Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi,  gây đau vùng vai gáy mà còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu nếu không được điều trị tốt. Cùng tìm hiểu bệnh thoái hóa đốt sống cổ qua bài viết dưới đây nhé!

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống gồm C1 – C7. Từ đốt sống C2 trở xuống có thêm các đĩa đệm hình vòng sợi và chứa nhân nhầy, đảm nhận chức năng quan trọng trong việc phân tán trọng lực, giúp cổ cử động linh hoạt và nhịp nhàng hơn.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý đặc trưng bởi sự biến đổi của đĩa đệm đốt sống cổ như mất nước, thoát vị dẫn đến viêm đốt sống, sự thoái hóa sụn khớp dẫn đến hình thành gai xương và cong vẹo cột sống khiến bệnh nhân đau đớn và vận động vùng cổ khó khăn.

10 cấp độ thoái hóa đốt ống cổ

Nguyên nhân dẫn đến Thoái hóa đốt sống cổ

  • Do quá trình lão hóa của cơ thể:(thường gặp ở người trên 60 tuổi)lớp nhân đĩa đệm sẽ bị mất một lượng nước và dịch khớp nhất định. Vòng sợi đĩa đệm cũng trở nên xơ hóa, khô tạo nên cấu trúc lỏng lẻo dễ bị tổn thương và nứt rách.
  • Do tính chất nghề nghiệp:Người làm những công việc đòi hỏi cần cố định cổ với một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng, thợ sửa ống nước, lái xe hoặc họa sĩ…Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho cấu trúc cổ bị sai lệch, mô xương bị biến đổi.
  • Do tai nạn, chấn thương:
  • Yếu tố di truyền:Gia đình có người thân đã từng mắc thoái hóa đốt sống cổ
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người có tiền căn mắc các bệnh lý khớp khác như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, xẹp đĩa đệm do mất nước…
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ các chất cần thiết như Magie, Canxi, Vitamin D.

Những nguyên nhân trên sẽ gây ra sự thay đổi trong cột sống làm xương và sụn tạo nên cột sống cổ dần dần thoái hóa. Những thay đổi này có thể bao gồm:

  • Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và di chuyển khó khăn hơn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Các vết rách, nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương tạo thành các gai xương. Những gai xương này đôi khi có thể chèn vào tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xơ hóa dây chằng. Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Xem thêm

Thoái hóa đốt sống cổ thường diễn biến từ từ, dấu hiệu không rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh gồm:

    • Cảm thấy đau ở bả vai, cổ, bàn tay, cánh tay và các ngón tay
    • Cứng cổ, khó quay cổ, có khi phải xoay cả người.
    • Đau vai và cổ
    • Cánh tay yếu ớt, cảm giác như không còn sức lực.
    • Cảm giác tê, nhói ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa cột sống cổ mức độ nặng có thể gây nên tình trạng

    • Hẹp ống sống.
    • Tăng nguy cơ chấn thương cột sống cổ.
    • Chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh.

Các tình trạng này đều có nguy cơ gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác, tê bì tứ chi, thậm chí rối

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường diễn tiến tăng dần theo thời gian và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm. Một số biển hiện cần gặp bác sĩ như:

    • Cứng và đau vùng cổ gáysau khi làm việc kéo dài.
    • Tê bì cánh tay, cẳng tay và bàn tay.
    • Hoa mắt, chóng mặt hoặc ù tai thường xuyên.
    • Rối loạn đại tiểu tiện.

Nơi khám chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Hà Nội: bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Quân đội Trung ương 108, bệnh viện Bạch Mai

Chẩn đoán bệnh

  • Kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ
  • Kiểm tra các phản xạ và sức cơ ở hai tay để phát hiện các tác động của thoái hóa lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.
  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT):giúp phát hiện những tổn thương nhỏ, kín đáo như di lệch hoặc gai xương đốt sống cổ nhằm chẩn đoán bệnh sớm hơn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI):giúp bác sĩ đánh giá tình trạng đĩa đệm, cơ, dây chằng và sự chèn ép của đốt sống vào các rễ thần kinh cổ, cánh tay hoặc tủy cổ.
  • Các xét nghiệm khác:bệnh nhân có thể được chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) để phát hiện sự chèn ép động mạch đốt sống hoặc làm điện cơ giúp đánh giá chức năng thần kinh. 

Các biện pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ

*Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc

 Một số thuốc nhằm giảm các triệu chứng đau đớn, căng tức cơ vùng cổ gáy như:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): được dùng cho người bệnh có triệu chứng đau mức độ nhẹ hoặc vừa, chưa có biến chứng nghiêm trọng như naproxen, ibuprofen hoặc paracetamol…
  • Corticosteroid:tiêm corticoid cạnh cột sống vào khớp liên mấu có hiệu quả giảm đau từ vài ngày đến vài tháng.
  • Thuốc giãn cơ:giúp giảm co thắt cơ cổ gáy và tăng khả năng vận động như cyclobenzaprine.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp các cơ vùng cổ được kéo giãn, giảm mức độ biến dạng cột sống cũng như hạn chế chèn ép đến các rễ thần kinh. Từ đó, người bệnh sẽ giảm triệu chứng đau cứng, tê bì cổ và bàn tay.

Phẫu thuật

Người bệnh có thoái hóa đốt sống cổ mức độ nặng, xuất hiện các biến chứng như hẹp ống sống hoặc chèn ép động mạch đốt sống thì cần được điều trị bằng phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị, gai xương và cố định lại đốt sống cổ bằng nẹp, vít giúp tránh biến chứng.

Biện pháp phòng ngừa

  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì hoạt động sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục, ngay cả khi bạn phải tạm thời sửa đổi một số bài tập của mình vì đau cổ. Những người đi bộ hàng ngày ít bị đau cổ và thắt lưng hơn.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen, naproxen sodium hoặc acetaminophen thường đủ để kiểm soát cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chườm nóng hoặc chườm đá: Có thể làm dịu cơ cổ bị đau.
  • Nẹp cổ mềm: Nẹp giúp cơ cổ được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chỉ nên đeo nẹp cổ trong thời gian ngắn vì cuối cùng có thể làm yếu cơ cổ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích về bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hãy chia sẻ thông tin đến với người thân và bạn bè xung quanh bạn nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts