuật: Nguy cơ chảy máu do việc chọc kim và nong rộng đường hầm có thể làm tổn thương mạch máu xung quanh.
  • Đòi hỏi phải gây mê toàn thân.
  • Chi phí thực hiện khá cao: Chi phí điều trị cao vì phải dùng tới các dụng cụ y tế như bộ nong thận, amplatz, catheter niệu quản và một số thiết bị khác.
  • Yêu cầu trình độ phẫu thuật viên tốt: Để đảm bảo tán sạch sỏi và giảm thiểu biến chứng, phẫu thuật viện cần được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm đối với phương pháp nội soi tán sỏi qua da.

Những lưu ý sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da

Sau phẫu thuật tán dỏi qua da, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Không nâng vác hay kéo vật nặng trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật.
  • Mỗi ngày nên thay băng vết thương, kiểm tra quá trình lành vết thương. Lưu ý không đặt băng ướt lên trên vết thương. Khi vết thương khô và lành (khoảng 3 – 5 ngày), người bệnh có thể tháo băng.
  • Nghỉ ngơi khoảng 2 – 4 tuần trước khi quay lại làm việc. Nếu công việc yêu cầu nâng vác vật nặng hoặc vận động nhiều, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Bạn có thể thấy nước tiểu có lẫn ít máu. Tình trạng này có thể kéo dài lên tới hai tuần. Lúc này, bạn nên uống thật nhiều nước và không được nhịn tiểu. Mỗi ngày cần uống 2 – 3 lít nước lọc, nước ép hay nước trái cây. Các thực phẩm lợi tiểu bao gồm: nước râu ngô, nước đậu đen, nước cam hoặc chanh, rau cần tây,.

Chế độ ăn cho người sau tán sỏi thận qua da cần những gì?

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Do tình trạng căng ruột có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ với các loại thực phẩm giàu chất xơ (mì ống, bánh mì nguyên hạt, gạo…). Để xác định chế độ ăn phù hợp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa như rau lang, mồng tơi, khoai lang, rau diếp cá, đậu phụ, chuối,…giúp bệnh nhân hấp thu tốt hơn và tránh tình trạng táo bón. Qua đó giảm áp lực cho ổ bụng và sẽ tránh tác động nên hệ tiết niệu.
  • Chế độ ăn hạn chế chất tạo sỏi: Không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu oxalat và purin như tôm cua, đồ hải sản, các loại thịt đỏ,…
  • Tránh sử dụng đồ uống có ga, nước chè, cà phê, rượu bia,…

Quy trình tán sỏi qua da đơn giản, nhanh chóng. Hiện phương pháp này đang được áp dụng hiệu quả ở những cơ sở y tế uy tín. Vì thế, người bệnh nhân không cần quá lo ngại khi điều trị sỏi. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng những chỉ định tán sỏi từ bác sĩ để hạn chế rủi ro và biến chứng sau phẫu thuật.Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè nếu cảm thấy hữu ích nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts