Xem thêm
Thuốc này được dùng ở người lớn để điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin C.
Cách dùng – liều dùng của UPSA-C
Liều dùng
Chỉ dành cho người lớn 1 viên một ngày.
Cách dùng và đường dùng
Dùng đường uống. Hòa tan viên thuốc vào nửa cốc nước.
Tần số và thời điểm dùng thuốc
Do có tác dụng kích thích nhẹ, không nên uống thuốc này vào cuối ngày.
Không dùng UPSA-C trong trường hợp sau
Oresol-3B
Bạn đang muốn tìm hiểu về Oresol-3B được chỉ định điều trị...
35.000₫
Thuốc này KHÔNG ĐƯỢC DÙNGtrong những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm đối với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Sỏi thận,
KHI NGHI NGỜ, CẦN HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng UPSA-C
Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG
Do có tác dụng kích thích nhẹ, không nên dùng vitamin C vào cuối ngày. Việc dùng các loại thực phẩm khác nhau thường cho cơ thể các nhu cầu về vitamin,
Thuốc này có chứa 283 mg Natri trong một đơn vị liều, do đó những người có chế độ ăn ít muối (ăn nhạt) cần chú ý Thận trọng khi dùng thuốc này trên những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa sát, bấm chất dễ hình thành sỏi thận hoặc sỏi niệu và thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Không dung nạp với fructose, hội chứng kém hấp thu với glucose và galactose, hoặc thiếu hụt Sucrase-isomaltase do sự có mặt của sucrose.
Bệnh nhân có hội chứng kém hấp thu glucose-galactose thì không nên sử dụng thuốc này vì nó có chứa maltodextrin.
DANH MỤC CÁC TÁ DƯỢC TRONG THUỐC CẦN CHÚ Ý ĐỂ SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN Natri, sucrose, sunset yellow (E110), maltodextrin.
TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, ĐỪNG NGẦN NGẠI HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN.
Tác dụng không mong muốn khi dùng UPSA-C
CŨNG NHƯ VỚI TẤT CẢ CÁC THUỐC, THUỐC NÀY, Ở MỘT SỐ NGƯỜI CÓ THỂ CÓ MỘT SỐ TÁC DỤNG NĂNG HAY NHE.
Nếu dùng quá 1g/ngày, những điều sau đây có thể xảy ra:
– Rối loạn dạ dày – ruột (ợ nóng, tiêu chảy, đau bụng).
– Rối loạn thận và đường tiết niệu (tiểu tiện khó hoặc nước tiểu có màu đỏ, tăng oxalat niệu). – Rối loạn hệ thần kinh (chóng mặt).
– Tan huyết (vỡ hồng cầu) ở những bệnh nhân thiếu hụt G6PD (thiếu một enzym trong hồng cầu).
– Các rối loạn ở da và mô dưới da (mề đay, phát ban). ĐỪNG NGẠI HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN VÀ BẢO CHO HỌ VỀ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN HOẶC KHÓ CHỊU CÓ THỂ CHƯA NÓI TỚI TRONG TỜ HƯỚNG DẪN NÀY.
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
TÁC KHÁC NHẰM TRÁNH NHỮNG TƯƠNG TÁC TIỀM TÀNG CỦA CÁC LOẠI THUỐC KHÁC NHAU, BẠN LUÔN PHẢI BẢO CHO THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN NẾU ĐANG DÙNG CÁC THUỐC KHÁC
Acid ascorbic có thể gây trở ngại cho việc đo nồng độ glucose trong máu và nước tiểu và phân tích máu ẩn trong phân.
Deferoxamin: Dùng đồng thời liều cao acid ascorbic với deferoxamin là chất chelat hóa Có thể làm tăng lượng sắt trong mô lên đến mức gây độc và dẫn đến suy tim.
Chất dạng acid hoặc dạng kiềm: Dùng liều cao acid ascorbic có thể làm giảm bài tiết thuốc dạng acid trong nước tiểu và làm tăng bài tiết thuốc dạng kiềm trong nước tiểu.
Sắt: Acid ascorbic thúc đẩy sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Vitamin C được chuyển từ máu của mẹ vào bào thai nhờ cơ chế vận chuyển tích cực.
Vitamin C được bài tiết vào trong sữa mẹ.
Khi mang thai, chỉ được dùng thuốc này khi có ý kiến của thầy thuốc.
Nếu bạn thấy mình có thai trong khi đang điều trị bằng vitamin C, cần hỏi ý kiến của thầy thuốc và chỉ có thầy thuốc mới quyết định được bạn có thể tiếp tục điều trị hay không.
Nên tránh dùng vitamin C liều cao khi cho con bú.
THEO NGUYÊN TẮC CHUNG, BẠN LUÔN CẦN HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ TRƯỚC KHI DÙNG MỘT LOẠI THUỐC NÀO KHI MANG THAI HOẶC ĐANG NUÔI CON BÚ.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được cảnh báo rằng chóng mặt có thể xảy ra nếu dùng quá 1g/ngày.
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng quá liều thuốc dạ dày – ruột như tiêu chảy và đầy hơi thường xảy ra với liều trên 1 g/ngày và tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Hướng dẫn từ các cơ quan chuyên ngành hiện nay công nhận, chưa có đủ bằng chứng khoa học để làm căn cứ xác định giới hạn an toàn cao nhất hoặc lượng tối đa để sử dụng an toàn, được tính với liều cao tới 2 g/ngày.
Những người bị rối loạn chuyển hóa sắt (ví dụ, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, thiếu máu nguyên bào sắt, thiếu máu Địa Trung Hải) hoặc bẩm chất dễ hình thành sỏi thận hoặc Sỏi niệu, có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề bất lợi như quá tải sắt và bấm chất dễ sỏi thận hoặc sỏi niệu (xem“Thận trọng khi sử dụng”).
Nếu nghi ngờ quá liều acid ascorbic, lập tức thông báo cho bác sĩ và nên điều trị triệu chứng.
Hạn dùng và bảo quản UPSA-C
BẢO QUẢN: KHÔNG DÙNG QUÁ HẠN GHI TRÊN VỎ HỘP THUỐC.
Không nên dùng thuốc sau khi mở nắp 30 ngày.
CHÚ Ý BẢO QUẢN ĐẶC BIỆT Bảo quản dưới 30°C,ở nơi khô ráo.
Thời hạn sử dụng của thuốc: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ UPSA-C
NHÀ SẢN XUẤT UPSA SAS
979, avenue des Pyrénées, 47520 Le Passage – PHÁP
Dược lực học
Nhóm dược lý – trị liệu: Vitamin C, không kết hợp, Mã ATC: A11GA01
Acid ascorbic (Vitamin C) là vitamin tan trong nước thiết yếu cho người, do không có enzym gulonolacton oxidase cần thiết cho sự tổng hợp của nó. Về mặt cấu trúc, acid ascorbic có liên quan đến glucose, chứa 6 nguyên tử carbon và tồn tại ở 2 dạng có thể thay đổi lẫn nhau: acid L-ascorbic là dạng khử và acid Ldehydroascorbic là dẫn xuất oxy hóa của nó.
Acid ascorbic thiết yếu cho sự sản sinh mô liên kết, đặc biệt là chất nền nội bào và collagen, và tính toàn vẹn của cấu trúc mô liên kết, bao gồm thành mạch máu.
Acid ascorbic tham gia vào sự hydroxyl hóa prolin và lysin trong việc hình thành chuỗi peptid trong quá trình tổng hợp Collagen, Acid ascorbic là một động yếu tố trong nhiều quá trình oxy hóa khử, tham gia vào việc ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do.
Acid ascorbic tham gia vào sự chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin và histamin; sử dụng carbohydrat; tổng hợp lipid, protein và carnitin; và hydroxyl hóa serotonin, Acid ascorbic thúc đẩy sự hấp thu sắt từ ruột bằng cách duy trì sắt ở trạng thái khử của nó.
Sự thiếu hụt acid ascorbic nặng (bệnh thiếu vitamin C) có thể có biểu hiện lâm sàng như xuất huyết (đốm xuất huyết, ban xuất huyết, bầm máu), thiếu máu, sưng và đau khớp, phù và đau, đặc biệt là ở chi dưới, viêm lợi và tụt lợi răng.
Dược động học
Hấp thu
Acid ascorbic được hấp thu dễ dàng từ đường tiêu hóa qua cơ chế vận chuyển chủ động có thể bảo hòa ở ruột non.
Phân bố
Acid ascorbic được phân bổ vào tất cả các mô của cơ thể. Acid ascorbic không gắn kết với protein huyết tương. Nồng độ acid aScorbic cao nhất được tìm thấy trong tuyến thượng thận, tuyến yên, Võng mạc và bạch cầu. Nồng độ acid ascorbic trong huyết tương và nước tiểu không phải là các chỉ thị đáng tin cậy về dự trữ Của cơ thể, vì chúng phản ánh sự tiêu thụ trong chế độ ăn gần đây. Nồng độ bạch cầu được sử dụng để xác định lượng acid ascorbic tiêu thụ hàng ngày được khuyến cáo ở lượng tiêu thụ đạt được nồng độ bạch cầu trung tính gần tối đa với lượng bài tiết ascorbat trong nước tiểu tối thiểu.
Chuyển hóa
Acid ascorbic được vận chuyển qua màng tế bào dưới dạng cả ascorbat và acid dehydroascorbic, chất này bị khử thành ascorbat khi đi vào tế bào. Cơ chế vận chuyển đặc hiệu liên quan chưa được hiểu rõ và dữ liệu về định lượng các chất chuyển hóa đặc hiệu trong nước tiểu như oxalat, acid diketogulonic, ascorbat-2-sulfat và acid dehydroascorbic còn hạn chế và bị ảnh hưởng bởi sự dễ phân hủy của ascorbat và các yếu tố khác, như tình trạng tiêu thụ và bổ sung của từng cá nhân.
Thải trừ
Acid ascorbic được bài tiết chủ yếu trong nước tiểu, một phần dưới dạng ascorbat và một phần dưới dạng các chất chuyển hóa ascorbat khác nhau bao gồm oxalat, tỷ lệ tương đối của nó phụ thuộc vào liều dùng, tình trạng bổ sung, chức năng thận và các yếu tố khác. Sự bài tiết vào nước tiểu đại diện cho sự bão hòa bạch cầu.
Chưa có đánh giá nào.