Tavanic 500mg/100ml

223 đã xem

Giá liên hệ/Hộp

Công dụng

Điều trị nhiễm khuẩn

Đối tượng sử dụng Người lớn từ 18 tuổi trở lên
Mang thai & Cho con bú Không được dùng
Cách dùng Tiêm truyền tĩnh mạch
Hoạt chất
Danh mục Quinolon
Thuốc kê đơn
Xuất xứ Đức
Quy cách Hộp 1 chai 100ml
Dạng bào chế Dung dịch tiêm
Thương hiệu Sanofi
Mã SKU SP01244
Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Số đăng ký VN-19905-16

Thuốc 💉 Tavanic 500mg/100ml điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin: viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm bể thận, nhiễm khuẩn ở da và phần mềm.

Sản phẩm đang được chú ý, có 5 người thêm vào giỏ hàng & 10 người đang xem

Nhà thuốc Bạch Mai cam kết

  • 100% sản phẩm chính hãng
  • Đổi trả hàng trong 30 ngày
  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Tavanic 500mg/100ml được chỉ định điều trị cho bệnh gì? Những lưu ý quan trọng phải biết trước khi dùng thuốc Tavanic 500mg/100ml và giá bán thuốc Tavanic 500mg/100ml tại hệ thống nhà thuốc Bạch Mai?. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tham khảo thông tin chi tiết về thuốc Tavanic 500mg/100ml qua bài viết ngay sau đây nhé !

Tavanic 500mg/100ml là thuốc gì ?

Thuốc Tavanic 500mg/100ml là thuốc dùng theo đơn, được chỉ định điều trị trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn: viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, viêm bể thận.

Thành phần của thuốc Tavanic 500mg/100ml

THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC

Thành phần hoạt chất.

Mỗi chai 50 ml dung dịch tiêm truyền chứa 250 mg (5 mg/1 ml) levofloxacin, tương đương với 256,23 mg levofloxacin hemihydrate.

Mỗi chai 100 ml dung dịch tiêm truyền chứa 500 mg (5 mg/1 ml) levofloxacin, tương đương với 512,46 mg levofloxacin hemihydrate.

Thành phần tá dược: natri clorua, acid hydrochloric đậm đặc, natri hydroxid và nước để pha tiêm.

DẠNG BÀO CHẾ – Dung dịch tiêm truyền.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 1 chai x 50 ml Hộp 1 chai x 100 ml

Công dụng của thuốc Tavanic 500mg/100ml

Xem thêm

Tavanic là một kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon. Thuốc tác động bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn trong cơ thể.

Dung dịch tiêm truyền Tavanic được chỉ định để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra:

– Viêm phổi mắc phải cộng đồng,

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp (kể cả viêm thận-bể thận),

– Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính,

– Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng. Trước khi kê toa Tavanic, nên lưu ý đến hướng dẫn chính thức của quốc gia và/hoặc địa phương về việc sử dụng hợp lý các thuốc kháng sinh.

Cách dùng – liều dùng của thuốc Tavanic 500mg/100ml

Cách dùng:

Dung dịch tiêm truyền Tavanic chỉ dùng để truyền tĩnh mạch chậm; thuốc được dùng một hoặc hai lần mỗi ngày. Thời gian tiêm truyền ít nhất phải là 30 phút đối với 250 mg levofloxacin (50 ml dung dịch tiêm truyền) hoặc ít nhất là 60 phút đối với 500 mg levofloxacin (100 ml dung dịch tiêm truyền). Sau vài ngày, có thể chuyển từ truyền tĩnh mạch lúc đầu sang đường uống với cùng liều lượng, tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Bảo vệ da tránh ánh nắng

Cần tránh ánh nắng trực tiếp trong thời gian dùng Tavanic. Da người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng và có thể bị bỏng, rát hoặc phồng rộp nêu không áp dụng các biện pháp đề phòng sau đây:

– Dùng kem chống nắng có chỉ số cao.

– Luôn luôn đội mũ và mặc áo dài tay và quần dài.

– Tránh tắm nắng.

Liều dùng:

Tavanic được dùng một hoặc hai lần mỗi ngày. Liều dùng tùy thuộc vào loại và độ nặng của nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh giả định.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị thay đổi tùy theo loại bệnh (xem bên dưới). Như điều trị kháng sinh nói chung, nên tiếp tục sử dụng Tavanic trong ít nhất 48 đến 72 giờ sau khi hết sốt hoặc có bằng chứng đã trừ tiệt vi khuẩn.

Nếu ngưng dùng Tavanic

Đừng tự ý ngưng dùng Tavanic chỉ vì bệnh nhân cảm thấy khá hơn. Điều quan trọng là phải hoàn tất liệu trình Tavanic mà bác sĩ điều trị đã kê toa. Nếu ngưng dùng Tavanic quá sớm, nhiễm khuẩn sẽ tái diễn, tình trạng của người bệnh có thể sẽ xấu hơn hoặc vi khuẩn sẽ trở nên kháng thuốc.

Liều dùng ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinine >50 ml/phút)

Chỉ định Liều dùng mỗi ngày (tùy theo độ nặng) Thời gian điều trị(1) (tùy theo độ nặng)
Viêm phổi mắc phải cộng đồng 500 mg một hoặc hai lần mỗi ngày 7-14 ngày 
Viêm thận-bể thận 500 mg một lần mỗi ngày 7-10 ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp 500 mg một lần mỗi ngày 7-14 ngày
Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn 500 mg một lần mỗi ngày 28 ngày
Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng 500 mg một hoặc hai lần mỗi ngày 7-14 ngày
(1)Thời gian điều trị bao gồm cả trị liệu qua đường tĩnh mạch và qua đường uống. Thời gian sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch chuyển sang qua đường uống là tùy theo tình trạng của bệnh nhân, thông thường là 2-4 ngày sau lúc bắt đầu điều trị.

 Thận trọng đối với bệnh nhân suy thận

Vì levofloxacin chủ yếu được bài tiết trong nước tiêu, nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Các thông tin liên quan được trình bày trong bảng sau:

  Phác đồ liều dùng
  250 mg/24 giờ 500 mg/24 giờ 500 mg/12 giờ
Thanh thải creatinin liều đầu tiên: 250 mg liều đầu tiên: 500 mg liều đầu tiên: 500 mg
50–20 ml/phút liều kế tiếp:125 mg/24 giờ liều kế tiếp: 250 mg/24 giờ liều kế tiếp: 250 mg/12 giờ 
19–10 ml/phút liều kế tiếp:125 mg/48 giờ liều kế tiếp:125 mg/24 giờ liều kế tiếp:125 mg/12 giờ
< 10 ml/phút (kể cả lọc máu và thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động*). liều kế tiếp:125 mg/48 giờ liều kế tiếp:125 mg/24 giờ liều kế tiếp:125 mg/24 giờ
* Không cần dùng thêm liều sau khi lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động

Thận trọng đối với bệnh nhân suy gan

Không cần điều chỉnh liều dùng, vì levofloxacin không được chuyển hóa ở gan với bất cứ mức độ nào.

Bệnh nhân cao tuổi

Không cần chỉnh liều trên người cao tuổi, ngoài việc xem xét khả năng suy giảm chức năng thận (xem Cảnh báo và Thận trọng khi dùng thuốc).

Bệnh nhân trẻ em

Chống chỉ định dùng Tavanic cho trẻ em và thiếu niên đang tăng trưởng.

Không dùng thuốc Tavanic 500mg/100ml trong trường hợp sau

Tardyferon B9
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Tardyferon B9 được chỉ định...
102.000

Không dùng Tavanic dung dịch tiêm truyền cho các trường hợp:

– Bệnh nhân dị ứng với levofloxacin hoặc với bất kỳ kháng sinh quinolon khác hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào khác của Tavanic (liệt kê ở Thành phần công thức thuốc).

– Bệnh nhân mắc động kinh.

– Bệnh nhân có tiền sử rối loạn gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolon.

– Bệnh nhân là trẻ em hoặc thiếu niên đang tăng trưởng. 

– Bệnh nhân đang có thai.

– Bệnh nhân đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Tavanic 500mg/100ml

Để xa tầm tay trẻ em. Xin đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc

Cảnh báo: 

– Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên, và các tác dụng bất lợi trên thân kinh trung ương.

– Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể. Các phản ứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng bệnh nhân. Các phản ứng có hại thường được ghi nhận gôm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau Cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi, và các tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương đảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn). Các phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào hoặc không có yếu tố nguy cơ tồn tại từ trước đều có thể gặp những phản ứng có hại trên.

– Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Thêm vào đó, tránh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon.

Thận trọng khi dùng thuốc:

Các vi khuẩn đề kháng levofloxacin:

Vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) có nhiều khả năng đề kháng với các fluoroquinolon bao gồm levofloxacin. Vì thế khuyến cáo không dùng levofloxacin để điều trị các nhiễm trùng do MRSA đã biết hoặc nghi ngờ trừ khi có kết quả xét nghiệm vi sinh xác nhận tính nhạy cảm của tác nhân gây bệnh với levofloxacin. 

Vi khuẩn Escherichia coli đề kháng với fluoroquinolon – một tác nhân gây bệnh thường gặp nhất trong các nhiễm trùng đường tiết niệu, phân bố thay đổi theo từng khu vực. Bác sĩ điều trị được khuyến cáo phải chú ý tỷ lệ đề kháng fluoroquinolon của E.coli tại địa phương.

Thời gian truyền tĩnh mạch:

Thời gian truyền tĩnh mạch khuyến cáo phải ít nhất là 30 phút với chai 50 ml dung dịch tiêm truyền Tavanic 250 mg hoặc 60 phút với chai 100 ml dung dịch tiêm truyền Tavanic 500 mg phải được tuân theo. Đã ghi nhận có trường hợp tăng nhịp tim và tụt huyết áp trong khi truyền dịch ofloxacin. Trong một số trường hợp hiếm gặp, do hậu quả của việc giảm huyết áp nhiều có thể xảy ra trụy tim mạch. Trong khi truyền dịch levofloxacin-là đồng phân tả truyền của ofloxacin- nếu ghi nhận có giảm huyết áp rõ rệt, phải ngưng truyền ngay lập tức.

Hàm lượng natri:

Thuốc này chứa 7,8 mmol (181 mg) natri trong một liều 50 ml và 15,8 mmol (363 mg) trong một liều 100 ml. Cần chú ý cho những bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiểm soát natri.

Viêm gân cơ và đứt gân: 

Viêm gân cơ hiếm khi xảy ra. Thường gặp nhất là gân gót (gân Achilles) và có thể dẫn đến đứt gân có thể xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị với levofloxacin, thỉnh thoảng bị cả hai bên và đã được ghi nhận cho tới vài tháng sau khi ngừng điều trị. Nguy cơ viêm gân cơ và đứt gân gia tăng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi, ở những bệnh nhân điều trị nội trú với liệu hàng ngày 1000 mg và ở những bệnh nhân đang dùng corticosteroid. Hơn nữa, bởi vì những bệnh nhân được ghép tạng có gia tăng nguy cơ viêm gân cơ, nên thận trọng khi dùng fluoroquinolon ở nhóm bệnh nhân này. Liều hàng ngày phải được điều chỉnh ở những bệnh nhân cao tuổi dựa trên độ thanh thải creatinine (xem Liều dùng và cách dùng). Vì thế cần theo dõi sát những bệnh nhân này nếu được điều trị levofloxacin. Tất cả bệnh nhân đều phải tư vấn bác sĩ điều trị của mình nếu đã từng trải qua các triệu chứng viêm gân cơ. Nếu nghi ngờ có viêm gân cơ, phải ngưng điều trị với levofloxacin ngay lập tức, và cân bắt đầu điều trị phù hợp (ví dụ giữ bất động) cho gân cơ bị ảnh hưởng (xem Chống chỉ định và Tác dụng không mong muốn của thuốc).

Bệnh do Clostridium difficile:

Tiêu chảy, đặc biệt là khi nặng, dai dẳng có hoặc không có lẫn máu, trong thời gian hoặc sau khi điều trị với levofloxacin (kể cả vài tuần sau khi điều trị), có thể là triệu chứng của bệnh do Clostridium difficile (CDAD). CDAD có thể thay đổi mức độ từ nhẹ đến nặng có thể đe dọa tính mạng, thể nặng nhất của bệnh này là viêm đại tràng có giả mạc (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Vì thế, cần cân nhắc chẩn đoán đối với các người bệnh có tiêu chảy trầm trọng xảy ra trong hoặc sau thời gian điều trị với levofloxacin.

Nếu nghi ngờ hoặc xác nhận có CDAD, phải ngừng levofloxacin và bắt đầu điều trị phù hợp ngay không được trì hoãn. Điều trị với các thuốc kháng nhu động ruột là chống chỉ định trong tình huống lâm sàng này.

Những bệnh nhân dễ mắc các cơn bệnh:

Quinolon có thể làm giảm ngưỡng xảy ra cơn bệnh và có thể kích phát các cơn bệnh.

Chống chỉ định levofloxacin ở những bệnh nhân có tiền sử động kinh và, cũng như các quinolon khác, phải thật cẩn thận khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân dễ mắc các Cơn bệnh hoặc đang điều trị cùng lúc với các hoạt chất có thể làm giảm ngưỡng xảy ra cơn bệnh ở não, như là theophylin (xem Tương tác, tương kỵ của thuốc). Trong các trường hợp có các cơn bệnh loại có giật (Xem Tác dụng không mong muốn của thuốc), phải ngừng điều trị với levofloxacin.

Những bệnh nhân thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase:

Những bệnh nhân thiếu tiềm ẩn hoặc thực sự thiếu enzym glucose-6-phosphate dehydrogenase có thể có các phản ứng tán huyết khi được điều trị với các thuốc quinolon. Vì vậy, nếu phải dùng levofloxacin trên những bệnh nhân này, phải giám sát khả năng xảy ra tán huyết.

Những bệnh nhân suy thận:

Bởi vì levofloxacin được bài xuất chủ yếu qua đường thận, nên liều dùng của Tavanic phải được điều chỉnh theo mức độ suy chức năng thận (xem Liều dùng và Cách dùng).

Các phản ứng quá mẫn:

Levofloxacin có thể gây ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, có khả năng gây tử Vong (ví dụ: phù vị mạch lên đến sốc phản vệ), hoặc đôi khi theo sau một liều khởi đầu (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Bệnh nhân phải ngừng điều trị ngay lập tức và đến tư vấn với bác sĩ điều trị hoặc một bác sĩ cấp cứu, để người này sẽ bắt đầu các biện pháp điều trị khẩn cấp thích hợp.

Các phản ứng bỏng rộp nặng:

Các trường hợp phản ứng da kiểu bỏng rộp nặng như trong hội chứng Stevens Johnson hoặc hoại tử nhiễm độc ở ngoại bì (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Nếu xảy ra các phản ứng tại da và/hoặc ở niêm mạc, bệnh nhân được khuyên cần đi gặp bác sĩ điều trị ngay lập tức trước khi tiếp tục dùng thuốc này.

Rối loạn đường huyết:

Cũng như các quinolon khác, các rối loạn đường huyết bao gồm cả loại hạ đường huyết lẫn tăng đường huyết đã được báo cáo, thông thường ở các bệnh nhân tiểu đường có sử dụng cùng lúc với một thuốc hạ đường huyết loại uống (ví dụ, glibenclamid) hoặc với insulin. Các trường hợp hôn mê do hạ đường huyết đã được báo cáo.Ở bệnh nhân tiểu đường, khuyến cáo cần giám sát cẩn thận đường huyết (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc).

Phòng ngừa tăng nhạy cảm với ánh sáng:

Tăng nhạy cảm với ánh sáng đã được báo cáo với levofloxacin (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Người ta khuyến cáo rằng các bệnh nhân này không phơi mình ra một cách không cần thiết với ánh nắng mạnh hoặc tia tử ngoại nhân tạo (ví dụ, đèn ánh nắng, phòng tắm nắng), trong thời gian điều trị và suốt trong 48 giờ theo sau khi ngừng đề phòng ngừa tăng nhạy cảm với ánh nắng.

Những bệnh nhân điều trị với các thuốc kháng vitamin K:

Do khả năng làm tăng các trị số xét nghiệm đông máu (Thời gian prothrombin/INR) và hoặc chảy máu ở những bệnh nhân điều trị với levofloxacin cùng lúc với một thuộc kháng vitamin K (ví dụ, warfarin), phải giám sát các xét nghiệm đông máu khi dùng các thuốc này đồng thời (xem Tương tác, tương kỵ của thuốc).

Các phản ứng tâm thần:

Các phản ứng tâm thần đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị quinolon, bao gồm levofloxacin. Rất hiếm gặp các trường hợp tiến triển đến có những ý nghĩ về tự tử và hành vi tự gây nguy hiểm đôi khi chỉ sau một liều levofloxacin (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Trong trường hợp bệnh nhân có những phản ứng này, nên ngưng levofloxacin và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp. Cẩn thận trọng nếu dùng levofloxacin ở bệnh nhân tâm thần hoặc ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần.

Kéo dài khoảng QT:

Cần thận trọng khi sử dụng fluoroquinolon, bao gồm levofloxacin, ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ gây kéo dài khoảng QT đã được biết như là:

• Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh

• Sử dụng đồng thời các thuốc đã biết gây kéo dài khoảng QT (ví dụ: thuốc chống loạn nhịp loại IA và III, thuốc chống trầm cảm ba vòng, macrolid, các thuốc chống loạn thận).

• Mất cân bằng điện giải không được điều chỉnh (ví dụ: hạ kali máu, hạ magnesi máu) 

• Bệnh tim (ví dụ: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim chậm).

Bệnh nhân cao tuổi và phụ nữ có thể nhạy cảm hơn với các thuốc đã biết gây kéo dài khoảng QT. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng fluoroquinolon, bao gồm levofloxacin, trong các nhóm bệnh nhân này (Xem Liêu dùng và cách dùng – Người cao tuổi, xem Tương tác, tương kỵ của thuốc. Tác dụng không mong muốn của thuốc, và Quá liều).

Bệnh lý thần kinh ngoại biên:

Bệnh lý thần kinh cảm giác ngoại biên và bệnh lý thần kinh vận động cảm giác ngoại biên đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng fluoroquinolon, bao gồm levofloxacin, Có thể nhanh chóng khởi phát (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Cần ngưng dùng levofloxacin nếu bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên để phòng ngừa tiến triển đến tình trạng mất khả năng phục hồi.

Rối loạn gan mật:

Các trường hợp hoại tử gan hay suy gan gây tử vong đã được báo cáo khi dùng levofloxacin, chủ yếu ở những bệnh nhân có bệnh nên nghiêm trọng, ví dụ: nhiễm trùng huyết (xem Tác dụng không mong muốn của thuốc). Phải khuyên bệnh nhân ngừng điều trị và liên hệ với bác sĩ nếu có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan tiến triển như chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa hoặc có đau bụng khi ấn chấn.

Làm nặng thêm bệnh nhược cơ:

Fluoroquinolon, bao gồm levofloxacin, có khả năng chọn chỗ tiếp hợp thần kinh-cơ và có thể làm yếu cơ nặng thêm ở bệnh nhân nhược cơ. Các phản ứng bất lợi nghiêm trọng sau khi lưu hành thuốc, bao gồm tử vong và nhu cầu cần trợ giúp hô hấp, xảy ra đi kèm với việc sử dụng fluoroquinolon ở những bệnh nhân bị nhược Cơ. Khuyến cáo không dùng levofloxacin ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh nhược cơ.

Rối loạn thị lực:

Nếu thị lực bị suy giảm hoặc xuất hiện bất kỳ tác động nào trên mắt, người bệnh phải tư vấn với một chuyên gia nhãn khoa ngay lập tức (xem Lái xe và vận hành máy móc, Tác dụng không mong muốn của thuốc).

Bội nhiễm:

Việc sử dụng levofloxacin, đặc biệt nếu kéo dài, có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các sinh vật không nhạy cảm. Nếu bội nhiễm xảy ra trong khi điều trị, cần thực hiện các biện pháp đánh giá thích hợp.

Làm thay đổi các xét nghiệm:

Ở những bệnh nhân được điều trị bằng levofloxacin, việc xác định thuốc phiện trong nước tiểu có thể cho kết quả dương tính giả. Cân sử dụng các phương pháp tầm soát đặc hiệu hơn để khẳng định xét nghiệm thuốc phiện là dương tính thật.

Levofloxacin có thể ức chế sự tăng trưởng của Mycobacterium tuberculosis và do đó có thể cho kết quả âm tính giả trong chẩn đoán vi sinh cho bệnh lao.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Tavanic 500mg/100ml

Thông tin sau đây dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng ở 8300 bệnh nhân và dựa trên các kinh nghiệm sử dụng sau khi thuốc được lưu hành rộng khắp.

Tần suất trong bảng này được định nghĩa theo quy ước sau: rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100, <1/10), ít gặp (≥1/1000, <1/100), hiếm gặp (≥1/10000, <1/1000), rất hiếm gặp (<1/10000), không rõ (không ước tính được từ dữ liệu có sẵn).

Trong mỗi nhóm tần số, các tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần.

Các hệ cơ quan Thường gặp (≥1/100 đến <1/10) Ít gặp (≥1/1000 to <1/100) Hiếm gặp (≥1/10000 to <1/1,000) Không rõ (không ước tính được từ dữ liệu có sẵn)
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng  

– Nhiễm nấm bao gồm nhiễm  Candida

– Tác nhân gây bệnh đề kháng

   
Các rối loạn máu và hệ thống bạch huyết    – Giảm bạch cầu – Tăng bạch cầu ái toan

– Giảm tiểu cầu  

– Giảm bạch cầu trung tính

– Giảm toàn thể các tế  bào máu

 – Mất bạch cầu hạt

– Thiếu máu tán huyết 

Các rối loạn ở hệ thống miễn dịch    

– Phù vi mạch

– Quá mẫn (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

– Sốc phản vệ* 

– Sốc dạng  phản vệ*  (xem Thận trọng khi dùng thuốc) 

Các rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng   -Chán ăn  – Hạ đường huyết đặc biệt ở bệnh tiểu đường (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

– Tăng đường  huyết 

– Hôn mê hạ nhận huyết đường (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

Các rối loạn tâm thần Mất ngủ

– Lo âu

– Lú lẫn

– Căng thẳng

– Các phản ứng tâm thần (ví dụ: ảo giác, hoang tưởng)

– Trầm cảm

-Kích động

– Những giấc mơ bất thường

– Ác mộng

– Các rối loạn tâm thần có hành vi tự gây nguy hiểm bao gồm có ý tưởng hoặc toan tính  tự tử (xem Thận trọng khi dùng thuốc)
Các rối loạn hệ thần kinh

– Đau đầu 

-Choáng váng

– Buồn ngủ

– Run lắc

– Rối loạn vị giác

– Co giật (xem Chống  chỉ định và Thận trọng khi dùng thuốc)

-Dị cảm

– Bệnh lý thần kinh cảm giác ngoại  biên (xem Thận trọng khi dùng thuộc)

– Bệnh lý thần kinh vận động-cảm giác ngoại biến (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

– Rối loạn khứu giác bao gồm mất khứu giác 

– Loạn vậnđộng

– Rối loạn ngoại tháp

– Mất vị giác

– Ngất

– Tăng áp nội sọ lành tính

Các rối loạn mắt     – Rối loạn thị giác như nhìn mờ (xem Thận trọng khi dùng thuốc). – Mất thị lực thoáng qua (xem Thận trọng khi dùng thuốc), viêm màng bồ đào
Các rối loạn ở tai và mê đạo  

– Chóng mặt do mất thăng bằng

– Ù tai 

– Mất thính lực

– Giảm thính lực

Các rối loạn tim mạch     – Nhịp tim nhanh, hồi hộp

– Nhịp nhanh. thất, có thể dẫn đến. ngừng tim

– Loạn nhịp thất và xoắn định (báo cáo chủ yếu ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bị kéo dài khoảng QT), kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ (xem Thận trọng khi dùng thuốc và Quá liều)

Các rối loạn mạch máu Chỉ áp dụng cho dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch: – Viêm tĩnh mạch   – Hạ huyết áp  
Các rối loạn hô hấp, ở ngực và trung thất     – Khó thở

– Co thắt phế quản

– Viêm phổi do dị ứng

Các rối loạn tiêu hóa

– Tiêu chảy

– Nôn

– Buồn nôn

– Đau bụng

– Chứng khó tiêu

– Đầy hơi trướng bụng

– Táo bón

 

– Tiêu chảy kèm xuất huyết trong những trường hợp rất hiếm gặp Có thể là dấu hiệu của viêm ruột, bao gồm viêm đại tràng giả mạc (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

 

– Viêm tụy

Các rối loạn gan mật – Men gan tăng (ALT/ AST, phosphatase kiềm, GGT) – Tăng bilirubin trong máu  

-Vàng da và tổn thương gan  nặng, kế cả tử vong do suy gan cấp, chủ yếu những bệnh nhân Có bệnh lý nên nặng (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

 

– Viêm gan

Rối loạn ở da và mô dưới dab  

– Phát ban

– Ngứa

– Mề đay

– Tăng tiết mồ hôi

 

– Đau khớp

– Đau cơ

– Hoại tử thượng bì nhiễm độc Hội chứng Stevens Johnson

– Hồng ban đa dạng

– Tăng nhạy cảm với ánh sáng (xem Thận trọng khi dùng thuốc) Viêm mạch máu thâm nhiễm bạch cầu ở da

 

– Viêm miệng

Các rối loạn ở cơ xương và mô liên kết    

– Các rối loạn gân cơ (xem Chống bao gồm chỉ định và viêm gân Thận trọng (ví dụ: gân Achilles) 

-Yếu cơ có thể là quan trọng  đặc biệt ở các bệnh nhân bị nhược cơ (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

– Ly giải cơ vân

 

– Đứt gân (ví dụ: gân Achilles) (xem Chống chỉ định và Thận trọng khi dùng thuốc)

– Đứt  dây chằng 

 – Đứt cơ 

– Viêm khớp  

Các rối loạn thận và tiết niệu   – Tăng creatinine trong máu – Suy thận cấp (ví dụ: do viêm thận kẽ)

 

Các rối loạn chung và tại chỗ tiêm

Chỉ áp dụng cho dạng tiêm tĩnh mạch: 

– Phản ứng tại chỗ tiêm truyền (đau, ửng đỏ)

– Suy nhược – Sốt

– Đau (bao gồm đau ở lưng, lồng ngực, và chân tay) 

– Phản ứng phản vệ đôi khi có thể xảy ra ngay cả sau liều đầu tiên.

b Phản ứng da và niêm mạc đôi khi có thể xảy ra ngay cả sau liều đầu tiên 

Các tác dụng không mong muốn khác có liên quan đến việc sử dụng fluoroquinolon bao gồm:

– Các đợt porphyrin ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Báo cáo tác dụng phụ:

Nếu người bệnh có bất kỳ tác dụng phụ nào, ngay lập tức báo cho bác sĩ, dược sĩ, hoặc chuyên viên sức khỏe khác (ví dụ: điều dưỡng) bằng cách báo cáo tác dụng phụ, chúng ta sẽ giúp cải thiện kiến thức về độ an toàn của thuốc.

Báo cáo phản ứng có hại nghi ngờ:

Báo cáo phản ứng có hại sau khi thuốc được cấp phép lưu hành rất quan trọng để tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc.

Cán bộ y tế cần báo tất cả phản ứng có hại về Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm Khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

Tavanic có thể ảnh hưởng đến tác động của một số thuốc khác. Ngược lại, một số thuốc khác có thể ảnh hưởng đến Cơ chế tác động của Tavanic.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên Tavanic

Theophylin, fenbufen hoặc các thuốc kháng viêm không phải steroid tương tự

Ghi nhận không có tương tác dược động học giữa levofloxacin với theophylin trong một nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, thấy Có giảm rõ rệt ngưỡng xảy ra cơn bệnh ở não khi dùng quinolon cùng lúc với theophylin, thuốc kháng viêm không phải steroid, hoặc các tác nhân khác làm giảm ngưỡng xảy ra cơn bệnh. Nồng độ levofloxacin sẽ cao hơn khoảng 13% khi dùng chung với fenbufen so với khi chỉ dùng riêng lẻ.

Probenecid và cimetidin:

Probenecid và cimetidin có ảnh hưởng rõ rệt lên sự thải trừ levofloxacin. Mức thanh thải thận của levofloxacin giảm do cimetidin (24%) và probenecid (34%). Điều này là do cả hai thuốc này có khả năng ngăn chặn bài tiết levofloxacin qua ống thận. Tuy nhiên, ở những liều thử nghiệm trong nghiên cứu này, sự khác biệt về mặt dược động học có ý nghĩa thống kê không chắc là có liên quan trên lâm sàng.

Cần thận trọng khi dùng levofloxacin với các thuốc ảnh hưởng đến bài tiết ống thận như probenecid và cimetidin, đặc biệt là ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Thông tin liên quan khác:

Nghiên cứu dược lý lâm sàng đã chỉ ra rằng dược động học của levofloxacin không bị ảnh hưởng đến bất kỳ mức độ liên quan lâm sàng nào, khi levofloxacin được dùng cùng với các loại thuốc sau: calcium carbonat, digoxin, glibenclamid, ranitidin.

Ảnh hưởng của Tavanic trên các thuốc khác

Cyclosporin:

Thời gian bán hủy của cyclosporin tăng 33% khi cùng sử dụng với levofloxacin.

Các thuốc kháng vitamin K:

Đã ghi nhận có sự gia tăng các trị số xét nghiệm đông máu (PT/INR) và/hoặc chảy máu, Có thể là nặng, ở những bệnh nhân được điều trị levofloxacin cùng lúc với thuốc kháng vitamin K (ví dụ: warfarin). Do đó, phải giám sát các xét nghiệm đông máu ở những bệnh nhân đang điều trị với các thuốc kháng vitamin K (xem Thận trọng khi dùng thuốc)

Các thuốc đã biết gây kéo dài khoảng QT:

Levofloxacin, giống như các fluoroquinolon khác, nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân đang dùng thuốc đã biết gây kéo dài khoảng QT (ví dụ: thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III, thuốc chống trầm cảm ba vòng, macrolid, thuốc chống loạn thần) (xem Thận trọng khi dùng thuốc – Kéo dài khoảng QT).

Thông tin liên quan khác:

Trong một nghiên cứu tương tác dược động học, levofloxacin không ảnh hưởng đến dược động học của theophylin (là một cơ chất để thăm dò CYP1A2), chỉ ra rằng levofloxacin không phải là một chất ức chế CYP1A2.

Tương kỵ / Tương thích

– Dung dịch tiêm truyền Tavanic không được trộn với heparin hoặc các dung dịch kiềm (ví dụ natri hydrogen carbonat).

– Dung dịch tiêm truyền Tavanic có thể tương thích với những dung dịch tiêm truyền sau: dung dịch natri clorid 0,9%; dung dịch dextrose 5%; dung dịch dextrose 2,5% trong Ringer, các dung dịch phối hợp để nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch (các acid amin, carbohydrat, chất điện giải).

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai:

Có rất ít dữ liệu về việc sử dụng levofloxacin ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy các tác động có hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với độc tính sinh sản (xem Các dữ liệu tiền lâm sàng).

Tuy nhiên vì thiếu dữ liệu trên con người, và do dữ liệu thực nghiệm cho thấy fluoroquinolon làm tăng nguy cơ tổn thương cho mô sụn chịu sức nặng của các sinh vật đang phát triển, nên không được sử dụng levofloxacin cho phụ nữ có thai (xem Chống chỉ định, các dữ liệu tiền lâm sàng).

Phụ nữ cho con bú sữa mẹ:

Tavanic không chỉ định dùng ở phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Không có đủ thông tin về sự bài tiết levofloxacin qua sữa mẹ; tuy nhiên, các fluoroquinolon khác có bài tiết qua sữa mẹ. Vì thiếu dữ liệu trên con người và do dữ liệu thực nghiệm đó cho thấy fluoroquinolon làm tăng nguy cơ tổn thương cho mô sụn chịu sức nặng của các sinh vật đang phát triển, nên không được sử dụng levofloxacin ở phụ nữ cho con bú sữa mẹ (xem Chống chỉ định, các dữ liệu tiền lâm sàng).

Khả năng sinh sản:

Levofloxacin không làm giảm khả năng sinh sản hoặc sự hoàn thành sinh sản ở chuột.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ sau khi dùng Tavanic, bao gồm cảm giác hoa mắt, buồn ngủ, chóng mặt, hoặc các rối loạn thị giác.

Một số tác dụng phụ này có thể làm giảm khả năng tập trung và tốc độ phản ứng của bệnh nhân, và do đó có thể tạo ra nguy cơ trong một số tình huống quan trọng riêng biệt (ví dụ: lái xe hoặc vận hành máy móc).

Quá liều và cách xử trí

Theo các nghiên cứu độc tính trên động vật hoặc nghiên cứu dược lâm sàng được thực hiện với liều điều trị rất cao, những dấu hiệu quan trọng nhất dự kiến có thể xảy ra sau quá liều cấp tính levofloxacin dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch là các triệu chứng hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, chóng mặt, giảm tri giác, và các cơn bệnh loại có giật, kéo dài khoảng QT.

Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương bao gồm lú lẫn, co giật, ảo giác, và run lắc đã được ghi nhận sau khi thuộc lưu hành trong thị trường.

Nếu xảy ra quá liều, bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ, bao gồm kiểm tra ECG và điều trị triệu chứng nên được tiến hành. Lọc máu, kể cả thẩm phân phúc mạc và thẩm phân phúc mạc liên tục lưu động, không có hiệu quả loại bỏ levofloxacin khỏi cơ thể. Hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Hạn dùng và bảo quản Tavanic 500mg/100ml

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN

Để ngoài tầm tay và tầm mắt của trẻ em. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30°C

Dung dịch tiêm truyền Tavanic: chai thuốc được giữ trong hộp bìa cứng để tránh ánh sáng. Không cần bảo vệ tránh ánh sáng trong lúc tiêm truyền.

Một khi chai thuốc đã được mở nắp khăng và chọc thủng nút chặn cao su, chai thuốc này phải được dùng ngay (trong vòng 3 giờ) để đề phòng vây nhiễm vi khuẩn.

Không dùng thuốc sau ngày hết hạn sử dụng được nêu rõ trên hộp bìa cứng và trên chai thuốc. Chỉ sử dụng chai thuốc nào có dung dịch trong suốt và không có các hạt lợn cợn.

Không được vứt bỏ thuốc qua hệ thống nước thải hoặc nước sinh hoạt. Hãy hỏi dược Sĩ về cách tiêu hủy thuốc không còn cần đến. Những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ môi

HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc quá hạn dùng (EXP) được in trên hộp và chai thuốc.

Nguồn gốc, xuất xứ Tavanic 500mg/100ml

CƠ SỞ SẢN XUẤT Sanofi-Aventis Deutschland GmbH

Brüningstrasse 50, D-65926 Frankfurt am Main – Đức.

Dược lực học

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon. Nó là chất đồng phân đôi ảnh S(-) của ofloxacin triệt quang.

Cơ chế tác động:

Là thuốc kháng khuẩn nhóm fluoroquinolon, levofloxacin ức chế tổng hợp DNA của vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp DNA-DNA gyrase và topoisomerase IV.

Mối quan hệ dược động – dược lực:

Mức độ hoạt tính diệt khuẩn của levofloxacin tùy thuộc vào tỷ số của nồng độ tối đa của thuốc trong huyết thanh (Cmax) hoặc diện tích dưới đường cong (AUC) với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).

Cơ chế đề kháng:

Sự đề kháng với levofloxacin có được qua một quá trình từng bước bằng cách có các đột biến ở vị trí đích của tất cả các loại topoisomerase típ II, DNA gyrase và topoisomerase típ IV. Các Cơ chế kháng thuốc khác như các hàng rào cản thuộc thẩm thấu (hay gặp ở Pseudomonas aeruginosa) và các cơ chế bơm đây thuộc ra cũng có thể ảnh hưởng đến tính nhạy cảm với levofloxacin. Có sự kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolon khác. Do Cơ chế tác động, thông thường không có sự kháng chéo giữa levofloxacin và các thuốc kháng sinh nhóm khác.

Điểm gãy:

EUCAST đề nghị các điểm gãy MIC đối với levofloxacin, ở đây có sự tách riêng chủng vi khuẩn nhạy cảm với chủng vi khuẩn nhạy cảm trung gian và chủng vi khuẩn nhạy cảm trung gian với chủng vi khuẩn đề kháng, được trình bày trong Bảng dưới đây để kiểm tra MIC (mg/l).

Điểm gãy MIC lâm sàng cho levofloxacin, theo EUCAST (phiên bản 2.0, năm 2012):

Tác nhân gây bệnh Mức nhạy cảm Mức đề kháng
Enterobacteriacae ≤1 mg/l >2 mg/l 
Pseudomonas spp. ≤1 mg/l >2 mg/l 
 Acinetobacter spp. ≤1 mg/l >2 mg/l 
Staphylococcus spp. ≤1 mg/l >2 mg/l 
Streptococcus pneumoniae1 ≤2 mg/l >2 mg/l 
Streptococcus A, B, C, G ≤1 mg/l >2 mg/l 
Hemophilus influenzae2,3 ≤1 mg/l >2 mg/l 
Moraxella catarrhalis3 ≤1 mg/l >1 mg/l 
Điểm gây với các chủng loài không đặc hiệu4 ≤1 mg/l >1 mg/l 

1Các điểm gãy cho levofloxacin liên quan đến điều trị với liều cao.

2Đề kháng fluoroquinolon ở mức độ thấp (MIC ciprofloxacin là 0,12-0,5 mg/l) có thể xảy ra nhưng không có bằng chứng cho thấy sự đề kháng này có tầm quan trọng về mặt lâm sàng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp do H Influenzae.

3Các chủng có giá trị MIC trên điểm gãy nhạy cảm rất hiếm gặp hoặc chưa được báo cáo. Việc xác định và kiểm tra tỉnh nhạy cảm với kháng sinh đối với bất kỳ chủng phân lập nào như vậy phải được lặp lại và nêu kết quả được xác nhận thì mẫu đó cần được gửi đến phòng thí nghiệm tham chiếu. Cho đến khi có bằng chứng về mặt đáp ứng lâm sàng đối với các chùng được xác nhận với MIC lớn hơn điểm gãy hiện tại, phải báo cáo tình trạng đề kháng kháng sinh này. 

4 Điểm gãy áp dụng cho một liều uống 500 mg x 1 lần đến 500 mg x 2 lần và một | liều tiêm tĩnh mạch 500 mg x 1 lần đến 500 mg x 2 lần.

Tỷ lệ kháng thuốc có thể khác nhau về mặt không gian và thời gian và có yêu cầu cần phải biết thông tin kháng thuốc này tại địa phương, nhất là khi điều trị cho các nhiễm trùng nặng. Khi cần thiết, phải xin ý kiến chuyên gia tư vấn về tỷ lệ kháng thuốc tại địa phương về lợi ích của thuốc này trong ít nhất một số loại bệnh nhiễm trùng nghi ngờ.

Các chủng loài vi khuẩn thường là nhạy cảm:

Vi khuẩn Gram dương hiệu khí:

Bacillus anthracis

Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin

Staphylococcus saprophyticus

Streptococci, nhóm C và nhóm G

Streptococcus agalactiae

Streptococcus pneumoniae

Streptococcus pyogenes

Vi khuẩn Gram âm hiếu khí:

Eikenella corrodens

Haemophilus influenzae

Haemophilus parainfluenzae

Klebsiella oxytoca

Moraxella catarrhalis

Pasteurella multocida

Proteus vulgaris Providencia rettgeri

Vi khuẩn kỵ khí:

Peptostreptococcus

Khác:

Chlamydophila pneumoniae

Chlamydophila psittaci

Chlamydia trachomatis

Legionella pneumophila

Mycoplasma pneumoniae

Mycoplasma hominis

Ureaplasma urealyticum

Các chủng loại vi khuẩn khi sự đề kháng thụ nhiễm có thể là vấn đề:

Vi khuẩn Gram dương hiếu khí

Enterococcus faecalis

Staphylococcus aureus đề kháng methicillin#

Staphylococcus spp cho phản ứng Coagulase âm

Vi khuẩn Gram âm hiếu khí:

Acinetobacter baumannii

Citrobacter freundii

Enterobacter aerogenes

Enterobacter cloacae

Escherichia coli

Klebsiella pneumoniae

Morganella morganii

Proteus mirabilis

Providencia stuartii

Pseudomonas aeruginosa

Serratia marcescens

Vi khuẩn kỵ khí:

Bacteroides fragilis

Chủng loại vi khuẩn vốn đã đề kháng:

Vi khuẩn Gram dương hiếu khí:

Enterococcus faecium

#S. aureus kháng methicillin rất có khả năng kháng với các fluoroquinolon, bao gồm levofloxacin

Dược động học

Hấp thu:

Tình trạng ổn định nồng độ trong máu đạt được trong vòng 48 giờ sau khi dùng 500 mg levofloxacin một lần hoặc hai lần mỗi ngày.

Phân bố:

Khoảng 30-40% levofloxacin gắn với protein huyết thanh. Thể tích phân bố trung bình của levofloxacin là khoảng 100 Lít sau liều đơn và lặp lại 500 mg, cho thấy sự phân bố thuốc rộng rãi vào các mô cơ thể.

Thâm nhập vào các mô và dịch thể:

Levofloxacin đã được chứng minh là xuyên thấm vào niêm mạc phế quản, dịch lót biểu mô, đại thực bào phế nang, mô phổi, da (dịch trong vết giộp ở da), mô tuyến tiền liệt và nước tiểu. Tuy nhiên, levofloxacin xuyên thấm kém vào dịch não tủy.

Biến đổi sinh học:

Levofloxacin rất ít được chuyển hóa, các chất chuyển hóa là desmethyl-levofloxacin và levofloxacin N-Oxide. Những chất chuyển hóa này chiếm <5% lượng được bài tiết trong nước tiêu. Levofloxacin có cấu trúc hóa học lập thể ổn định và không bị chuyển đổi thuận nghịch kiểu đối xứng.

Thải trừ:

Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, levofloxacin được thải trừ tương đối chậm khỏi | huyết tương ( t½ = 6-8 giờ). Bài tiết chủ yếu qua thận (>85% liều dùng). Mức thanh thải toàn có thể trung bình của levofloxacin sau liều đơn 500 mg là 175 ± 29,2 ml/phút. Không có khác biệt nhiều trong dược động học levofloxacin sau khi tiêm tĩnh mạch và sau khi uống, gợi ý rằng đường tiêm truyền tĩnh mạch và đường uống có thể thay thế lẫn nhau,

Tính chất tuyến tính:

Dược động học levofloxacin có tính chất tuyến tính trong khoảng liều từ 50 đến 1000 mg.

Dân số đặc biệt:

Đối tượng suy thận: Dược động học của levofloxacin bị ảnh hưởng bởi suy thận. Giảm chức năng thận, chức năng đào thải và mức thanh thải giảm làm giảm thời gian bán thải, được thể hiện theo bảng dưới đây:

Dược động học trên đối tượng bị suy thận sau dùng liều 500 mg duy nhất bằng đường uống:

CIcr [ml/min]  <20 20 – 49 50 – 80
CIR [ml/min]  13 26 57
t½ [h] 35 27 9

Đối tượng cao tuổi:

Không có sự khác biệt đáng kể về dược động học levofloxacin giữa các đối tượng trẻ và cao tuổi, trừ trường hợp những người có sự khác biệt về độ thanh thải creatinin.

Sự khác biệt về giới tính:

Phân tích riêng biệt cho các đối tượng nam và nữ cho thấy sự khác biệt nhỏ về giới tính cận biên đối với dược động học levofloxacin. Không có bằng chứng cho thấy những khác biệt về giới này có liên quan đến lâm sàng.

DỮ LIỆU AN TOÀN TIỀN LÂM SÀNG

 Dữ liệu ngoài lâm sàng không phát hiện nguy cơ đặc biệt cho con người dựa trên các nghiên cứu can thiệp về độc tính với liều duy nhất, độc tính với liều lặp lại, khả năng gây ung thư và độc tính đối với sinh sản và sự phát triển.

Levofloxacin không làm giảm khả năng sinh sản hoặc sự hoàn thành sinh sản ở chuột và tác dụng duy nhất, như một hậu quả của độc tính thuộc từ mẹ, đối với bào thai là bị chậm trưởng thành. Levofloxacin không gây đột biến gien ở tế bào vi khuẩn hay động vật có vú nhưng đã

gây ra các khiếm khuyết nhiễm sắc thể ở tế bào phổi chuột lang Trung Quốc ở mức in vitro. Những tác động này có thể là do ức chế men topoisomerase II. Các thử nghiệm in vivo (vi nhẫn, trao đổi thanh nhiễm sắc cùng một mẫu, tổng hợp DNA không định trước, xét nghiệm độc tính gây chết chủ đạo) không cho thấy bất kỳ khả năng một gây độc cho gian nào.

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy levofloxacin có độc tính quang hóa chỉ ở liều rất cao. Levofloxacin không cho thấy bất kỳ một khả năng gây độc cho gien nào trong một thử nghiệm sinh đột biến do quang hóa, và nó làm giảm sự phát triển khối u trong một nghiên cứu sinh ung thư do quang hóa.

Cũng hay gặp như các fluoroquinolon khác, levofloxacin tỏ ra có tác động lên mô sụn (bỏng rộp và tạo các hốc) ở chuột và chó. Những phát hiện này được biểu lộ rõ hơn trên những vật thí nghiệm non.


Đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có đánh giá nào.

Cam kết 100%
Cam kết 100%
Giao nhanh 2h
Giao nhanh 2h
Mộc Hoa Trà
Mộc Hoa Trà
MyPill
MyPill
error: Nội dung đã được đăng ký bản quyền thuộc về Nhà thuốc Bạch Mai !
Mua theo đơn 0822.555.240 Messenger Chat Zalo