Xem thêm
Thuốc Atsyp được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Viêm trợt thực quản do trào ngược, phòng ngừa và điều trị tái phát lâu dài viêm thực quản đã khỏi, điều trị triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Sử dụng phối hợp với các liệu pháp kháng sinh thích hợp điều trị tận gốc Helicobacter Polyri: Loét tá tràng, phòng ngừa loét đường tiêu hóa ở người bệnh loét tá tràng do Helicobacter Polyri.
Người bệnh đang điều trị NASID cho các bệnh lý loét dạ dày, phòng ngừa loét dạ dày cho những người bệnh có nguy cơ.
Hội chứng Zollinger Ellison.
Cách dùng – liều dùng của thuốc ATSYP
Cách dùng
Nên dùng thuốc Atsyp lúc bụng đói, thời điểm thích hợp trước ăn 1 giờ. Nuốt nguyên viên thuốc, không nên nhai hoặc nghiền nhỏ để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Trường hợp khó uống thuốc: Có thể phân tác viên thuốc trong nửa ly nước không chứa carbonate, khuấy cho rã thuốc và uống các hạt thuốc nhỏ này với chất lỏng ngay khi pha xong hoặc trong vòng 30 phút. Rửa ly lại với ít nước và uống nước này. Nếu không nuốt được có thể dùng qua ống thông dạ dày.
Liều dùng
Người lớn:
-
Làm lành viêm thực quản bào mòn: Liều dùng từ 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày dùng 1 lần kéo dài điều trị từ 4 – 8 tuần;
-
Duy trì sự lành của viêm thực quản bào mòn: Liều dùng 20mg Esomeprazol, ngày 1 lần và không dùng thuốc quá 6 tháng;
-
Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng: Liều dùng 20mg, Esomeprazol, ngày 1 lần kéo dài điều trị từ 4 – 8 tuần.
Trẻ em 12 – 17 tuổi:
Trẻ em từ 1 – 11 tuổi:
-
Điều trị ngắn hạn GERD triệu chứng: Liều dùng 10mg Esomeprazol, ngày 1 lần điều trị trong 8 tuần.
-
Trẻ em dưới 20kg điều trị làm lành viêm thực quản bào mòn dùng 10mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 8 tuần; Trẻ em trên 20kg: 10mg hoặc 20 mg Esomeprazo, ngày 1 lần x 8 tuần.
Giảm nguy cơ loét dạ dày liên quan NSAID:
-
Liều dùng 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần, đến 6 tháng.
-
Diệt H. pylori làm giảm nguy cơ tái phát loét tá tràng Esomeprazol (40 mg, ngày 1 lần x 10 ngày), Amoxicillin (1000 mg, ngày 2 lần x 10 ngày), Clarithromycin (500mg, ngày 2 lần x 10 ngày).
Hội chứng Zollinger-Ellison:
-
Liều dùng 40mg Esomeprazol và dùng 2 lần/ngày.
-
Điều trị thuốc kéo dài sau khi dùng dạng tiêm ngừa tái xuất huyết loét dạ dày 40mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 4 tuần.
Người bị suy giảm chức năng gan, thận:
Người già:
Không dùng thuốc ATSYP trong trường hợp sau
Thuốc Atsyp không được sử dụng cho các trường hợp:
- Người bệnh có tiền sử dị ứng, quá mẫn với Esomeprazole, nhóm Benzimidazoles hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thuốc
- Người bệnh đang dùng đồng thời Nelfinavir.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc ATSYP
Cần thận trọng dùng thuốc Atsyp cho người cao tuổi, phụ nữ thai kỳ/cho con bú. Nếu sử dụng thuốc để điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Không sử dụng Esomeprazol đồng thời Atazanavir.
Esomeprazol không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc ATSYP
Trong quá trình sử dụng thuốc Atsyp điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa
- Nhức đầu
- Đau bụng
- Buồn nôn/nôn
- Viêm da, ngứa da, nổi mẩn, nổi mề đay
- Nhìn mờ
- Phản vệ
- Phù mạch
- Tăng men gan
- Hội chứng Stevens Johnson
Hãy thông báo với chuyên viên y tế khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc Atsyp điều trị.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Một số dòng thuốc dưới đây khi kết hợp với Atsyp có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc: Ketoconazole, Itraconazole, Digoxin, Diazepam, Citalopram, Imipramine, Clomipramine, Phenytoin, Cisapride, Clarithromycin, Voriconazole, muối sắt, Warfarin hoặc dẫn xuất Coumarine khác.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Cần thận trọng dùng thuốc Atsyp cho phụ nữ thai kỳ/cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Quá liều và cách xử trí
Hạn dùng và bảo quản ATSYP
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ ATSYP
Công ty Sản XuấtCông ty cổ phần dược phẩm và sinh học y tế
Lô III-18 đường số 13 – Khu công nghiệp Tân Bình – Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh Việt Nam
Dược lực học
Dược động học
Chưa có đánh giá nào.