Tiểu không tự chủ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải.gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là chứng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ sinh nhiều lần.Bệnh thường khó nói, khó giãi bày khiến người bệnh âm thầm chịu đựng, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu về bệnh đi tiểu không tự chủ nhé!

Đi tiểu không tự chủ là gì?

Đi tiểu không tự chủ, hay mất kiểm soát bàng quang là tình trạng người bệnh thỉnh thoảng bị rò rỉ nước tiểu một ít khi ho, hắt hơi. Nghiêm trọng hơn là cảm giác muốn đi tiểu đến đột ngột và nhanh đến mức không thể kiểm soát hay vào nhà vệ sinh kịp thời.

Tình trạng này còn có một số tên gọi khác như són tiểu do tăng áp lực trong bụng, tiểu són áp lực, tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

Nguyên nhân tiểu không tự chủ

Tiểu không kiểm soát có thể xuất phát từ thói quen hàng ngày, bệnh lý tầm ẩn hoặc các vấn đề liên quan đến thể chất. 

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu quản,… có thể là nguyên nhân gây tiểu không tự chủ
  • Mang thai:Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ dần lớn lên tương ứng với sự phát triển của phôi thai nằm bên trong, từ đó gây chèn ép các cơ quan nội tạng trong cơ thể nói chung và bàng quang nói riêng, dẫn đến tình trạng són tiểu ở phụ nữ mang tha
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, cafein, thuốc lợi tiểu dẫn đến tình trạng không kiểm soát được nước tiểu.
  • Táo bón mãn tính, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi.
  • Vấn đề về giải phẫu học: Có thể do lối thông từ bàng quang vào niệu đạo bị tắc nghẽn do sỏi bàng quang hoặc khối u.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Một số loại thuốc dùng điều trị nhóm bệnh tim, bệnh thận,… cũng có thể gây ra tình trạng bất thường thói quen đi tiểu như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chẹn kênh canxi.
  • Táo bón mạn tính
  • Rối loạn cơ sàn chậu:Rối loạn cơ sàn chậu thường gặp nhiều ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai bởi sức nặng khi mang thai và áp lực căng giãn của quá trình sinh nở làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ sàn chậu.
  • Đột quỵ:Khi đột quỵ xảy ra, bệnh nhân thường mất khả năng kiểm soát tế bào cơ, nhất là cơ ở vùng bàng quang và lỗ niệu đạo dẫn đến mất khả năng tự chủ quá trình đi tiểu
  • Tiểu đường:Ở bệnh nhân tiểu đường, thần kinh bàng quang sẽ dễ bị tổn thương hơn dẫn đến dễ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS),Sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt
  • Rối loạn thần kinh thực vật

Biến chứng bệnh tiểu không tự chủ

Xem thêm

Tiểu không tự chủ nếu kéo dài không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến 2 biến chứng nghiêm trọng:

  • Nhiễm trùng tiết niệu tái phát nhiều lần.
  • Gặp các vấn về da như phát ban, nhiễm trùng, lở loét do da thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, tiếp xúc với nước tiểu nhiều.

 Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu, nhu cầu đi tiểu xuất hiện đột ngột và dữ dội, đi tiểu đêm hoặc nhiều lần,…) bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh liên quan đến việc tiểu không tự chủ.

Nơi khám uy tín

Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội,Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,

Các phương thức chẩn đoán

Một số phương pháp chẩn đoán tiểu không tự chủ đang được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Nhật kí bàng quang
  • Phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được tiến hành để đánh giá chức năng thận.
  • Đo lượng nước dư sau khi đi tiểu (PVR)
  • Siêu âm vùng chậu
  • Nội soi bàng quang

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bất thường trong nước tiểu

Phương pháp điều trị đi tiểu không tự chủ

Tùy theo mức độ tiểu không kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng một cách hiệu quả

  • Thuốc điều trị tiểu không kiểm soát: Một số loại thuốc có khả năng làm giảm hiện tượng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát, giúp ổn định các cơn co thắt khi bàng quang hoạt động quá sức. Những loại thuốc điều trị thường được chỉ định gồm: Oxybutynin, Oxybutynin XL, Oxybutynin TDDS, Tolterodine
  • Tiêm Botulinum: Phương pháp này giúp thư giãn các cơ, giảm chứng tiểu không kiểm soát.
  • Kem bôi estrogen âm đạo: dùng lượng nhỏ kem thoa trực tiếp lên thành âm đạo và mô niệu đạo giúp giảm tiểu không tự chủ do căng thẳng.
  • Đặt băng nâng niệu đạo: Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị chứng tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ.
  • ,Thay đổi lối sống: Duy trì cân nặng phù hợp, không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn nhiều chất xơ, cung cấp đầy đủ nước cho hoạt động sống của cơ thể,…

Biện pháp phòng ngừa

  • Thực hiện đúng cách các bài tập cơ vùng sàn chậu (bài tập Kegel). Bài tập giúp tăng cường cơ hỗ trợ bàng quang giữ nước tiểu và tránh rò rỉ.
  • Kiểm soát cảm giác muốn đi tiểu bằng cách hít thở nhẹ, thư giãn, tránh nghĩ tới việc đi tiểu, giữ yên và siết chặt các cơ sàn chậu.
  • Sắp xếp thời gian để kiểm soát việc đi tiểu: ví dụ bạn có thể lên kế hoạch cho việc đi tiểu 1 lần sau 1 giờ. Khoảng cách giữa các lần đi tiểu sẽ được giãn ra sau một thời gian.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm hay thức uống gây kích thích lên bàng quang: thức ăn cay, có tính acid, rượu bia, caffein (cà phê, trà, soda…) Bỏ thuốc lá
  • Tránh nâng vật nặng vì sẽ tăng áp lực lên cơ sàn chậu.
  • Uống đủ nước 2-3L mỗi ngày

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các nguyên nhân gây tiểu không tự chủ. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts