Xem thêm
– Tăng huyết áp vô căn (từ nhẹ đến trung bình)
– Đau thắt ngực ổn định.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Herbesser R 100mg
Người lớn
– Tăng huyết áp vô căn (từ nhẹ tới trung bình): Liều uống thông thường cho người lớn là 100mg – 200 mg diltiazem hydrochlorid một lần mỗi ngày. Có thể điều chỉnh liều dùng tùy theo tuổi và triệu chứng của người bệnh.
– Đau thắt ngực ổn định: Liều uống thông thường cho người lớn là 100mg diltiazem hydrochlorid một lần mỗi ngày. Trong trường hợp chưa đạt hiệu quả, có thể tăng liều lên 200mg
Người lớn tuổi và bệnh nhân suy gan, thận
Nhịp tim phải được kiểm soát, nếu giảm xuống dưới 50 nhịp/ phút không nên tăng liều. Nồng độ trong huyết thanh của Diltiazem hydrochlorid có thể tăng ở nhóm bệnh nhân này.
Đau thắt ngực và tăng huyết áp: liều khởi đầu là 100mg diltiazem hydrochlorid một lần/ngày. Liều điều trị có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tuổi và triệu chứng của bệnh nhân.
Không dùng thuốc Herbesser R 100mg trong trường hợp sau
Medoral 250ml
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Medoral 250ml được chỉ định...
98.000₫
1. Người bị suy tim sung huyết nghiêm trọng (có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tim.
2. Người bị block nhĩ – thất độ 2 và độ 3 hoặc có hội chứng yếu nút xoang (nhịp xoang chậm liên tục (dưới 50 nhịp/phút), ngừng xoang, block xoang – nhĩ v,v…) [Có thể gặp ức chế quá mức nhịp xoang và ức chế dẫn truyền tim].
3. Người có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
4. Người mang thai hoặc có thể đang mang thai (xin đọc mục Sử dụng khi mang thai, trở dạ hoặc thời kỳ cho con bú)
5. Phối hợp với dantrolen (truyền tĩnh mạch). Dùng đồng thời với dantrolen truyền tĩnh mạch có thể gây tử vong do rung thất. Điều này đã được quan sát ở động vật khi truyền tĩnh mạch đồng thời verapamil và dantrolen.
6. Phối hợp với ivabradin.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Herbesser R 100mg
1. Sử dụng thận trọng (Dùng Herbesser R thận trọng ở những người bệnh sau):
– Người có suy tim sung huyết (triệu chứng bệnh có thể trầm trọng thêm)
– Người có nhịp tim đập quá chậm (dưới 50 nhịp mỗi phút ) hoặc có block nhĩ – thất độ 1 (nhịp xoang và dẫn truyền tim có thể bị ức chế quá mức)
– Người bị hạ huyết áp nghiêm trọng (huyết áp có thể giảm hơn nữa)
– Người bị suy gan hoặc thận nặng (Sự chuyển hóa và thải trừ của thuốc có thể bị kéo dài, làm cho tác dụng của thuốc có thể tăng lên).
– Tăng nguy cơ tắc nghẽn đường tiêu hóa (diltiazem ức chế nhu động ruột)
– Bệnh nhân đái tháo đường tiềm ẩn hoặc rõ ràng (có thể gây tăng glucose máu)
2. Những thận trọng quan trọng
– Ngừng đột ngột thuốc đối kháng kênh calci sẽ làm triệu chứng nặng thêm. Trong trường hợp phải ngừng dùng thuốc, cần giảm liều dần dần và theo dõi cẩn thận người bệnh. Dặn dò người bệnh không được tự ý ngừng thuốc nếu chưa xin ý kiến thầy thuốc.
– Khoảng QT bị kéo dài và loạn nhịp thất được báo cáo khi sử dụng phối hợp terfenadine cùng với các thuốc chống loạn nhịp khác (disopyramide phosphate).
– Điều trị bằng diltiazem có thể liên quan đến thay đổi tâm trạng, bao gồm trầm cảm. Nhận biết sớm triệu chứng rất quan trọng đặc biệt ở những bệnh nhân dễ mắc bệnh. Trong những trường hợp này, nên ngừng dùng thuốc.
3. Với người cao tuổi
– Hạ huyết áp mạnh là tác dụng không mong muốn với người cao tuổi. Vì vậy, sử dụng thuốc này cần đặc biệt thận trọng, khởi đầu bằng liều thấp hơn và theo dõi người bệnh cẩn thận [Xem “liều lượng và cách dùng”]
4. Sử dụng khi mang thai, trở dạ hoặc thời kỳ cho con bú
– Chống chỉ định Herbesser R ở người mang thai hoặc người có thể mang thai (nghiên cứu trên động vật, thấy thuốc này gây quái thai: bất thường về bộ xương và loạn sản ở chuột nhắt và độc với phôi, gây chết chuột nhất và chuột công).
– Không nên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú. Nếu xét thấy thuốc quá cần cho người mẹ, cần ngừng ngay cho con bú trong suốt thời gian mẹ dùng thuốc (diltiazem hydrochlorid bài tiết qua sữa mẹ).
5. Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc
– Do tác dụng làm hạ huyết áp của thuốc, nên có thể gặp chóng mặt v,v…, người bệnh cần thận trọng khi tham gia vào các hoạt động có rủi ro lớn đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao, tiếp xúc với máy móc vv…
6. Với trẻ em
Chưa xác định độ an toàn của Herbesser R ở trẻ em.
7. Thận trọng khi sử dụng
– Thận trọng về phân phối thuốc: Vì viên nang Herbesser R được phân phối trong vỏ ép (PTP), dặn dò người bệnh hãy lấy thuốc khỏi vỏ đóng gói trước khi uống (đã có báo cáo, nếu người bệnh nuốt cả vỏ PTP, các góc nhọn của vỏ có thể cứa vào niêm mạc thực quản, gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm trung thất.
– Thận trọng khi sử dụng:
Dặn dò người bệnh không được mở hoặc nhai viên nang.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Herbesser R 100mg
Tác dụng không mong muốn do Herbesser R gặp ở 74 trong số 3577 bệnh nhân (tỷ lệ 2,1%). Những tác dụng hay gặp nhất là ở hệ tim mạch 0,77% (nhịp tim chậm 0,2%, block nhĩ – thất 0,1%, nóng đỏ mặt 0,1% vv…), hệ tiêu hóa 0,6% (táo bón 0,2%, rối loạn dạ dày 0,1%, vv), đau đầu 0,4%; quá mẫn cảm 0,3% v,v..
(1) Tác dụng không mong muốn có ý nghĩa lâm sàng (hiếm gặp: <0,1%: tần số các tác dụng không mong muốn dựa vào các báo cáo tự phát chưa được biết rõ)
1. Block nhĩ thất hoàn toàn, nhịp tim chậm nghiêm trọng (các triệu chứng khởi đầu là chậm nhịp tim, choáng váng, mê sảng VV.) hiếm gặp. Nếu gặp bất thường phải ngừng thuốc và có các biện pháp thích hợp, như dùng atropine sulfate, isoproterenol VV… và hoặc đặt máy tạo nhịp tim.
2. Có thể suy tim sung huyết. Nếu gặp bất thường, cần ngừng thuốc và có các biện pháp thích hợp, như dùng thuốc kích thích tim.
3. Hội chứng niêm mạc – da – mắt (hội chứng Stevens – Johnson), hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell) đỏ da (viêm da tróc vẩy) vv… có thể gặp. Khi thấy có ban đỏ, phồng da, ngứa, sốt V, cần ngừng thuốc và dùng các biện pháp điều trị thích hợp.
4. Có thể gặp rối loạn chức năng gan và vàng da kèm theo từng AST (GOT), SALT (GPT), Y-GTP v,v.. Cần theo dõi người bệnh. Nếu có gì bất thường, cần ngừng thuốc và tìm các biện pháp điều trị thích hop
(2) Các tác dụng không mong muốn khác
|
Tần số chưa rõ |
5% > tác dụng không mong muốn ≥ 0,1% |
Tác dụng không mong muốn < 0,1% |
Tim mạch |
Block xoang – nhĩ |
Tim đập chậm, block nhĩ – thất, nóng đỏ mặt, choáng váng |
Ngừng xoang, hạ huyết áp, đánh trống ngực, đau ngực, phù |
Thần kinh – tâm thần |
Triệu chứng giống Parkinson |
Khó ở, nhức đầu, nhức đầu âm ỉ |
Co rút cơ, yêu mệt, buồn ngủ, mất ngủ |
Gan |
Tăng ALP, LHD, và γ-GTP, gan to |
Tăng AST (GOT), tăng ALT (GPT) |
Vàng da |
Mẫn cảm |
Nhạy cảm với ánh sáng, nổi mụn. |
Phát ban |
Ngứa, phát ban loại ban đỏ đa dạng, mày đay |
Tiêu hóa |
|
Khó chịu ở dạ dày, táo bón, đau bụng, ợ nóng, chán ăn, buồn nôn |
Phân mềm, tiêu chảy, khát |
Máu |
Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu |
|
|
Tác dụng không mong khác. |
Tăng sản lợi, vú to ở đàn ông, tê muốn cóng |
|
|
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Diltiazem được chuyển hóa chủ yếu qua hệ enzym cytochrome P450 3A4 (CYP3A4). Thận trọng khi phối hợp với các thuốc dưới đây:
Tên thuốc |
Dấu hiệu, triệu chứng điều trị |
Cơ chế và yếu tố nguy cơ |
Thuốc có tác dụng chống tăng huyết áp (Thuốc chống tăng huyết áp, các chế phẩm từ acid nitric) |
Có thể làm tăng tác dụng làm hạ huyết áp. Nên đo huyết áp định kỳ để điều chỉnh liều. |
Cách phối hợp này mang lại tác dụng hiệp đồng cộng thêm làm giảm huyết áp. |
Thuốc phong bế beta (bisoprolol fumarat, propranol hydrochlorid, atenolol…) |
Có thể gặp nhịp tim chậm, block nhĩ – thất, block xoang – nhĩ, v,v… Kiểm tra tim định kỳ và làm điện tâm đồ nếu cần. Nếu có bất thường, cần giảm liều hay ngừng dùng thuốc. |
Cách phối hợp này mang lại tác dụng hiệp đồng cộng, gây ức chế nhịp nhịp xoang và dẫn truyền tim, làm giảm co bóp sợi cơ tim và giảm huyết áp. Phải thận trọng đặc biệt khi phối hợp 3 loại thuốc ditiazem hydrochlorid với chế phẩm digitalis và thuốc phong bế β hoặc chế phẩm rauwolfia. |
Chế phẩm của rauwolfia (reserpine, v.v…) |
Chế phẩm của Digitalis (digoxin, metyldigoxin) |
Có thể gặp nhịp tim chậm, block nhĩ – thất vv.. Các triệu chứng ngộ độc digitalis (buồn nôn, nôn, nhức đầu, choáng váng, thị giác bất thường…) gồm cả những loạn nhịp tim nêu ở trên do tăng nồng độ chế phẩm digitalis trong máu. Nếu gặp bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Cách phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng cộng thêm, gây ức chế nhịp xoang và dẫn truyền tim. Đặc biệt thận trọng khi phối hợp 3 loại thuốc (diltiazem hydrochlorid, thuốc phong bế β, digitalis). Ditiazem hydrochlorid làm tăng nồng độ chế phẩm digitalis trong máu. |
Thuốc chống loạn nhịp tim (amiodarone hydrochlorid, mexiletine hydrochlorid v.v…) |
Có thể gặp nhịp tim chậm, block nhĩ – thất, ngừng xoang v.v. Kiểm tra nhịp tim định kỳ và làm điện tâm đồ nếu cần. Khi có bất thường, cần giảm liều hay ngừng dùng thuốc. |
Cách phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng cộng thêm, gây ức chế nhịp xoang và dẫn truyền tim. |
Aprindin hydrochlorid (thuốc chống loạn nhịp tim) |
Có thể gặp các triệu chứng do tăng nồng độ của hai thuốc trong máu (nhịp tim chậm, block nhĩ – thất, ngừng xoang, run, choáng váng, mê sảng VV…) Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng và làm điện tâm đồ nếu cần. Nếu gặp bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Mỗi thuốc ảnh hưởng lên enzyme chuyển hóa (cytochrome P450) và tăng nồng độ trong máu của mỗi thuốc. |
Thuốc đối kháng calci nhóm dihydropyridin (nifedipine, amlodipine besilate v.v…) |
Có thể gặp triệu chứng như tăng tác dụng làm giảm huyết áp, do tăng nồng độ chất đối kháng calci dihydropyridine. Theo dõi định kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu gặp bất thường, cần giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Diltiazem hydrochlorid ức chế enzyme chuyển hóa của các thuốc (cytochrome P450) làm tăng nồng độ của những thuốc này trong máu. |
Triazolam (thuốc ngủ) |
Có thể gặp những triệu chứng (như kéo dài giấc ngủ) do tăng nồng độ triazolam trong máu. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu gặp bất thường hãy giảm liều hay ngừng dùng thuốc. |
|
Midazolam (thuốc an thần gây ngủ) |
Có thể gặp những triệu chứng (như tăng tác dụng an thần và gây ngủ) do tăng nồng độ midazolam trong máu. Theo dõi định kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu có bất thường hãy giảm liêu hay ngừng dùng thuốc. |
Carbamazepin (hướng thần chống động kinh, điều trị cơn hưng cảm) |
Có thể xảy ra triệu chứng (buồn ngủ, buồn nôn, nôn, chóng mặt…) do tăng nồng độ . Carbamazepin trong máu. Theo dõi định kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu gặp bất thường hãy giảm liều hay ngừng dùng thuốc. |
Selegiline hydrochlorid (chống Parkinson) |
Tác dụng và độc tính của Selegiline hydrochlorid có thể tăng lên. Theo dõi định kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu gặp bất thường hãy giảm liêu hay ngừng dùng thuốc. |
Theophylline (giãn phế quản) |
Có thể gặp những triệu chứng (buồn nôn, nôn, nhức đầu, mất ngủ…) do tăng nồng độ theophylline trong máu. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu Có bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Cilostazol (thuốc chống kết tập tiểu cầu) |
Tác dụng của cilostazol có thể tăng lên. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu có bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Vinorelbine tartrate (chống u ác tính) |
Tác dụng của vinorelbine tartrate có thể tăng lên. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu có bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Cyclosporin (thuốc ức chế miễn dịch) |
Có thể gặp những triệu chứng rối loạn chức năng thận…) do tăng nồng độ cyclosporine trong máu. Theo dõi thưởng kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu có bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Tacrolimus hydrate (thuốc ức chế miễn dịch) |
Có thể gặp những triệu chứng (rối loạn chức năng thận…) do tăng nồng độ tacrolimus hydrate trong máu. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng và nên đo nồng độ Tacrolimus trong máu. Nếu có bất thường nên giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc. |
Phenytoin (chống động kinh) |
Có thể gặp những triệu chứng (Thất điều, chóng mặt, rung giật nhãn cầu…) do tăng nồng độ phenytoin trong máu. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng. Nếu có bất thường hãy giảm liều hay ngừng dùng phenytoin. Tác dụng của diltiazem hydrochlorid có thể giảm. |
Diltiazem hydrochlorid ức chế enzyme chuyển hóa của phenytoin (cytochrome P450) và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu. Hơn nữa, phenytoin có thể làm tăng chuyển hóa của diltiazem hydrochlorid, nên làm giảm nồng độ của thuốc trong máu. |
Cimetidine (thuốc đối kháng thụ thể H2). |
Có thể gặp những triệu chứng (làm tăng tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim chậm v,v…) do tăng nồng độ diltiazem hydrochlorid trong máu. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng và làm điện tâm đồ nếu cần thiết. Nếu có bất thường hãy giảm liều hay ngừng dùng thuốc.
|
Các thuốc này gây ức chế enzyme chuyển hóa (cytochrome P450) của diltiazem hydrochlorid, hậu quả là làm tăng nồng độ diltiazem hydrochlorid trong máu.
|
Thuốc ức chế HIV protease (ritonavir, saquinavir mesylate v.v…) |
Rifampicin (Chống lao) |
Tác dụng của diltiazem hydrochlorid có thể giảm. Theo dõi thường kỳ các triệu chứng lâm sàng và định lượng nồng độ diltiazem hydrochlorid trong máu. Nếu gặp bất thường, cần có biện pháp thích hợp, như chuyển sang các thuốc khác hoặc tăng liều diltiazem hydrochlorid. |
Rifampicin gây cảm ứng enzyme chuyển hóa diltiazem hydrochlorid (cytochrome P450) làm giảm nồng độ diltiazem hydrochlorid trong máu. |
Thuốc mê (isoflurane, enflurane, halothane v.v… |
Có thể gặp nhịp tim chậm, block nhĩ – thất, ngừng xoang.v.v.. Làm điện tâm đồ định kỳ. Nếu có bất thường, cần giảm liều hay ngừng một hoặc cả hai thuốc. |
Cách phối hợp này mang lại tác dụng hiệp đồng cộng thêm gây ức chế nhịp xoang và ức chế dẫn truyền tim. |
Thuốc giãn cơ (pancuronium bromid, vecuronium bromid) |
Tác dụng của thuốc giãn cơ có thể tăng lên. Thận trọng với tác dụng của thuốc giãn cơ, nếu gặp bất thường, cần giảm liều hay ngừng một hoặc cả hai thuốc. |
Diltiazem ức chế sự giải phóng acetylcholine từ các ngọn dây thần kinh tiền sy náp của chỗ nối thần kinh – cơ. |
Fingolimod hydrochlorid |
Chậm nhịp tim trầm trọng hoặc ngừng tim có thể xảy ra do sử dụng đồng thời diltiazem trong quá trình khởi đầu sử dụng fingolimod hydrochlorid. |
Cả hai thuốc diltiazem hydrochlorid và fingolimod hydrochlorid đều có thể làm giảm nhịp tim và gây ngừng tim. |
Simvastatin |
Có thể gặp tiêu cơ vân hay loạn dưỡng cơ do tăng nồng simvastatin trong máu. Cần theo dõi triệu chứng lâm sàng thường kỳ. Nếu gặp bất thường, nên ngừng điều trị. |
Diltiazem hydrochlorid có thể gây ức chế enzyme chuyển hóa (cytochrome P450) các thuốc này, dẫn đến làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. |
Dantrolen (truyền tĩnh mạch) |
Tử vong do rung thật chết người đã được phát hiện khi dùng đồng thời verapamil truyền tĩnh mạch và dantrolen. |
Phối hợp thuốc đối kháng kênh mach) calci và dantrolen rất nguy hiểm. |
Thuốc đối kháng thụ thể alpha |
Tăng tác dụng hạ huyết áp. Cân nhắc phối hợp diltiazem và thuộc đối kháng thụ thể alpha và cần theo dõi chặt chẽ huyết áp. |
Phối hợp với thuốc đối kháng thụ thể alpha có thể làm hạ huyết áp trầm trọng. |
Acetylsalicylat |
Tăng nguy cơ chảy máu do tăng tác dụng chống tập kết tiểu cầu |
Có thể phối hợp đồng thời với acetylsalicylat với diltiazem nhưng phải theo dõi cẩn thận. |
Thuốc cản quang X ray |
Tác dụng trên tim mạch, ví dụ tình trạng tụt huyết áp khi tiêm tĩnh mạch nhanh thuốc cản quang có thể tăng trên bệnh nhân sử dụng diltiazem |
Đặc biệt thận trọng khi bệnh nhân dùng đồng thời diltiazem và thuốc cản quang |
Lithium |
Nguy cơ tăng độc tính của lithium |
|
Các statin |
Nguy cơ bệnh cơ và globin cơ niệu kịch phát tăng khi phối hợp diltiazem với các statin chuyển hóa bởi CYP3A4 (như atorvastatin, fluvastatin và simvastatin). Cần điều chỉnh liều của các statin (xem thông tin sản phẩm của các statin tưởng ứng). Nếu cần, nên dùng các statin không chuyển hóa bởi CYP3A44 (như pravastatin) như diltiazem |
Diltiazem là thuốc chất ức chế CYP3A4 và gây tăng AUC của một số statin. |
Corticosteroid (methylprednisolon) |
Thận trọng khi bắt đầu điều trị bằng methylprednisolon. Điều chỉnh liều methylprednisolon nếu cần thiết. |
Diltiazem gây tăng nồng độ methylprednisolone (do ức chế CYP3A4 và có thể ức chế Pglycoprotein) |
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
– Chống chỉ định Herbesser R ở người mang thai hoặc người có thể mang thai (nghiên cứu trên động vật, thấy thuốc này gây quái thai: bất thường về bộ xương và loạn sản ở chuột nhắt và độc với phôi, gây chết chuột nhất và chuột công).
– Không nên dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú. Nếu xét thấy thuốc quá cần cho người mẹ, cần ngừng ngay cho con bú trong suốt thời gian mẹ dùng thuốc (diltiazem hydrochlorid bài tiết qua sữa mẹ).
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
– Do tác dụng làm hạ huyết áp của thuốc, nên có thể gặp chóng mặt v,v…, người bệnh cần thận trọng khi tham gia vào các hoạt động có rủi ro lớn đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao, tiếp xúc với máy móc vv…
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng:
Nhịp tim chậm, block hoàn toàn nhĩ – thất, bệnh tim, hạ huyết áp v,v… Các triệu chứng đó cũng được báo cáo như phản ứng có hại.
Điều trị:
Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, cần ngừng ngay Herbesser R và sử dụng các biện pháp chữa trị thích hợp sau đây, khi cần thì rút thuốc ra bằng rửa dạ dày.
– Nhịp tim chậm, block nhĩ – thất hoàn toàn: Dùng atropin sulfat hydrat, isoprenalin v,v, và/hoặc dùng máy tạo nhịp tim.
– Bệnh tim, hạ huyết áp: sử dụng thuốc trợ tim, thuốc tăng huyết áp, truyền dịch v,v… và/hoặc giúp nâng đỡ tuần hoàn.
Hạn dùng và bảo quản Herbesser R 100mg
Bảo quản: Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C.
Bảo quản tránh ẩm sau khi mở hộp.
Thời hạn sử dụng: 36 tháng
ĐỌC KỸ TỜ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG, NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN, XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ.
HÃY THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC
Nguồn gốc, xuất xứ Herbesser R 100mg
Nhà sản xuất:
MITSUBISHI TANABE PHARMA FACTOR1LTD
7473-2 Ooaza Onoda, Sanyo Onoda, Yumaguchi 756-0054, Japan
Đóng gói và xuất xưởng
PT TANABE INDONESIA
Jl. Rumah Sakit No. 104. Ujungberung Bandung 40612-Indonesia
Dược lực học
Lợi ích điều trị với diltiazem hydrochlorid, như cải thiện sự thiếu máu cục bộ cơ tim và làm giảm huyết áp có thể liên quan tới khả năng làm giãn mạch do ứng chế luồng nhập của ion calci vào các tế bào cơ trơn của mạch vành và của các mạch máu ngoại biên.
I. Tác động lên sự cân bằng giữa cung và cầu oxygen cơ tim
1) Cải thiện sự cân bằng giữa cung và cầu oxygen cơ tim
– Diltiazem hydrochlorid làm tăng luồng máu ở mạch vành vào các vùng thiếu máu cục bộ cơ tim bằng cách làm giãn động mạch vành chính và các nhánh bên (ở chó).
– Diltiazem hydrochlorid ức chế sự co thắt động mạch vành tim (ở khỉ và người).
– Diltiazem hydrochlorid làm giảm tiêu thụ oxygen ở cơ tim mà không làm giảm lưu lượng tỉm do làm giảm được hầu gánh và nhịp tim thông qua sự giãn mạch ngoại biên (ở chó)
2) Tác dụng bảo vệ cơ tim
Diltiazem hydrochlorid giữ vững chức năng tìm và sự chuyển hóa năng lượng cơ tim, làm giảm kích thước nhồi máu cơ tim do ức chế sự nhập quá mức ion calci vào tế bào trong trạng thái thiếu máu cục bộ cơ tim (ở chuột cống).
II. Tác dụng trên huyết áp
– Thuốc hầu như không có tác động đến huyết áp bình thường, khi bị tăng huyết áp, thuốc làm giảm huyết áp từ từ (ở chuột cống và người) thuốc cũng làm giảm sự tăng huyết áp do luyện tập (ở người).
– Diltiazem hydrochlorid làm giảm huyết áp, mà không làm giảm dòng máu thận và não (ở chó, người).
– Diltiazem hydrochlorid làm giảm sự phì đại mạch và cơ tim trong khi làm giảm huyết áp (ở chuột cống).
III. Tác dụng trên nhịp xoang và hệ dẫn truyền của tim
Diltiazem hydrochlorid kéo dài nhẹ các khoảng cách nhịp xoang tự phát, kéo dài thời gian dẫn truyền nhĩ – bó Hiss, nhưng không có ảnh hưởng tới thời gian dẫn truyền bó Hiss – tâm thất (trên chó, người).
Dược động học
1. Nồng độ trong huyết tương
Nam giới khỏe mạnh uống một lần một viên HERBESSER R 100mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt 14 giờ sau khi uống. Thời gian bán thải khoảng 7 giờ.
2. Chuyển hóa
Nam giới, trưởng thành, khỏe mạnh khi uống diltiazem hydrochlorid, thuốc sẽ chuyển hóa chủ yếu qua các phản ứng oxy hóa mắt amin, oxy hóa mất methyl, mất acetyl và các phản ứng liên hợp.
Nghiên cứu lâm sàng
Hiệu quả làm sàng Lợi ích của Herbesser R để điều trị tăng huyết áp vô căn, đau thắt ngực ổn định đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng bao gồm cả so sánh mủ kép sử dụng diltiazem hydrochlorid (viên nén Herbesser 30) làm thuốc đối chứng.
Chẩn đoán |
Tỷ lệ hiệu quả |
Bệnh nhân |
Số có hiệu quả |
Tăng huyết áp vô căn |
73,9% |
222 |
164 (“giảm” hoặc tốt hơn) |
Đau thắt ngực |
84,7% |
124 |
105 (“có tiến triển” hoặc tốt hơn |
Tài liệu tham khảo
1) Kainuma H. et al.: J. Clin. Ther. Med. 1996; 12(9):1795-1807
2) Sugawara Y. et al.: J. Pharmacobio-dyn. 1988; 11:224-233
3) Arakawa K. et al.: J. Clin. Ther. Med. 1989; 5(Suppl.2):171-197
4) Niitani H. et al.: J. Clin. Ther. Med. 1989; 5(11):2401-2433
5) Kanazawa T. et al.: Cardioangiology 1989; 26(3):327-344
6) Sato T. et al.: Arzneimittelforschung 1971; 21(9):1338-1343
7) Imai S. et al.: Jpn. Heart J. 1977; 18(1):92-101
8) Nagao T. et al.: Jpn. J. Pharmacol. 1975; 25:281-288
9) Nakamura M. et al.: Chest 1980; 78 (1 Suppl.) 205-209
10) Taira N. et al.: Circ. Res. 1983, 52 (Suppl. 1):40-46
11) Yasue H. et al.: Journal of Clinical Science 1985;21(5):597-604
12) Nagao T. et al.: Folia Pharmacol. Japon. 1981; 77:195-203
13) Zamanis A. et al.: J. Mol. Cell. Cardiol. 1982; 14:53-62
14) Sato T. et al.: Folia Pharmacol. Japon. 1979; 75:99-106
15) Yamaguchi I. et al.: Folia Pharmacol, Japon, 1979; 75:191-199
16) Aoki K. et al.: Eur. J. Clin. Pharmacol. 1983; 25:475-480
17) Yamakado T. et al.: Am. J. Cardiol. 1983; 52:1023-1027
18) Murata S. et al.: Jpn. J. Pharmacol. 1982; 32:1033-1040
19) Yamaguchi 1. et al.: Jpn. J. Pharmacol. 1974; 24:511-522
20) Kuriyama Y. et al.: Journal of Japanese Collage of Angiology (Myakkangaku) 1987;27(2):89-94
21) Choki J. et al.: Journal of Japanese Collage of Anal of Japanese Collage of Angiology (Myakkangaku) 1986;26(12):1297-1303
22) Narita H. et al.: Folia Pharmacol. Japon. 1985; 86:165-174
23) Kawai C. et al.: Circulation 1981; 63(5):1035-104223)
24) Nakaya H. et al: Folia Pharmacol. Japon, 1980,76:697-707
Chưa có đánh giá nào.