Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý thường gặp, xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở những đối tượng phải làm việc văn phòng sử dụng máy tính, lao động nặng và điển hình hơn là ở những người cao tuổi.

1) Tìm hiểu về thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) là một bệnh lý về xương khớp, mô tả tình trạng cột sống tại vùng cổ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân tác động. Bệnh được bắt đầu bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm hẹp các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong. Sau đó, các triệu chứng thoái hóa đốt sống xuất hiện, gây đau vùng cổ gáy, đặc biệt là khi vận động, cúi, xoay hoặc ngửa cổ.

Hiện nay, tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Đây cũng là bệnh lý mãn tính phổ biến, với tính chất diễn biến chậm và có thể thoái hóa ở bất kỳ đốt sống nào. Trong đó, đoạn C5 – C6 – C7 trên cột sống là dễ gặp nhất.

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.Ở mức độ nặng bệnh có thể gây ra các biến chứng phức tạp như cảm giác khó nuốt, buồn nôn , chóng mặt….Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc , châm cứu và bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cũng là cách điều trị hiệu quả.

Một đợt không khí lạnh tràn về kết hợp với một tư thế nằm không đúng ban đêm có thể gây cứng cổ ngày hôm sau.Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ các cơn ho , hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.Một số khác đau liên tục , không quay đầu sang trái hay phải được mà xoay cả người , những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều , ngửa nhiều , mang vác nặng trên đầu hay ngồi màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ , dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng , cơ và dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

 

2) Các biểu hiện bệnh :

Xem thêm
  • Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay,khiến người bệnh khó khăn khi nâng lên hoặc hạ xuống.Nếu trầm trọng , thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như khó nuốt, thấy choáng váng…
  • Biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm , thoái hóa đốt sống ( cảm giác gai xương).. làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại , hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp , làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng , hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích , chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
  • Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm .Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt các tư thế cúi, ngửa.
  • Nếu thời tiết trở lạnh, kết hợp với tư thế ngủ ban đêm không thuận lợi thì người bệnh có thể bị cứng cổ vào sáng hôm sau. Tình trạng cứng cổ khiến bệnh nhân gặp phải khó khăn khi cúi gập, xoay cổ hoặc ngửa cổ.

  • Mặt khác, có người đau ê ẩm cả vùng gáy hoặc mảng sau đầu. Cơn đau tiếp đó lan sang mảng đầu bên phải và có thể tăng mức độ nếu như ho hoặc hắt hơi. Một số khác đau liên tục, không thể quay đầu sang trái hay sang phải, mà phải xoay cả người. 

3) Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoái hoá cột sống cổ

3.1 Tuổi tác

Lúc này, quá trình lão hoá ở các đĩa liên đốt, thân đốt do tưới máu kém nên thoái hoá đốt sống cổ dễ dàng xuất hiện.

3.2 Nghề nghiệp  

Người bệnh làm việc ở tư thế cúi, cử động quá nhiều ờ vùng đầu cổ, có cường độ lao động và tuổi nghề cao sẽ dễ mắc thoái hoá cột sống cổ. Nhóm người dễ mắc phải bệnh này nhất bao gồm:

  • Nông dân (nhóm bệnh nhân này dễ bị thoái hoá đốt sống cổ và đốt sống lưng).
  • Thợ cắt tóc.
  • Nha sĩ.
  • Thợ xây dựng: bao gồm thợ sơn trần nhà, thợ trát vách.
  • Diễn viên xiếc.
  • Nhân viên văn phòng.
  • Đặc biệt, nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hoá đốt sống cổ cao nhất. Đây là những bệnh nhân thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và ít thời gian nghỉ ngơi.

    3.3 Các nguyên nhân khác

    • Chấn thương cổ: Các chấn thương ở cổ mà bệnh nhân từng có sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ.
    • Yếu tố di truyền: Bệnh nhân có người thân từng mắc thoái hoá cột sống cổ cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn.
    • Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây ra đau cổ.                         

4) Phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ 

  • Hãy thay đổi tư thế khi ngồi làm việc trước màn hình vi tính hoặc khi xem tivi trong thời gian dài.
  • Tránh vặn, bẻ cổ đột ngột khi cảm thấy mỏi, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.  
  • Không nên đội vật nặng trên đầu.
  • Tránh ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu khi xem tivi, đọc sách báo.
  • Khi ngồi trên tàu xe đường dài, hãy sử dụng ghế có phần tựa đầu và lưng.
  • Nên có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi xoa bóp cơ thể.
  • Tập các bài thể dục có tính chất nhẹ nhàng.

Nếu bệnh nhân cảm thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay hoặc có dấu hiệu liệt yếu tay chân, không nên tự ý bấm nắn mạnh, vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến mạch máu và dây thần kinh vùng cổ. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị chính xác. 

5) Các bước điều trị thoái hóa đốt sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ có nhiều cấp độ bệnh, vì vậy tùy theo mức độ bệnh mà có những phương án điều trị thoái hóa đốt sống cổ thích hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị với mục đích bảo tồn đốt sống cổ.

5.1 Thư giãn và nghỉ ngơi

Người bệnh tránh bị stress, hãy dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Lưu ý khi nằm, không kê gối quá cao, nên kê gối vừa phải.

5.2 Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Phương pháp này giúp giảm đau và lưu thông máu. Bệnh nhân chườm nóng trước, sau đó chườm lạnh, khi chườm lạnh, cần dùng tấm vải mỏng bọc đá lại rồi mới chườm vào vùng cổ bị đau.

5.3 Dùng thuốc

Dùng thuốc là một phương án điều trị cho những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc được dùng như: thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine), thuốc chống viêm, giảm đau (nhóm không steroid) hay Corticosteroid và các loại thuốc khác chống thoái hóa khớp 

  • Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc như cyclobenzaprine có thể giúp giảm co thắt cơ, từ đó giảm đau.
  • Thuốc chống động kinh: Một số thuốc dùng để điều trị động kinh như gabapentin (Neurontin, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể giúp giảm đau do tổn thương dây thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.

 

5.4 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp này nhằm hạn chế tình trạng co cứng khớp cổ, tăng cường sự lưu thông máu đến vùng cổ và giúp các cử động ở vùng cổ và vai gáy không còn khó khăn như trước.

 

Hãy theo dõi nhà thuốc bạch mai để biết thêm về các bệnh và cách phòng chống nhé .