Xem thêm
Điều trị triệu chứng trong đau thực quản – dạ dày – tá tràng.
Điều trị triệu chứng trong hồi lưu đạ dày – thực quản.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Maltagit
Cách dùng: Pha 1 gói thuốc trong 50ml nước, khuấy đều, uống ngay. Uống trước hay sau bữa ăn và khi có cơn đau.
Liều dùng:
Người lớn có chức năng thận bình thường: Uống Igói/lần, uống nhiều lần trong ngày (không quá 6 gói/ngày).
Trẻ em từ 6-12 tuổi: Uống 1gói/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ dưới 6 tuổi: Không sử dụng thuốc này.
Bệnh nhân suy thận: Phải điều chỉnh liều theo hệ số thanh thải creatinin.
Không dùng thuốc Maltagit trong trường hợp sau
Mẫn cảm với bất cứ thành phan nào của thuốc.
Suy thận nặng.
Hẹp đường tiêu hóa.
Giảm phosphat máu.
Trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, magnesi, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Maltagit
Khuyến cáo:
Khi thấy bột thuốc bịẩm mốc, nhãn thuốc in số lô SX, HD mờ., ,hay có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất theo địa chỉ trong đơn.
Vì trong thành phần của thuốc có tá được aspartam chứa một lượng phenylalamin, có thể gây hại trên những người bị phenylceton niệu nên thận trọng khi dùng.
Ở những người bị suy thận và đang thấm phân mạn tính nên tính đến lượng nhôm và magnesi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm (gây bệnh não) và tăng magnesi máu (gây hạ huyết áp, suy giảm tâm thần, hôn mê).
Thận trọng về tương tác thuốc vì tính chất hấp phụ của maltagit làm ảnh hưc đến sự hấp thụ của một số thuốc ở đường ruột.
Không nên dùng thuốc kéo dài liên tục trên 2 tuần nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
Magnesi carbonat:
Các antacid chứa magnesi thường gây nhuận tràng nên hầu như không dùng một mình, khi dùng liều nhắc lại sẽ gây ia chảy nên thường gây mất thăng bằng thể dịch và điện giải.
Ở người bệnh suy thận nặng, khi dùng các chế phẩm antacid có chứa hơn 50 mEq magnesi mỗi ngày, cần được theo dõi rat can thận về cân bằng điện giải, chức năng thận.
Nhôm hydroxyd:
Cần dùng thận trọng với người có suy tìm sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
Cần thận trọng về tương tác thuốc.
Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.
Attapulgit:
Tính chất hấp phụ của atapulgit làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ của một số thuốc ở đường ruột, ví du: Tetracyclin.
Khi dùng cho trẻ bịia chảy kèm theo mat nước, trước tiên cần bồi phụ nước và điện giải bằng đường uống.
Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ trường hợp có sự theo dõi của bác sỹ, vì nguy cơ mất nước do ỉa chảy.
Dùng thận trọng ở người to đại tràng đo suy giảm trương lực. Đối với người bệnh đái tháo đường cần quan tâm đến hàm lượng glucose trong 1 gói thuốc (0,25g/gói).
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Maltagit
Dạng phối hợp thuốc kháng acid chứa hợp chất nhôm cùng với muối magnesi có ưu điểm là khắc phục tính gây táo bón của nhôm nhờ tính chất nhuận tràng của magnesi.
Nhôm hydroxyd
Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết phosphat.
Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo đài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm, và nhuyễn xương có thê xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
Thường gặp, ADR>1/100
Chát miệng. cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
Ít gặp, 1⁄1000 < ADR <1/100
Giảm phosphat máu, giảm magnesi máu.
Attapulgit
Thường gặp, ADR > 1/100
Táo bón.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Nhôm được hấp thu vào cơ thể, gây thiếu hụt phospho, khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao.
Magnesi carbonat
Thường gặp, ADR > 1/100
Miệng đắng chát. Ỉa chảy (khi dùng quá liều).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Nôn hoặc buồn nôn. Cứng bụng.
– Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các tác dụng không mong muốn thường mắt đi khi ngừng dùng thuốc.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Nhôm hydroxyd: Có thể làm thay đổi hấp thu của các thuốc. Uống đồng thời với tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, iraconazol có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc kháng acid.
Attapulgit: Gây cản trở hấp thu các thuốc khác. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc khác.
Magnesi carbonat: Tất cả các thuốc kháng acid đều làm tăng hoặc giảm tốc độ và mức độ hấp thu các thuốc khác, khi dùng phối hợp, hoặc do làm thay đổi thời gian thuốc ở trong ống tiêu hóa, hoặc do có sự gắn kết với chúng. Magnesi có khả năng gắn vào thuốc mạnh nhất. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc khác.
Uống đồng thời thuốc sẽ làm giảm tác dụng của các tetracyclin, digoxin, indomethacin, hoặc các muối sắt vì sự hấp thu của những thuốc này bị giảm. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc khác.
Dùng magnesi với naproxen làm giảm tốc độ hấp thu của naproxen.
Không nên kết hợp với:
Các dẫn chất của quinidin: Thuốc làm tăng nồng độ quinidin, amphetami trong huyết tương và có nguy cơ bị quá liều (do sự kiềm hoá nước tiểu làm giảm bài tiết quinidi
Những kết hợp cần thận trọng:
Nên uống Maltagit cách 2 giờ trước khi uống những thuốc sau:
~ Các thuốc kháng lao (ethambutol, isoniazid) (đường uống).
– Kháng sinh nhóm cyclin (đường uống).
– Nhóm fluoroquinolon (đường uống).
– Nhóm kháng sinh lineosamid (đường uống).
– Nhóm ức chế thụ thể histamin H2 (đường uống).
– Atenolol, metoprolol, propranolol (đường uống).
– Cloroquin (đường uống).
– Diflunisal (đường uống).
– Digoxin (đường uống).
– Diphosphonat (đường uống).
– Natri fluorid.
– Các glucocorticoid (đường uống) (prednisolon va dexamethason).
– Indomethacin (đường uống).
– Kayexalat (đường uống).
– Ketoconazol (đường uống).
– Lansoprazol.
– Các thuốc an thần kinh phenothiazin (đường uống).
– Penicillamin (đường uống).
– Các muối sắt (đường uống).
– Sparfloxacin (đường uống).
– Các muối salicylat: làm tăng thải trừ muối salieylat qua thận do kiềm hóa nước tiểu.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
– Thời kỳ mang thai:
Thuốc được coi là an toàn, nhưng nên tránh dùng liều cao kéo dài.
– Thời kỳ cho con bú:
Mặc dù một lượng nhỏ nhôm bài tiết qua sữa, nhưng nồng độ không đủ để gây tác hại đến trẻ bú mẹ.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Quá liều và cách xử trí
Ngừng thuốc ngay và rửa dạ dày.
Hạn dùng và bảo quản Maltagit
Cần bảo quản thuốc này như thế nào?
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
Bảo quản thuốc ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C
– Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không được dùng thuốc đã quá hạn dùng.
Nguồn gốc, xuất xứ Maltagit
Cơ sở sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
Địa chỉ: Tổ dân phố số 4 – La Khê – Hà Đông – TP. Hà Nội
Dược lực học
Thuốc là sự phối hợp của 3 hoạt chất attapulgit hoạt hóa, magnesi carbonat, nhôm hydroxyd có tác dụng kháng acid, bảo vệ dạ dày thực quản.
+ Attapulgit:
Attapulgit la hydrat nhôm magnesi silicat thién nhién, thanh phần chủ yếu của một loại đất sét vô cơ có thành phần và lý tính tương tự như kaolin.
Attapulgit hoạt hóa là attapulgit được xử lý kỹ bằng nhiệt để tăng khả năng hấp phụ.
Attapulgit hoạt hóa được dùng làm chất hấp phụ trong ỉa chảy, có tác dụng bao phủ mạnh, bảo vệ niêm mạc ruột bằng cách trải thành một màng đồng đều trên khắp bề mặt niêm mạc. Attapulgit được giả định là hấp phụ nhiều vỉ khuẩn, độc tố và làm giảm mắt nước. Nhưng Tổ chức y tế thế giới cho rằng những phát hiện này không có ý nghĩa rõ về mặt lâm sàng. Mặc dù attapulgit có thể làm thay đổi độ đặc và vẻ ngoài của phân, nhưng không có bằng chứng xác thực là thuốc này ngăn chặn được sự mắt nước và điện giải trong ỉa chảy cấp.
Attapulgit không cản quang nên không cần ngừng điều trị khi làm các thủ thuật X – quang ở bụng. Thuốc không làm phân biến màu.
+ Magnesi carbonat:
Là một antacid tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Kết quả là pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin. Tác dụng này đặc biệt quan trọng ở người bệnh loét tiêu hóa. pH tối ưu của hoạt động pepsin là 1,5— 2,5 do antacid làm tăng pH dạ dày lên trên 4, nên tác dụng phân giải protein của pepsin là thấp nhất.
Magnesi antacid làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột, kích thích giải phóng cholecystokin, ngăn ruột hấp thu để giữ nước và điện giải, kích thích nhu động ruột nên muôi magnesi thường được kết hợp với muối nhôm trong thuốc chống acid dịch vị để điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm bớt táo bón gây ra do nhôm antacid.
+ Nhôm hydroxyd:
Là một antacid, phản ứng với acid dư thừa trong dạ dày làm giảm độ acid trong dạ dày nên làm giảm các triệu chứng loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, trào ngược dạ dày thực quản. Nhôm hydroxyd hay gây táo bón nên thường được phối hợp cùng với các kháng acid chứa magnesi co tac dụng nhuận tràng.
Như vậy, với khả năng đệm trung hòa, thuốc Maltagit có tác dụng kháng acid; với khả năng bao phủ đồng đều, Maltagit tạo một màng bảo vệ và dễ liền sẹo trên niêm mạc Ngoài ra, Maltagit còn có tác dụng cầm mau tai chỗ, chống loét, sinh chất nhày, góp phần bảo vệ và hồi phục niêm mạc đạ dày. Maltagit không cản quang nên khi tiến hành dò bằng X – quang không cần phải gián đoạn điều trị. Maltagit không nhuộm màu phân Ýà không làm rối loạn nhu động ruột.
Dược động học
+ Attapulgit:
Attapulgit không hấp thu vào tuần hoàn, đào thải theo phân.
+ Magnesi carbonat:
Magnesi carbonat phản ứng với acid hydrocloric tạo thành magnesi clorid và carbon dioxyd.
Khoảng 15- 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Còn lượng magnesi carbonat nào chưa được chuyển hóa thành magnesi clorid thi co thể được chuyển hóaở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
+ Nhôm hydroxyd:
Nhôm hydroxyd phản ứng chậm với acid hydroclorie dạ dày tạo thành nhôm clorid hòa tan. Thức ăn làm kéo dài thời gian phản ứng và làm tăng lượng nhôm clorid. Khoảng 17- 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường.
Ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan, kém hấp thu. Nhôm hydroxyd cũngphối hợp với phosphat trong thức ăn ở ruột non tạo thành nhôm phosphat không hòa tan, không hấp thu và bị đào thải vào phân.
Nhôm hấp thu sẽ gắn vào protein huyết thanh (albumin, transferrin), do đó khó được loại bỏ bằng thẩm tách.
Nhôm hấp thu được đào thải qua nước tiểu, do đó người bệnh bị suy thận có nhiều nguy cơ tích lũy nhôm (đặc biệt trong xương, hệ thần kinh trung ương) và nhiễm độc nhôm.
Chưa có đánh giá nào.