Xem thêm
– Hỗ trợ điều trị đặc hiệu bệnh loãng xương và các trường hợp cần bổ sung chất dinh dưỡng như có thai, loãng xương phụ thuộc vitamin D.
– Phòng ngừa và điều trị thiếu calci và/hoặc thiếu vitamin D, đặc biệt ở người già, trường hợp tăng sự mất xương (tăng nồng độ hormon parathyroid (Para- thyroid hormone – PTH) huyết thanh, giảm nồng độ huyết thanh 25-hydroxy-vitamin D và tăng nồng độ kiềm phosphat).
Cách dùng – liều dùng của thuốc SavProcal D
Liều dùng
Người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 2 viên/lần, ngày 2 lần. Tốt nhất nên uống 2 viên vào buổi sáng và 2 viên vào buổi tối.
– Trẻ em: Không chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Nếu quên uống 1 lần thuốc, uống ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, bỏ qua liều quên uống và dùng liều tiếp theo như lịch thông thường. Không uống gấp đôi liều để bù liều quên uống (hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ).
Không dùng thuốc SavProcal D trong trường hợp sau
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Chống chỉ định tuyệt đối các trường hợp tăng calci huyết do bệnh u tủy, ung thư xương di căn và những bệnh xương ác tính khác, bệnh u hạt (sarcoidosis), cường tuyến cận giáp, quá liều vitamin D.
– Bệnh thận nặng, bệnh sỏi thận, tăng calci huyết nặng.
– Loãng xương do bất động.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc SavProcal D
Để xa tầm tay trẻ em
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc
– Người tăng calci niệu nhẹ, bệnh thận nhẹ hoặc trung bình cần được theo dõi chặt chẽ, kiểm tra nồng độ calci huyết và calci niệu định kỳ.
– Người có tiền sử bệnh sỏi thận, phải đo calci niệu để tránh tăng calci niệu.
– Điều trị lâu dài, cần theo dõi nồng độ calci huyết, calci niệu và chức năng thận. Giảm hay ngừng điều trị tạm thời khi calci niệu vượt quá 7,5 mmol/24 giờ (300 mg/24 giờ).
Sử dụng thuốc thận trọng ở người đang điều trị bệnh tim mạch, người bất động bị loãng xương, những người có nguy cơ tăng calci huyết cao như người bệnh u hạt, người mắc các bệnh ác tính khác.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc SavProcal D
Tóm tắt các ADR
Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1000
– Rối loạn tiêu hóa như: Táo bón, đầy bụng, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy.
– Da: Phát ban.
– Chuyển hóa: Tăng calci niệu, tăng calci huyết khi điều trị lâu dài ở liều cao.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Nếu xảy ra các ADR nghiêm trọng, ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
Tương tác của thuốc
– Thuốc lợi tiểu thiazid: Có thể làm giảm bài tiết calci nên làm tăng nguy cơ tăng calci huyết.
– Một số thực phẩm giàu acid oxalic, phosphat, acid phytinic: Có thể làm giảm sự hấp thu calci.
– Phenytoin, barbiturat: Có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của vitamin D thành các chất chuyển hóa có hoạt tính. Do đó làm giảm tác dụng của vitamin D khi sử dụng đồng thời.
– Glucocorticoid: Có thể làm giảm tác dụng của vitamin D
– Digitalis và các glycosid tim khác: Các thuốc uống kết hợp calci và vitamin D có thể làm tăng tác dụng của digitalis và các glycosid tim khác. Do đó người bệnh cần được theo dõi y tế chặt chẽ, nếu cần có thể theo dõi điện tâm đồ (ECG: Electro-cardiogra phy) và calci.
– Muối calci có thể làm giảm sự hấp thu của thyrox- in, bisphosphonat, natri fluorid, quinolon, tetracyclin và sắt. Nên uống các thuốc này cách nhau khoảng 4 tiếng.
Tương kỵ của thuốc
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
– Nhu cầu calci và vitamin D tăng khi mang thai và cho con bú nhưng bổ sung calci và vitamin D phải được chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
– Quá liều vitamin D gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú.
– Ở người, tăng calci huyết lâu dài có thể dẫn đến hẹp động mạch chủ, bệnh võng mạc, chậm phát triển về thể chất và tinh thần ở trẻ sơ sinh.
– Vitamin D và các chất chuyển hóa tiết vào sữa mẹ.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác.
Quá liều và cách xử trí
Hậu quả nghiêm trọng nhất của quá liều cấp tính hoặc mạn tính là tăng calci huyết do ngộ độc vitamin D.
Triệu chứng
Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiểu nhiều, chán ăn, suy nhược, thờ ơ, khát nước và táo bón. Quá liều mạn tính có thể dẫn đến vôi hóa mạch máu và các cơ quan do tăng calci huyết.
Cách xử trí
Ngừng uống calci, vitamin D và bổ sung nước.
Hạn dùng và bảo quản SavProcal D
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ SavProcal D
SẢN XUẤT TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAVI (SaVipharm J.S.C)
Lô Z.01-02-03a Khu công nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc bổ sung khoáng chất.
Mã ATC: A12A X01
Cơ chế tác dụng
– Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 3270 phụ nữ cao tuổi khỏe mạnh sống ở nhà dưỡng lão, trong 18 tháng, cho thấy bổ sung calci và vitamin D có thể giảm tỉ lệ gãy xương hông và xương khác (không phải xương sống), tăng mật độ khoáng của xương.
– Ở những bệnh nhân được điều trị bằng 1200 mg calci và 800 IU vitamin D3 mỗi ngày, số lượng gãy xương hông thấp hơn 43% (p = 0,043) và gãy xương khác (không phải xương sống) thấp hơn 32% so với những người dùng giả dược. Mật độ khoáng xương đùi sau 18 tháng điều trị tăng 2,7% ở nhóm dùng calci/vitamin D3 và giảm 4,6% ở nhóm dùng giả dược (p<0,001). Trong nhóm dùng calci/vitamin D3, nông do hormon parathyroid (Parathyroid hormone – PTH) huyết thanh trung bình giảm 44% và nồng độ huyết thanh 25-hydroxy-vitamin D tăng 162% so với ban đầu.
– Phân tích các kết quả điều trị bệnh cho thấy xác suất gãy xương hông (p = 0,004) và gãy xương khác (p<0,001) giảm trong nhóm điều trị với calci/vitamin D3.
– Phân tích các kết quả điều trị bệnh của hai nhóm khác (nhóm đang điều trị, nhóm đã điều trị, trong 18 tháng) cho thấy tỷ lệ gãy xương hông ở phụ nữ trong nhóm giả dược so với những người trong nhóm dùng calci/vitamin D3 là 1,7 (95% CI 1,0-2,8) và tỷ lệ gãy xương khác (không phải xương sống) là 1,4 (95% CI 1,4-2,1). Tỷ lệ gãy xương hông tăng đáng kể theo thời gian ở nhóm giả dược, trong khi tỷ lệ ở nhóm dùng calci/vitamin D3 ổn định. Do đó điều trị với calci/vitamin D3 trong 18 tháng làm giảm nguy cơ gãy xương liên quan đến tuổi (p = 0,007 cho gãy xương hông và p 0,009 cho gãy xương khác (không phải xương sống)). Trong nhóm calci/vitamin D3, giảm nguy cơ gãy xương được duy trì 3 năm sau đó.
Dược động học
* Calci carbonat
Calci carbonat chuyển thành calci clorid nhờ vào acid dạ dày. Calci được hấp thu khoảng 15% – 25% từ đường tiêu hóa, phần còn lại chuyển thành muối không tan calci carbonat, calci stearat và thải ra ngoài qua phân.
* Vitamin D
Vitamin D được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa. Vitamin D hydroxy hóa ở gan tạo thành 25 – hydroxy colecalciferol và hydroxyl hóa tiếp ở thận tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính 1, 25 – dihydroxy colecalciferol (calcitriol). Các chất chuyển hóa tạo liên kết với a – globin. Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua gan và phân.
Chưa có đánh giá nào.