Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
29 Tháng mười hai, 2023
Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh lý mãn tính thường gặp và đang có xu hướng gia tăng,bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách.Hãy cùng tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2 qua bài viết này nhé!
Tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa các chất cung cấp năng lượng như glucid, lipid, protid biểu hiện bằng lượng glucose trong máu cao hơn so với bình thường
Tiểu đường tuýp 2 có đặc điểm là cơ thể không sản xuất và sử dụng insulin một cách hiệu quả, khiến đường trong máu tăng cao.
Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2
Tuyến tụy đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp các tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng.
Tiểu đường tuýp 2 xảy ra do:
Các tế bào trong cơ thể kháng insulinkhiến cho đường không thể vào trong tế bào để thực hiện chức năng.
Tình trạng kháng insulin kéo dài, cơ thể tiết ra quá nhiều insulin làm cho tuyến tụy suy yếulàm lượng insulin giảm.
Kháng insulin là nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 2
Đối tượng nào dễ mắc tiểu đường tuýp 2
Xem thêm
Người 45 tuổi trở lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Người không hoạt động nhiều.
Bị tiền tiểu đường
Bệnh tim và mạch máu
Huyết áp cao, ngay cả khi nó được điều trị và kiểm soát
Người mắc bị mỡ máu (rối loạn lipid máu), tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, buồng trứng đa nang hoặc phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg.
Chất béo trung tính cao
Thừa cân hoặc béo phì
Tiểu đường thai kỳ khi mang thai hoặc sinh con nặng hơn 4kg
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Trầm cảm
Dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh mạn tính tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Bệnh này chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng.
Triệu chứng điển hình để chẩn đoán (4 nhiều): ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều.Các triệu chứng, bao gồm:
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng
Tim và mạch máu:người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp 5 lần.
Thận:nếu thận bị suy, người bệnh đái tháo đường type 2 có thể phải chạy thận hoặc ghép thận.
Biến chứng mắt:lượng đường trong máu cao có thể làm hư các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt (bệnh võng mạc). Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng mất thị lực có thể xảy ra.
Dây thần kinhbị ảnh hưởng có thể gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường và các rối loạn tình dục.
Tổn thương da lâu lành. Máu huyết lưu thông kém sẽ khiến các vết thương lâu lành hơn và có thể bị nhiễm trùng.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhất là việc ngủ gà ngủ gật do rối loạn giấc ngủ.
Vấn đề về thính giác.Người bệnh có thể gặp vấn đề về thính giác nhưng không rõ nguyên nhân.
Trầm cảm.Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh.
Biến chứng cấp
Hạ đường huyết: tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi lượng glucose trong máu giảm dưới 3,6mmol/l. Một số biểu hiện của tình trạng này là đói cồn cào, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: đây là hôn mê hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Hôn mê do nhiễm toan ceton: biến chứng này hiếm gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đường không được chuyển hoá trong tế bào nhờ insulin sẽ chuyển hóa thành ceton.Ceton tăng quá nhiều sẽ gây nên nhiễm độc các cơ quan
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên khám sức khỏe thường xuyên (6-12 tháng/lần) để phát hiện sớm tiểu đường.
Khi có các triệu chứng sau nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu:
Rối loạn ý thức: mất định hướng, lú lẫn, hôn mê.
Lưu ý những dấu hiệu của hạ đường huyết: hoa mắt, chóng mặt, bụng đói cồn cào, nhìn mờ, mệt mỏi.
Địa chỉ khám tiểu đường uy tín
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Điều trị tiểu đường tuýp 2
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc.
* Thay đổi thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp đạt được mức đường huyết mục tiêu:
Giảm cân. Giảm thêm 5% – 7% trọng lượng cơ thể hoặc duy trì mức cân nặng hiện tại giúp giảm, ổn định mức đường huyết. Ngoài ra, việc kiểm soát khẩu phần ăn và các loại thực phẩm lành mạnh cũng cách cải thiện sức khỏe.
Ăn uống lành mạnh,hãy lập kế hoạch ăn uống tập trung vào các yếu tố:
Ăn ít calo hơn
Cắt giảm lượng carbs tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt
Thêm rau và trái cây vào chế độ ăn uống
Thu nạp nhiều chất xơ hơn
Tập thể dục. Duy trì hoạt động thể chất 30 – 60 phút mỗi ngày thông qua các hoạt động như: đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các động tác giúp nhịp tim tăng lên. Kết hợp cùng các bài tập rèn luyện sức bền, như yoga hoặc cử tạ
Theo dõi lượng đường trong máu tại nhà. Tùy vào phương pháp điều trị, đặc biệt nếu người bệnh đang sử dụng insulin, bác sĩ sẽ sẽ đưa ra kế hoạch kiểm tra lượng đường trong máu, tần suất thực hiện kiểm tra đường huyết tại nhà.
Kết hợp sử dụng thuốc điều trị
Thuốc uống điều trị tiểu đường
Metforminlà thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Metformin có tác dụng giảm tân tạo đường ở gan và cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin qua đó giúp tế bào sử dụng insulin hiệu quả hơn.
Metformin không gây ra tình trạng hạ đường huyết và không gây tăng cân đồng thời có tác dụng tốt lên tim mạch, lipid máu,…
Tác dụng phụ: tiêu chảy, buồn nôn. Không được sử dụng cho bệnh nhân suy thận.
Nhóm Sulfonylurea(Gliclazide, Glimepiride) có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, ngăn không cho gan phân huỷ glycogen (dạng glucose dự trữ trong gan) thành glucose.
Tác dụng phụ: dễ tăng cân và gây tình trạng hạ đường huyết.
Nhóm Thiazolidinedione(TZD): ( Pioglitazone), có tác dụng tăng tính nhạy cảm insulin của mô mỡ, đồng thời ngăn không cho gan đưa glucose vào máu.
Tác dụng phụ: tăng nặng tình trạng suy tim, thiếu máu, dễ tăng cân.
Meglitinide:(Repaglinide), có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin.
Tác dụng phụ: gây tăng cân. Nhược điểm: phải dùng nhiều lần.
Nhóm ức chế men DPP-4(Sitagliptin, Vildagliptin, Saxagliptin, Linagliptin). giúp giảm lượng đường trong máu, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ nhưng không đáng kể so với lợi ích đem lại.
Tác dụng phụ: có thể gây mề đay, nổi mẩn, ngứa.
Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2(Dapagliflozin): hỗ trợ thận lọc ra nhiều glucose hơn. Empagliflozin (Jardiance) cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim
Tác dụng phụ: gây nhiễm nấm đường tiết niệu, nhiễm ceton, loãng xương.
Thuốc tiêm điều trị tiểu đường
Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1(Liraglutide): tăng nồng độ GLP-1 kích thích tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon (hormone làm tăng đường huyết). Tác dụng phụ: gây buồn nôn, có thể gây nên viêm tụy cấp.
Insulin: cung cấp insulin ngoại sinh vào cơ thể để lượng insulin này thực hiện chức năng đưa đường vào tế bào, qua đó giảm lượng glucose trong máu. Tác dụng phụ: dễ gây hạ đường huyết nếu dùng quá liều.
Lưu ýkhông được dùng liều thuốc của người khác mà phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý mạn tính phổ biến ở người lớn tuổi tuy nhiên đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bạn cần xây dựng một chế độ làm việc và sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh tiểu đường.
Ăn thực phẩm lành mạnh: cung cấp lượng calo vừa đủ, tăng cường rau xanh và hoa quả.
Xây dựng chế độ luyện tập lành mạnh: duy trì hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Nếu đang trong tình trạng thừa cân: giảm cân từ từđể đạt được cân nặng phù hợp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.