Xem thêm
– Dùng làm dung môi pha tiêm truyền một số thuốc khác
– Thay thế dịch ngoại bào
– Xử lý nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch và giảm natri.
– Bổ sung natri clorid và nước trong trường hợp mất nước.
Cách dùng – liều dùng của Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%
Liều dùng: 1000ml/ngày, trừ phi có chỉ định khác
Tốc độ truyền: 120-180 giọt/phút, tương ứng với 360 – 540 ml/giờ.
Cách dùng:
Trong trường hợp đặc biệt phải truyền nhanh dưới áp lực bên ngoài, mà có thể là cần thiết trong các tình trạng cấp cứu, trước khi bắt đầu truyền, tất cả không khí cần phải được loại bỏ khỏi chai nếu không sẽ có nguy cơ gây tắc mạch trong khi truyền.
Đường dùng: Truyền tĩnh mạch.
Không dùng Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9% trong trường hợp sau
Neomiderm 10g
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Neomiderm 10g được chỉ định...
16.000₫
Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0,9% không được dùng cho các bệnh nhân đang trong tình trạng ứ nước, tăng Natri-máu, giảm Kali-máu, nhiễm acid.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%
Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0,9% chỉ nên dùng một cách thận trọng đối với các bệnh nhân cao huyết áp, suy tim sung huyết hoặc các tình trạng giữ natri, phù phổi hoặc phù ngoại vi, sản kinh, suy thận nặng, tăng clo huyết, bệnh nhân quá trẻ hoặc quá già.
Tính tương hợp của bất kỳ thuốc nào pha thêm vào dung dịch nên được kiểm tra trước khi sử dụng.
Không dùng khi dung dịch bị đổi màu, có tủa. Khi dùng làm dung môi pha thuốc cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tác dụng không mong muốn khi dùng Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%
Sử dụng không đúng hoặc quá liều dịch truyền Natri Clorid có thể dẫn đến tình trạng tăng Natri máu. Hiện tượng này có thể xảy ra là do hậu quả của các chứng bệnh đã có từ trước như suy thận, tăng Aldosteron, tổn thương não hoặc của việc truyền quá nhiều Glucose trong nuôi dưỡng bệnh nhân ngoài đường tiêu hóa.
Có thể xảy ra các phản ứng sốt, thoáng qua, thoát mạch tại vị trí tiêm truyền, giãn mạch và tăng thể tích tuần hoàn.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Tương tác thuốc
Thừa natri làm tăng bài tiết lithi; thiếu natri có thể thúc đẩy lithi bị giữ lại và tăng nguy cơ gây độc, người bệnh dùng lithi không được ăn nhạt.
Tương kỵ
Chưa được biết đến.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có phản ứng bất lợi nào được báo cáo lại.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa được biết đến.
Quá liều và cách xử trí
Quá liều có thể dẫn đến tăng natri huyết, tăng cho huyết, ứ nước, tăng áp lực thẩm thấu huyết thanh và nhiễm toan chuyển hoá.
Nếu xảy ra trường hợp như vậy, phải ngừng ngay việc sử dụng các dịch truyền có chứa Nan và kiểm tra lượng Natri đã đưa vào cơ thể. Rất ít khi gặp trường hợp tăng Natri-máu nặng, khi đó có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại bớt Natri ra khỏi cơ thể.
Hạn dùng và bảo quản Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%
Bảo quản:
Bảo quản ở nơi khô, có nhiệt độ không quá 30°C.
Mỗi chai chỉ dùng một lần. Phần không dùng nữa phải hủy bỏ. Dung dịch vô trùng, không có chất gây sốt.
Không được sử dụng nếu chai bị rò rỉ hoặc dung dịch không trong suốt.
Để xa tầm tay trẻ em.
Hạn dùng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Không sử dụng thuốc đã quá hạn ghi trên nhãn.
Tiêu chuẩn: BP 2017
Nguồn gốc, xuất xứ Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%
Công ty TNHH B.Braun Việt Nam.
Số 170, Đường La Thành, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Dược lực học
Tổng lượng natri của cơ thể được tính toán là 80 mmol/kg trong đó 97% ở ngoại bào và 3% trong nội bào. Tốc độ thay thế sử dụng hàng ngày được tính toán là 100 – 180 mmol (tương đương với 1,5 – 2,5 mmol/kg thể trọng).
Thận là bộ máy điều khiển chính sự cân bằng natri và nước. Phối hợp với các cơ chế kiểm soát bằng hoặc môn (hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, hooc môn chống bài niệu) và hoóc môn kích thích bài tiết natri trong nước tiểu, chúng chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì ổn định thể tích trong khoảng ngoại bào và điều hoà thành phần của dịch ngoại bào. .
Clorid được trao đổi với hydro cacbonat trong hệ thống vi ống và do đó liên quan đến sự điều hoà cân bằng toan kiềm.
Dược động học
Natri là cation chính của khoang ngoại bào và cùng với các anion khác điều chỉnh kích cỡ của khoang này. Natri và kali là chất trung gian chính của các quá trình điện sinh học trong cơ thể.
Lượng natri và sự chuyển hóa dịch trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi sự thay đổi của nồng độ natri trong huyết tranh do thay đổi về cách lý đồng thời ảnh hưởng đến tình trạng dịch của cơ thể.
Việc tăng lượng natri của cơ thể cũng có nghĩa là giảm lượng nước tự do trong cơ thể không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu huyết thanh.
Dung dịch natri clorid 0,9% có áp suất thẩm thấu tương đương với huyết tương. Dung dịch truyền vào sẽ chủ yếu dẫn đến sự thay thế ở khoang kế với khoảng 2/3 của toàn bộ khoang ngoa tầm). Chỉ 1/3 lượng dùng nằm trong lòng mạch. Do đó tác dụng động học trong máu của dung dịch chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Chưa có đánh giá nào.