Thận ứ nước là gì? Triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
3 Tháng Sáu, 2024
Thận ứ nước là một trong những tình trạng bệnh lý của hệ tiết niệu có thể xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau.Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Hãy Cùng tìm hiểu về bệnh lý thận ứ nước qua bài viết dưới đây nhé!
Thận ứ nước là bệnh lý xảy ra do tắc nghẽn đường tiết niệu dẫn đến nước tiểu không được bài xuất ra ngoài gây ra ứ đọng tại đài bể thận.Tình trạng này có thể xảy ra chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên, gây tổn thương cấu trúc tế bào và suy giảm chức năng thận.
Tùy theo mức độ giãn của đài bể thận và diện tích của nhu mô thận , chia thận ứ nước thành 5 mức độ chính:
Độ 0: không quan sát thấy hình ảnh giãn đài bể thận.
Độ 1: bể thận giãn mức độ nhẹ, các nhóm đài thận không giãn và không có sự teo nhỏ của nhu mô thận.
Độ 2: giãn nhẹ ở cả đài thận và bể thận nhưng chưa có sự biến đổi về cấu trúc, nhu mô thận không teo.
Độ 3: đài bể thận giãn mức độ vừa và bắt đầu có sự thay đổi về hình thái, phần nhu mô thận bị teo nhỏ lại.
Độ 4: đài bể thận giãn to giống quả bóng, không quan sát thấy ranh giới giữa đài thận và bể thận, nhu mô thận teo mỏng.
Nguyên nhân gây ra thận ứ nước
Khi một có một vị trí trong hệ tiết niệu gặp vấn đề cản trở quá trình lưu thông của nước tiểu đều có thể gây ra tình trạng thận ứ nước.
Hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản: có thể sau chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần.
Các bệnh lý ở hệ tiết niệu như sỏi đường tiểu, trào ngược bàng quang – niệu đạo, viêm đường tiết niệu,… có thể gây tắc nghẽn đường lưu thông của nước tiểu và ứ đọng lại trong thận.
Các khối u gây chèn ép đường tiểu hoặc phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, mang thai, sa tử cung hoặc nam giới ung thư tuyến tiền liệt
Các yếu tố nguy cơ cũng có khả năng dẫn đến tình trạng nước tiểu ứ đọng ở thận là thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên nhịn tiểu, uống nhiều rượu, bia, lạm dụng thuốc Tây,…
Dị tật bẩm sinh: một số dị tật tại vùng thận, niệu quản hoặc bàng quang có thể cản trở đường đi của nước tiểu và gây ra biểu hiện thận ứ nước ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ.
Giãn niệu quản thoáng qua: thường xảy ra do sự rối loạn hormone của trẻ khiến nước tiểu bị ứ đọng lại trong đường tiết niệu.
Triệu chứng của thận ứ nước
Xem thêm
Tùy vào lượng tích lũy của nước tiểu trong thận mà các chuyên gia chia tình trạng này thành 4 cấp độ theo khả năng nghiêm trọng tăng dần
Một số triệu chứng gợi ý thận ứ nước bao gồm:
Cảm giác đau tức âm ỉ vùng thắt lưng 1 hoặc 2 bên.
Có thể xuất hiện đau quặn thành từng cơn ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng đùi kèm theo đau bụng, buồn nôn.
Đi tiểu ít hơn bình thường, cảm giác đau buốt, rát, tiểu dắt.Ở cấp độ nặng, trong nước tiểu đôi khi có lẫn máu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Thận ứ nước là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng như:
Khám thận – niệu quản: nhằm phát hiện thận to, tình trạng ứ đọng nước tiểu tại niệu quản.
Thăm trực tràng: giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh lý gây thận ứ nước như phì đại tuyến tiền liệt lành tính, sa tử cung, các khối u vùng chậu.
Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu qua chỉ số bạch cầu, CRP, kiểm tra chức năng thận hoặc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt nhờ định lượng PSA.
Xét nghiệm nước tiểu: giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.
Hình ảnh học: bao gồm X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị để quan sát sỏi tiết niệu. Đặc biệt, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để khảo sát ban đầu mức độ thận ứ nước.
Các biện pháp điều trị thận ứ nước
Điều trị bằng thuốc tây: việc điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa sự nhiễm trùng và hạn chế bệnh trở nặng.
Điều trị bằng tia laser: đối với sỏi thận, các sóng xung kích sẽ được bắn vào viên sỏi, làm sỏi vỡ ra nhiều mảnh nhỏ để có thể đi qua đường tiết niệu. Phương pháp này tuy ít đau đớn hơn so với phẫu thuật nhưng sẽ phải điều trị nhiều lần.
Điều trị bằng steroid: steroid là loại thuốc có công dụng ngăn ngừa, hạn chế axit uric một loại chất gây ung thư có trong sỏi.
Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị phổ biến với các nguyên nhân gây thận ứ nước như sỏi tiết niệu, ung thư, phì đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu quản.
Hóa trị, xạ trị: được áp dụng nhằm điều trị bổ trợ cùng với phẫu thuật đối với các bệnh lý ung thư.
Dẫn lưu bể thận – niệu quản: nhằm đưa nước tiểu ra ngoài để giảm chèn ép vào nhu mô thận bình thường,cải thiện được chức năng thận
Phòng ngừa thận ứ nước
Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít/ngày nhằm thúc đẩy quá trình đào thải độc tố của thận và giúp thận hoạt động tốt hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi… để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích không tốt cho cơ thể.
Vệ sinh đường tiết niệu sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Không nên tắm ở sông, hồ, ao có nguồn nước ô nhiễm.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần, tuân thủ theo các chỉ định điều trị của bác sĩ, kiểm soát bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh thận ứ nước.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh thận ứ nước. Bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm khi có những triệu chứng bất thường để được điều trị kịp thời nhé!