A.T Famotidine 40 inj

687 đã xem

Giá liên hệ/Hộp

Công dụng

Điều trị loét dạ dày

Đối tượng sử dụng Trẻ em từ 12 tuổi trở lên
Mang thai & Cho con bú Không được dùng
Cách dùng Tiêm truyền
Hoạt chất
Danh mục Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
Thuốc kê đơn
Xuất xứ Việt Nam
Quy cách Hộp 5 lọ x 5ml
Dạng bào chế Dung dịch tiêm
Thương hiệu An Thien Pharma
Mã SKU SP00311
Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Số đăng ký VD-24728-16

Thuốc✅A.TFamotidine 40 inj điều trị loét dạ dày và ruột, ngăn chặn viêm loét ruột trở lại sau khi điều trị.

Sản phẩm đang được chú ý, có 5 người thêm vào giỏ hàng & 18 người đang xem

Nhà thuốc Bạch Mai cam kết

  • 100% sản phẩm chính hãng
  • Đổi trả hàng trong 30 ngày
  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc A.T Famotidine 40 inj được chỉ định điều trị cho bệnh gì? Những lưu ý quan trọng phải biết trước khi dùng thuốc A.T Famotidine 40 inj và giá bán thuốc A.T Famotidine 40 inj tại hệ thống nhà thuốc Bạch Mai?. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tham khảo thông tin chi tiết về thuốc A.T Famotidine 40 inj qua bài viết ngay sau đây nhé !

A.T Famotidine 40 inj là thuốc gì ?

A.TFamotidine 40 inj là thuốc dùng theo đơn, được chỉ định điều trị loét dạ dày và ruột, ngăn chặn viêm loét ruột trở lại sau khi điều trị.

Thành phần của thuốc A.T Famotidine 40 inj

Mỗi 5 ml chứa Hoạt chất: Famotidine …..40 mg 

Tá dược: vừa đủ 5 ml (L – Aspartic acid, Manitol, Benzyl alcol, Natri hydroxyd, Nước cất pha tiêm).

DẠNG BÀO CHẾ: Dung dịch tiêm 

MÔ TẢ SẢN PHẨM: Dung dịch trong suốt, không màu

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:

– Hộp 01 lọ dung dịch tiêm 5 ml.

– Hộp 03 lọ dung dịch tiêm 5 ml.

– Hộp 05 lọ dung dịch tiêm 5 ml.

Công dụng của thuốc A.T Famotidine 40 inj

Xem thêm

– Loét dạ dày hoạt động lành tính, loét tá tràng hoạt động.

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

– Bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa (ví dụ: Hội chứng Zollinger – Ellison, đa u tuyến nội tiết).

Cách dùng – liều dùng của thuốc A.T Famotidine 40 inj

– Famotidine dùng tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm ở bệnh viện cho người bệnh quá tăng tiết acid hoặc loét tá tràng dài dạng hoặc người không uống được. Có thể phối hợp với thuốc chống acid để giảm đau nếu cần.

– Loét dạ dày thường do vi khuẩn Helicobacter pylori. Tình trạng loét dạ dày, tá tràng có thể cải thiện sau khi trừ tiệt vi khuẩn này. Các thuốc chống tiết acid phối hợp với kháng sinh đạt được hiệu quả điều trị cao.

Đường tiêm:

– Ở người bệnh tăng tiết dịch vị bệnh lý hoặc loét dai dẳng hay người không uống được, dùng famotidine tiêm với liều 20 mg, cứ 12 giờ một lần, điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân, cho tới khi uống được.

– Tiêm tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm, ít nhất là 2 phút.

– Tiêm truyền tĩnh mạch: Famotidine đã pha sẵn (bình chứa 20 mg famotidine trong 50 ml natri clorid 0,9%) truyền trong thời gian từ 15 đến 30 phút.

– Pha loãng 1/2 lọ famotidine (20 mg/2,5 ml) với 50 ml natri clorid 0,9% hoặc các dung dịch tiêm tương hợp với famotidine và tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian từ 15 đến 30 phút.

– Đối với người cao tuổi và trẻ em: Độ an toàn và hiệu lực của thuốc đối với trẻ em chưa được xác định. Liều dùng không cần thay đổi theo tuổi, chỉ điều chỉnh ở người bệnh suy thận nếu cần.

Không dùng thuốc A.T Famotidine 40 inj trong trường hợp sau

Depakine Chrono 500mg
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Depakine Chrono 500mg được chỉ...
245.000

Người có tiền sử dị ứng với thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc A.T Famotidine 40 inj

– Đáp ứng triệu chứng với famotidine không loại trừ được tính chất ác tính của loét dạ dày.

– Famotidine nên dùng thận trọng ở người suy thận (nghĩa là độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút) do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận. Cần giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các liều dùng. Tuy vậy, nhà sản xuất cho rằng tác dụng phụ không liên quan đến nồng độ cao đo được trong huyết tương của người suy thận.

– Sử dụng thận trọng do thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc A.T Famotidine 40 inj

Thường gặp, ADR> 1/100:

– Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt.

– Tiêu hóa: Táo bón, ỉa chảy.

ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

– Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược.

– Tim mạch: Loạn nhịp.

– Tiêu hóa: Vàng da ứ mật, enzym gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng, khô miệng.

– Phản ứng quá mẫn: Choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt, phù mặt, mày đay, phát ban, xung huyết kết mạc.

– Cơ xương: Đau cơ xương, gồm chuột rút, đau khớp.

– Thần kinh: Co giật toàn thân, rối loạn tâm thần như: Ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm lo âu, suy giảm tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà.

– Hô hấp: Co thắt phế quản.

– Giác quan: Mất vị giác, ù tai.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000:

– Tim mạch: Block nhĩ thất, đánh trống ngực.

– Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

– Da và mô dưới da: Hoại tử da nhiễm độc, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng.

– Tác dụng khác: Liệt dương, vú to ở đàn ông.

THÔNG BÁO NGAY CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ HẠI GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

Tương tác với các thuốc và các dạng tương tác khác

Tác dụng đến sự thanh thải thuốc ở gan:

Khác với cimetidine và ranitidine, famotidine không ức chế chuyển hóa bằng hệ enzym gan cytochrom P450 các thuốc bao gồm Warfarin, theophylin, phenytoin, diazepam, và procainamid, Famotidine cũng không tác động đến chuyển hóa, độ thanh thải và nửa đời của aminophenazon hay phenazon. Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng rất ít đến enzym cytochrom P450 và cần phải có thêm kinh nghiệm dùng thuốc lâu dài và liệu tương đối cao để xác định tiềm năng nếu có, tác dụng quan trọng về lân sàng. Famotidine không ảnh hưởng đến bài tiết của indocyanin xanh lục.

Tương kỵ

Dung dịch tiêm famotidine có thể pha loãng trong nước cất pha tiêm, natri clorid 0,9%, glucose 5% hoặc 10%, Ringer lactat, natri hydrocarbonat 5%. Dung dịch tiêm famotidine sau khi pha loãng chứa khoảng 0,2 – 4 mg/ml bền vững trong 48 giờ ở nhiệt độ phòng.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai:

– Nghiên cứu ở động vật cho thấy không có hại đến thai. Nhưng không phải luôn luôn giống như người, thuốc chỉ được dùng cho người mang thai khi thật cần.

Phụ nữ cho con bú:

– Famotidine có bài tiết qua sữa mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời kỳ dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng đến lái tàu xe, vận hành máy móc nhưng do có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ nên tốt nhất không dùng famotidine khi đang tham gia các hoạt động này.

Quá liều và cách xử trí

– Chưa gặp quá liều cấp.

– Ở người bệnh tăng tiết dịch vị bệnh lý đã uống tới 800 mg famotidine/ngày cũng chưa thấy xảy ra các biểu hiện ngộ độc nặng.

– Điều trị: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ cần tiến hành ngay. Giám sát lâm sàng.

Hạn dùng và bảo quản A.T Famotidine 40 inj

BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°c, tránh ánh sáng.

HẠN DÙNG: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nguồn gốc, xuất xứ A.T Famotidine 40 inj

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN

314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

Sản xuất tại nhà máy. CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN

Lô C16, Đường Số 9, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Dược lực học

Nhóm dược lý: Thuốc kháng thụ thể histamin H2

Mä ATC: A02BA03

– Famotidine ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ngày và đêm, và cả khi bị kích thích do thức ăn, histamin hoặc pentagastrin. Hoạt tính đối kháng histamin ở thụ thể H2 của famotidine phục hồi chậm, do thuốc tách chậm khỏi thụ thể. So sánh theo phân tử lượng famotidine có hoạt lực mạnh hơn gấp 20 – 150 lần so với cimetidine và 3 – 20 lần so với ranitidine trong ức chế tiết acid dạ dày,

– Sau khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng tối đa đạt trong vòng 30 phút. Liều tĩnh mạch duy nhất 10 và 20 mg ức chế tiết acid ban đêm trong thời gian 10 đến 12 giờ. Liều 20 mg có tác dụng lâu nhất ở phần lớn người bệnh. Liều duy nhất uống buổi tối 20 và 40 mg ức chế tiết acid cơ bản vào ban đêm ở mọi người bệnh.

Dược động học

– Famotidine chuyển hóa ít ở pha đầu, Famotidine liên kết với protein huyết tương. Thời gian bán thải: 2,5 – 3,5 giờ. Thải trừ qua thận 65 – 70% và qua đường chuyển hóa 30 – 35%. Độ thanh thải ở thận là 250 – 450 ml/phút, chứng tỏ bài tiết một phần ở ống thận, 65 – 70% liều tiêm tĩnh mạch có trong nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Chất chuyển hóa duy nhất xác định được ở người là S – Oxid. Có mối liên quan chặt chẽ giữa độ thanh thải creatinin và thời gian bán thải của famotidine. Ở người suy thận nặng, độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, thì thời gian bán thải có thể hơn 20 giờ, vì vậy cần điều chỉnh liều hoặc khoảng cách giữa các liều dùng.

– Điều trị duy trì ở liều thấp các thuốc kháng histamin H2 làm giảm tỷ lệ loét tái phát, nhưng không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh khi ngừng thuốc và phải xét đến điều trị triệt căn H. pylori. Điều trị duy trì là thích hợp nhất cho những trường hợp thường xuyên tái phát nặng và cho những người cao tuổi bị biến chứng loét.


Đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có đánh giá nào.

Cam kết 100%
Cam kết 100%
Giao nhanh 2h
Giao nhanh 2h
Mộc Hoa Trà
Mộc Hoa Trà
MyPill
MyPill
error: Nội dung đã được đăng ký bản quyền thuộc về Nhà thuốc Bạch Mai !
Mua theo đơn 0822.555.240 Messenger Chat Zalo