Rộp da hay phồng rộp da là tình trang hay gặp trong cuộc sống hàng ngày.Vết phồng rộp không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng cũng có thể gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.Hãy cùng tìm hiểu tình trạng  rộp da này qua bài viết dưới đây nhé !

Rộp da là hiện tượng gì?

Rộp da còn được gọi là phồng rộp da là những vết phồng bên trong chứa dịch lỏng xuất hiện trên da. Các vết phồng rộp sẽ có kích thước khá đa dạng, có khi chỉ nhỏ như đầu tăm nhưng cũng có khi lớn như quả trứng hoặc bằng cả bàn tay.Trong những nốt này thường chứa chất lỏng. Những vùng da bị rộp có biểu hiện tấy đỏ và nóng rát, ngoài ra là biểu hiện ngứa và đau, khiến bạn vô cùng khó chịu. 

 Vị trí dễ bị hình thành vết rộp da nhất thường là gót chân, lòng bàn chân, gần ngón chân, lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay…Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng cũng có thể xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, thường gặp ở những trường hợp đi xe đạp mà không đeo găng tay bảo vệ. 

Nguyên nhân gây phồng rộp da

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rộp da, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: 

  • Da tiếp xúc với các hóa chất mạnh.
  • Do phản ứng với thuốc.
  • Đi giày dép cứng và chật dẫn đến cọ xát vào gót chân gây phồng rộp.
  • Nhiều trường hợp bị phồng rộp da do cháy nắng. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, tia tử ngoại có thể gây bỏng da, khiến da xuất hiện các vết phồng rộp và bỏng rát.
  • Da bị tiếp xúc với nguồn nhiệt cao từ lửa, nồi niêu nấu ăn nóng, hơi nước nóng, đồ ăn nóng.
  • Do mặc quần áo hoặc giày quá chật, sử dụng những vật dụng thể thao không phù hợp gây ra tình trạng chà xát lên da trong suốt một thời gian dài và khiến da bị phồng rộp
  • Tiếp xúc với lửa lớn, chạm vào một bề mặt nóng hoặc tiếp xúc với hơi nước hay thời tiết cực lạnh, tiếp xúc với các chất dị ứng, kích thích cũng là những nguyên nhân gây ra hiện tượng phồng rộp trên da. 
  • Bị côn trùng cắn và trúng nọc độc của chúng cũng có thể khiến da của bạn bị phồng rộp. Tuy nhiên, mức độ nhẹ hay nghiêm trọng còn phụ thuộc vào từng loại côn trùng.

Đeo giày tất chật là nguyên nhân gây rộp da

Đối tượng nguy cơ bị rộp da

Xem thêm
  • Các vận động viên phải tập luyện bằng tay, chân nhiều.
  • Người đạp xe nhiều, chơi các môn thể thao dùng tay và dụng cụ nhiều mà không dùng găng tay bảo vệ cũng có thể bị phồng rộp ngón tay.
  • Người lao động chân tay liên tục, tay phải chà xát nhiều, chân đi giày dép phải di chuyển liên tục cũng dễ bị phồng rộp.
  • Trẻ em với bản tính tò mò dễ chạm vào nguồn nhiệt nóng nên dễ bị phồng rộp.
  • Người cao tuổi chân tay lóng ngóng, yếu ớt cũng dễ bị phồng rộp do nhiệt độ cao.
  • Người lao động làm việc trong môi trường đặc thù có tiếp xúc với hóa chất hoặc nhiệt độ cao.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu vùng da bị tổn thương gặp phải những triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt: 

  • Vùng da bị phồng rộp gây đau rát nghiêm trọng. 
  • Những nốt phồng rộp liên tục tái phát. 
  • Nốt rộp có mủ màu vàng hoặc xanh, khi ấn vào thấy đau, nóng và tấy đỏ,… điều này rất có thể là do nhiễm trùng. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. 
  • Những trường hợp bị rộp ở mí mắt, trong miệng hoặc rộp da do cháy nắng, do bị bỏng nghiêm trọng hoặc bị rộp do phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với hóa chất thì cần đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, phòng tránh tối đa những biến chứng nguy hiểm. 

Xử trí tình trạng rộp da

Thông thường, các vết phồng rộp da nhỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng cũng có trường hợp vết phồng rộp lớn không được xử lý đúng cách dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn biết nên làm gì trong trường hợp bị phồng rộp da:

  • Nếu vết phồng chưa vỡ: 

Cách xử trí như sau: Trước hết, bạn cầm rửa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương, sau đó băng lại. Tuy nhiên, chỉ băng lỏng, không nên băng quá chặt vì nếu băng quá chặt thì vết phồng sẽ vỡ sớm hơn. 

  • Trường hợp vết phồng đã vỡ: Cần phải khử trùng vết phồng bằng nước ấm. Sau đó, lau khô da và dùng thuốc mỡ có chứa kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, băng vùng da bị tổn thương. 
  • Nếu vết phồng chân quá lớn và khiến bạn cảm thấy vô cùng đau rát thì cách xử trí hợp lý nhất là làm vỡ hoàn toàn vết phồng để lấy hết chất dịch ra ngoài. 
    • Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị phồng rộp, sau đó, dùng kim vô khuẩn đâm vào mép vết phồng, tiếp đó ép nhẹ vào nốt phồng để lấy hết dịch ra ngoài. Sau khi đã lấy hết dịch ra ngoài thì cần rửa sạch da và lau khô. Tiếp đó, dùng mỡ kháng sinh và băng vết thương lại. 
    • Ngâm trà xanh: Trà xanh có tính kháng viêm và giúp vết thương nhanh lành hơn. Đầu tiên, cho trà xanh vào nước sôi và sau đó cho một muỗng cà phê soda vào hỗn hợp này. Khi trà nguội, bạn có thể ngâm vùng phồng rộp. Nếu vết phồng rộp ở vị trí khó ngâm thì có thể dùng miếng gạc thấm nước trà và sau đó áp lên vết phồng. 
    • Dùng vitamin E: Tác dụng của vitamin E là giúp các vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Khi bị phồng rộp, bạn có thể dùng dầu hoặc các loại kem có chứa vitamin E để thoa lên vết phồng. 
    • Nhựa cây nha đam có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sưng, nên rất phù hợp để cải thiện tình trạng phồng rộp trên da.

Trên đây là những thông tin về tình trạng rộp da , Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách xử lý phù hợp nếu không may da bị phồng rộp để đảm bảo an toàn. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts