Thoát vị bẹn là bệnh thoát vị khá phổ biến chiếm 75% các trường hợp thoát vị thành bụng, với nguy cơ suốt đời là 27% ở nam và 3% ở nữ. Bệnh gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt thường ngày, thoát vị bẹn tuy không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn cần được chú ý.Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thoát vị bẹn qua bài viết dưới đây nhé!

Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn là tình trạng một phần ruột hoặc màng lót khoang bụng (mạc nối) chui qua một điểm yếu của thành bụng vào ống bẹn, là nơi chứa thừng tinh gồm các ống dẫn tinh, mạch máu tinh hoàn ở nam và dây chằng tròn ở phụ nữ

 Thoát vị bẹn có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi có tình trạng “nghẹt”, nghĩa là tạng thoát vị không thể chui trở lại vào ổ bụng, gây phù nề dẫn tới thiếu máu nuôi, hoại tử và nhiễm trùng

Có 2 dạng thường gặp:

  • Thoát vị gián tiếp: Là yếu tố bẩm sinh do ống phúc tinh mạc.

  • Thoát vị trực tiếp: Tạng và mỡ thừa đi qua các điểm yếu ở thành bẹn, chủ yếu ở những người lao động quá sức, táo bón kéo dài,… mắc phải. 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của thoát vị bẹn đến giờ vẫn chưa được xác định cụ thể. Một số nguyên nhân hay  gặp như

  • Tăng áp lực trong ổ bụng: do táo bón kéo dài, ho mạn tính, có thai…
  • Cơ thành bụng yếu: do chấn thương, phẫu thuật vùng bụng hoặc do bẩm sinh, cơ thành bụng không đóng lại đúng cách.
  • Bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc.
  • Lao động quá sức.
  • Đang trong giai đoạn mang thai.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Nam giới: đàn ông có nguy cơ bị thoát vị bẹn cao gấp 8 lần so với phụ nữ.
  • Lớn tuổi:  các sợi cơ bị teo và giảm dần dẫn đến khối lượng cơ giảm dần, trong đó có cơ thành bụng.
  • Táo bón kéo dài: khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gây căng thẳng và tăng áp lực lên cơ thành bụng.
  • Ho kéo dài.
  • Hẹp niệu đạo hoặc bướu lành ở tuyến tiền liệt gây khó tiểu.
  • Có thai hoặc có khối u lớn trong bụng.
  • Đã từng bị thoát vị ở bẹn trước đó.
  • Di truyền: nếu bạn có người thân như cha, mẹ hoặc anh, chị em ruột mắc bệnh này hoặc bản thân từng bị thoát vị cũng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở bạn.

Triệu chứng thoát vị bẹn

Xem thêm

Các triệu chứng có thể gặp như:

  • Xuất hiện các khối phồng vùng bẹn, đau và tăng kích thước khi đứng lâu, ho, hoặc rặn lúc đi đại tiện và thường mất khi nằm.
  • Cảm giác nóng ran, đau nhói, cảm giác nặng hoặc đầy ở bẹn
  • Bị sưng quanh tinh hoàn hoặc hai bên xương mu khi phần ruột lòi xuống bìu.
  • Cảm giác một hoặc hai bên bẹn bị phình to.
  • Thoát vị ở bẹn không gây ra triệu chứng bất thường đối với các bộ phận còn lại trên cơ thể, những điểm khác thường đi kèm thường là do các bệnh lý liên quan như u đại tràng, bướu lành tiền liệt tuyến, viêm phế quản mạn,…

Biến chứng của thoát vị bẹn

Trường hợp nhẹ thoát vị bẹn có thể gây đau tức vùng bẹn khi đứng lâu, khi ho, rặn, gắng sức… làm ảnh hưởng sinh hoạt, tâm lý và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể hạn chế hoạt động thể lực do đau khi gắng sức, làm ảnh hưởng tới sức khỏe chung.

Trường hợp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:

  • Thoát vị kẹt: xảy ra khi phần tạng thoát vị bị mắc kẹt trong túi thoát vị, tạo nên khối chắc, gây đau và có thể gây nôn, táo bón.
  • Tắc ruột non: bệnh nhân có triệu chứng đau quặn bụng, có thể co thắt ở vùng thượng vị hay quanh rốn và trướng bụng. 
  • Thoát vị nghẹt:Đây là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất, xảy ra do tạng thoát vị và các mạch máu liên quan bị chèn ép, không thể di chuyển trở lại vào thành bụng và gây ra hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng.
  • Chấn thương thoát vị:Trường hợp khối thoát vị có kích thước lớn và di chuyển xuống dưới khá thường xuyên, vì những tác động từ bên ngoài gây nên chấn thương như vỡ, dập các tạng ở bên trong.

Thoát vị nghẹt biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám kịp thời khi bạn cho rằng mình có các triệu chứng của thoát vị bẹn hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác sau phẫu thuật như:

  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Khó tiểu.
  • Tăng cảm giác đau, sưng hoặc đỏ tại vùng bẹn.
  • Khối thoát vị to hơn.

Chẩn đoán bệnh 

Việc chẩn đoán và xác định bệnh nhân bị thoát vị bẹn hầu như chỉ cần khám trực tiếp, bằng cách nhìn hoặc sờ vào khối phồng ở bẹn to lên khi ho và xẹp khi nghỉ ngơi hoặc lấy tay dồn lên, trong trường hợp khối thoát vị quá nhỏ mới cần sử dụng đến các kỹ thuật công nghệ trong y học.

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm phần mềm vùng bẹn bìu: Thường được sử dụng, độ nhạy và đặc hiệu cao trong chẩn đoán thoát bị bẹn không nghẹt và có nghẹt. Phân biệt với các bệnh lý: tràn dịch tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ…
  • Siêu âm Doppler: phân biệt với xoắn tinh hoàn, phình động mạch hay giả phình động mạch
  • Chụp CT-scan/MRI: ít dùng, được dùng trong một số trường hợp khối thoát vị có liên quan đến bàng quang.

Điều trị thoát vị bẹn

Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính cho bệnh thoát vị bẹn,trừ tường hợp bẩm sinh cần chờ đợi thời gian để ống phúc tinh mạc đóng lại.

Có 2 phương pháp điều trị :

  • Mổ nội soi là phương pháp điều trị cho trường hợp bệnh nhân bị thoát vị bẹn nặng. Bệnh nhân được đưa ống nội soi và các dụng cụ kỹ thuật qua đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng. Ưu điểm của kỹ thuật này chính là giữ được tính thẩm mỹ, cũng là lý do mà nó trở nên phổ biến hiện nay. 

  • Đối với phương pháp phẫu thuật mở, nguy cơ tái phát thoát vị sau khi tiến hành là rất thấp, tuy nhiên thời gian hồi phục của bệnh nhân chậm hơn so với phẫu thuật nội soi. 

Phòng ngừa bệnh thoát vị bẹn

 Thoát vị bẹn có yếu tố di truyền, tuổi tác, yếu tố giới tính, mắc một số bệnh nhất định như ho kéo dài, táo bón mãn tính….Bạn có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Hạn chế những nguyên nhân gây áp lực lên ổ bụng.
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để ngăn ngừa tình trạng táo bón
  •  Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Trao đổi với bác sĩ để đưa ra phương án tập thể dục và chế độ ăn uống tốt nhất cho bạn
  •  Tránh rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc gặp bác sĩ sớm nếu có triệu chứng nghi ngờ thoát vị bẹn.
  • Đối với người thường xuyên hút thuốc lá cần phải tầm soát bệnh lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) 

Cần duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa thoát vị bẹn

Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh tạo áp lực lên thành bụng gây nên tình trạng thoát vị bẹn. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với người thân để phòng tránh bệnh lý này!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts