Bệnh ngoài da do zona thần kinh và kiến ba khoang gây ra có những biểu hiện khá tương đồng khiến nhiều người bị nhầm lẫn.Nếu không biết cách phân biệt, rất dễ nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị, khiến bệnh tình không những không thoái triển mà còn tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng, kéo dài thời gian hồi phục.Hãy cùng Nhà THuốc Bạch Mai tìm hiểu phân biệt kiến ba khoang đốt và bệnh zona thần kinh qua bài viết dưới đây nhé!
Theo bác sĩ Vũ Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, những trường hợp nhầm lẫn giữa bệnh zona và bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng không phải là hiếm gặp. Nhiều người bệnh cứ thấy có mụn phồng rộp, đỏ là nghĩ đến bệnh zona, tự đi mua thuốc, thường là Acyclovir (thuốc kháng virus). Tuy nhiên tổn thương càng đỏ hơn, nặng thì biến chứng nhiễm trùng. Cứ 10 bệnh nhân đến khám thì có đến 3 người tự ý sử dụng thuốc sai.
Chính vì vậy cần phân biệt rõ 2 bệnh lí để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể và hiệu quả.
Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng da do virus Varicella Zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus thần kinh herpes gây ra. Sau khi người mắc thủy đậu khỏi bệnh, VZV không bị hệ miễn dịch cơ thể đào thải mà tiếp tục khu trú dưới các hạch thần kinh ở trạng thái tiềm tàng, không gây bệnh
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là gì?
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là bệnh lý nhiễm trùng ngoài da do dịch tiết chứa độc tố của kiến ba khoang gây ra. Sau tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang, vùng da tiếp xúc sẽ trở nên căng, ngứa ngáy, bỏng rát và sau đó sẽ đỏ ửng, sưng nề và xuất hiện nhiều nốt mụn nước với kích thước to nhỏ không đều, khoảng 1 – 5mm. Sau vài ngày, những nốt mụn nước này có thể căng phồng, to ra, biến thành các bóng nước chứa mủ rất dễ vỡ
Khi dính phải độc tố trong kiến ba khoang, da của chúng ta thường có các biểu hiện như: phồng rộp thành vệt dài, đám nhỏ, mụn nhỏ li ti, có bọng nước, khi vỡ có thể gây loét, mưng mủ, cảm giác đau rát như bị bỏng, bệnh nhân có thể bị sốt, nổi hạch ở vùng lân cận… Biểu hiện này khá giống với zona nên nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này.
Chính vì vậy Việc phân biệt bệnh zona thần kinh và kiến ba khoang cắn là rất quan trọng để điều trị hiệu quả. Viêm da do virus, biểu hiện các triệu chứng khác biệt với viêm da do côn trùng.
Cách phân biệt zona thần kinh và kiến ba khoang
Xem thêm
Dựa vào các tiêu chí đánh giá , chúng ta sẽ nhận biết ngay được đâu là kiến ba khoang cắn, đâu là zona thần kinh
Tiêu chí
Zona thần kinh
Kiến ba khoang cắn
Nguyên nhân
Do sự tái hoạt động của VZV sau khi đã khỏi bệnh thủy đậu và cơ thể gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch, tinh thần căng thẳng, cơ thể suy nhược,…
Do cơ thể tiếp xúc với chất tiết chứa độc tố Pederin ,do kiến ba khoang tiết ra (tên khoa học là Paedérus). Tùy theo từng địa phương mà có các tên khác nhau như: kiến nhốt, kiến kim, kiến cằm cặp, kiến lác,
Thời điểm mắc bệnh
Bệnh không liên quan đến thời tiết .Xuất hiện khi đề kháng yếu, sau đợt bị thuỷ đậu hoặc ốm dậy,.. Có dấu hiệu cảnh bảo trước , âm ỉ
Thường mắc vào mùa mưa,kiến ba khoang thường có xu hướng tìm nơi ẩn nấp, bay theo ánh đèn nhà dân và đậu vào các vị trí ấm áp, có chỗ bám như quần áo, chăn màn, giường chiếu, khăn mặt,… khiến con người tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang ngay sau khi sử dụng các vật dụng trên và gây ra bệnh viêm da tiếp xúc.
Xuất hiện đột ngột không báo trước
Triệu chứng điển hình
Mụn nước, phát ban mọc gần nhau màu trắng trong trên bề mặt da đỏ , liên kết và dính chùm/mảng/cụm bám dọc theo các hạch thần kinh cảm giác bị VZV tấn công.
Mụn nước thường nhỏ, phần giữa màu trăng đục lõm xuống dưới,có màu đỏ giống mụn mủ, có xu hướng tạo thành vệt/ đường dài, gây bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa.
Vị trí tổn thương ngoài da
Phân bố một bên cơ thể và theo đường đi của dây thần kinh, hay gặp ở vùng ngực, đầu mặt cổ và vùng mông đùi.
Vết đốt của kiến ba khoang xuất hiện thành vệt ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân.
Cảm giác đặc trưng
Sốt nhẹ kéo dài 38 độ C trong vài ngày.Nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, mức độ nghiêm trọng tăng dần theo tuổi tác.Đau cột sống và đau dây thần kinh ở khu vực bị ảnh hưởng.
Cảm giác nóng rát khó chịu trên da khi tiếp xúc với chất dịch của kiến, dẫn đến bỏng giống như bỏng da mà không có triệu chứng ngứa.
Thời gian khỏi bệnh
Sau khoảng 2 đến 3 tuần.
Sau khoảng 5-7 ngày.
Khả năng lây truyền
Có thể lây VZV cho người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước, phát ban trên vùng da tổn thương và gây ra bệnh thủy đậu nếu người tiếp xúc chưa từng mắc thủy đậu.
Không lây từ người này sang người khác nhưng có khả năng lan rộng khắp cơ thể nếu vết thương không được chăm sóc cẩn thận.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, dịch tiết từ cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin với độc tính rất mạnh, thậm chí gấp 12 – 15 lần so với nọc rắn hổ Tuy nhiên, ngay khi bị viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang, nếu vết thương được xử lý đúng cách thì độc tố của kiến ba khoang cũng không quá nguy hiểm
Điều trị:
Sau khi vùng da tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang được làm sạch, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để tiếp nhận sự chăm sóc y tế đúng cách. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh lý và đưa ra các phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Trong những trường hợp bệnh nhẹ, sẽ không cần điều trị, chỉ cần chăm sóc vết thương và khử trùng đúng cách, bệnh tự khỏi
– Tại chỗ: Bạn cần Rửa thương tổn bằng các dung dịch như nước muối sinh lý, hoặc nước sạch để trung hòa hóa chất gây bỏng do côn trùng gây ra, dùng các thuốc bôi làm dịu như: hồ nước, kem kẽm, kem corticoid… Nếu nhiễm trùng ta có thể dùng thêm kem kháng sinh tại chỗ. Kháng histamin thường chỉ có tác dụng làm giảm kích ứng và giảm ngứa mà thôi.
– Toàn thân: Hầu như không cần can thiệp gì trừ khi có biểu hiện bội nhiễm
Đối với những cơn đau gốc ở các dây thần kinh kéo dài dai dẳng, khó chịu, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng giảm đau và thuốc kháng histamin dạng uống để giảm ngứa, làm dịu các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thuốc tăng cường khả năng phản ứng của miễn dịch nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể “chiến đấu” chống lại virus tốt hơn.
Để phòng ngừa lây nhiễm zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, bạn cần tăng cường khả năng phản ứng của hệ miễn dịch, duy trì chế độ sống và hình hoạt khoa học, lành mạnh và đảm bảo vệ sinh tốt môi trường sống.
Một số lưu ý cần biết
Hai bệnh này có tỷ lệ nhầm lẫn là rất cao, do vậy cần phân biệt trước khi tiến hành điều trị.
Không điều trị nếu chưa rõ chẩn đoán.
Điều trị viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng rất đơn giản như đã trình bày, có thể áp dụng ở tất cả các tuyến y tế cơ sở.
Nên có tuyên truyền cộng đồng để phòng tránh.
Tóm lại, bệnh zona thần kinh và viêm da do kiến đốt có biểu hiện trên da tương tự nhau, nhưng việc phân biệt giữa hai nguyên nhân không quá khó khăn.Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân mình những thông tin hữu ích này nhé!