Xem thêm
Điều trị thiếu kẽm ở người lớn và trẻ em.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Atisyrup Zinc
Liều dùng:
– Trẻ em < 10 kg: 5 – 10 ml/lần, mỗi ngày uống 1 lần sau khi ăn.
– Trẻ em 10 – 30 kg: 5 – 10 ml/lần, mỗi ngày uống 1 – 3 lần sau khi ăn.
– Người lớn và trẻ em > 30 kg: 15 – 20 ml/lần, mỗi ngày uống 1 – 3 lần sau khi ăn.
Lưu ý: Khi sử dụng dạng chai, nên dùng cốc đong kèm theo chai để lấy liều chính xác.
Cách dùng: ATISYRUP ZINC nên được uống sau bữa ăn.
Không dùng thuốc Atisyrup Zinc trong trường hợp sau
– Dị ứng (mẫn cảm) với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Thiếu đồng.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Atisyrup Zinc
– Tích tụ kẽm có thể xảy ra trong trường hợp suy thận.
– Chế phẩm có chứa natri, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đang trong chế độ ăn cần kiểm soát natri.
– Chế phẩm có chứa sorbitol. Bệnh nhân mắc các rối loạn về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt enzyme sucrose – isomaltase không nên sử dụng thuốc này. CUP 20.
– Tá dược màu vàng tartrazin có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Atisyrup Zinc
Sử dụng muối kẽm có thể gây ra một số phản ứng phụ như:
– Hệ tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, kích ứng dạ dày và viêm dạ dày.
– Hệ thần kinh: Cáu gắt, nhức đầu, thờ ơ.
– Tương tác thuốc: Kẽm có thể gây trở ngại cho sự hấp thu đồng, dẫn đến giảm nồng độ đông và khả năng thiếu đồng. Nguy cơ thiếu động có thể lớn hơn khi điều trị lâu dài (khi hết thiếu kẽm) và/hoặc khi sử dụng kẽm liều cao.
Hướng dẫn xử trí ADR:
Giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có phản ứng phụ xảy ra.
THÔNG BÁO NGAY CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ HẠI GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
TƯƠNG TÁC THUỐC
– Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu đồng.
– Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu các kháng sinh nhóm tetracycline và ngược lại.
– Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu các kháng sinh nhóm quinolone.
– Muối canxi có thể làm giảm sự hấp thu kẽm.
– Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu sắt khi dùng theo đường uống và ngược lại.
– Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu penicillamine khi dùng theo đường uống và ngược lại.
– Kẽm có thể làm giảm sự hấp thu trietine khi dùng theo đường uống và ngược lại.
– Thực phẩm: Các nghiên cứu về sử dụng đồng thời kèm với thực phẩm thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy sự hấp thu kẽm đã bị trì hoãn đáng kể bởi nhiều loại thực phẩm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa). Các chất có trong thực phẩm, đặc biệt là phytat và chất xơ, gắn kết với kẽm và ngăn chặn sự hấp thu vào tế bào ruột.
TƯƠNG KỴ
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa đủ dữ liệu nghiên cứu sự an toàn của ATISYRUP ZINC trong thời kỳ mang thai ở người. Kẽm qua được nhau thai và đi vào trong sữa mẹ ở phụ nữ cho con bú khi dùng bổ sung kẽm. Chỉ dùng sản phẩm này khi mang thai hoặc đang cho con bú nếu bác sĩ chỉ định cho bạn.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
ATISYRUP ZINC không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc điều hành máy móc.
Quá liều và cách xử trí
Kẽm sulfat gây ăn mòn khi quá liều do sự hình thành kẽm clorid từ acid dạ dày.
Các triệu chứng có thể xảy ra là: ăn mòn và viêm niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày, có thể gây loét dạ dày sau đó là thủng dạ dày.
Khi điều trị quá liều tránh việc rửa dạ dày và gây nôn, nên sử dụng chất làm dịu như sữa, carbonat kiềm hoặc than hoạt tính hay các chất tạo phức như natri calci edetate. Khi uống kẽm nồng độ cao kéo dài sẽ làm thiếu đồng (do làm giảm hấp thu) gây nên thiếu máu do thiếu hồng cầu và giảm bạch cầu trung tính. Có thể dùng các thuốc tạo chelat (EDTA) để loại trừ kẽm trong huyết thanh.
Hạn dùng và bảo quản Atisyrup Zinc
BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ Atisyrup Zinc
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN.
314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Sản xuất tại nhà máy: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN.
Lô C16, Đường Số 9, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Khoảng chất bổ sung.
Mã ATC:A12CB01
– Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cơ thể.
Nó là thành phần quan trọng cần thiết cho các hệ thông enzyme (dehydrogenase, carbonic anhydrase…) cần cho sự tổng hợp acid nucleic, glucid, protein. Kểm hiện diện trong tất cả các mô và giữ cho sự toàn vẹn của mô. Thiếu kẽm nghiêm trọng gây tổn thương da, rụng tóc, tiêu chảy, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng và chậm tăng trưởng ở trẻ, gây khiếm khuyết trong việc phân chia các mô như da, hệ thống miễn dịch và niêm mạc ruột.
Tiêu chảy mãn tính có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm, và tiêu chảy có thể dẫn đến mất kẽm quá mức và thiếu kẽm khi chế độ ăn uống không đủ. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bổ sung kẽm đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ mắc, cường độ, hoặc thời gian | tiêu chảy cấp tính ở trẻ em ở các nước đang phát triển.
Dược động học
Sự hấp thu kẽm từ đường tiêu hóa không hoàn toàn và giảm khi có một số thành phần | dinh dưỡng như phytat. Kẽm được phân bố khắp cơ thể với nồng độ cao nhất tìm thấy ở tóc, mắt, các cơ quan sinh dục nam và xương.
Nồng độ thấp hơn có trong gan, thận và cơ.
Trong máu 80% được tìm thấy trong hong câu. Nồng độ kẽm trong huyết tương dao động từ 70 đến 110 μg/dl và khoảng 50% số lượng này gắn kết vào albumin một cách lòng lẻo. Khoảng 7% là gắn kết với acid amin và phân còn lại gắn kết với alpha 2 – macroglobulins và các protein khác.
Kẽm được bài tiết chủ yếu trong phân, quá trình đại tiện có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nội môi kẽm. Một lượng nhỏ bị mất trong nước tiểu và mồ hôi.
Chưa có đánh giá nào.