Hiện nay Sử dụng thuốc nam chữa viêm dạ dày là xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe.  Nhà thuốc Bạch Mai chia sẻ  top 5 cây thuốc  nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp cơ niêm mạc do tác động của dịch vị dạ dày.

Triệu chứng điển hình : đau bụng kèm bỏng rát vùng thượng vị với các mức độ từ âm ỉ đến dữ dội, ăn uống kém, chán ăn, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn,….

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Đầu tiên, nhiễm vi khuẩn HP hay Helicobacter Pylori chiếm phần lớn trong các nguyên nhân hay gặp ở người bị loét dạ dày tá tràng.
  • Ngoài ra, việc sử dụng nhiều các chất kích thích, thói quen ăn uống không khoa học, bỏ bữa, ăn vội vàng hoặc stress cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

Top 5  loại cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

1 Nghệ vàng

Nghệ tươi có tác dụng chống loét và chữa lành vết thương rất hiệu quả. Khi kết hợp với mật ong có thể làm tăng hiệu quả chống viêm và hạn chế việc làm tổn thương của niêm mạc dạ dày

*Sử dụng tinh bột nghệ:

  • Cách sử dụng: Pha 1 thìa tinh bột nghệ với 100ml nước ấm 40 độ.
  • Có thể thêm vào một ít mật ong khi uống để tăng hiệu quả điều trị.

*Kết hợp nghệ tươi với mật ong:

  • Giã nát 1 củ nghệ tươi, hòa với nước, trộn đều rồi vắt lấy nước cốt.
  • Thêm 2 thìa mật ong vào nước cốt nghệ để uống ngày 2 lần.

Lưu ý: Không dùng nghệ để điều trị viêm loét dạ dày ở phụ nữ mang thai, người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc sắp phẫu thuật.

2 cây chè dây

Cây chè dây hay bạch liễm là dạng cây dây leo, xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chiết xuất từ chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa tồn tại trong dạ dày, giúp nhanh lành vết loét. Cây chè dây còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

*Cách sử dụng:

  • Mỗi lần dùng 10 – 15g cây chè dây khô. Cho phần này vào ấm nước sôi và bỏ đi lần nước đầu để loại bỏ các bụi bẩn dính trên dược liệu.
  • Pha 150ml nước sôi vào ấm chè và ủ trong khoảng 10 phút.
  • Sau khi chè đã ngấm và giải phóng các chất có lợi vào nước sẽ gạn uống nhiều lần trong ngày. Có thể uống ngay khi nước còn ấm hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh uống dần.
  • Người bệnh cần sử dụng ít nhất 1 tháng để đạt được hiệu quả.

 3 cây lược vàng

Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đối với viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mang lại hiệu quả rất tốt.

Lá lược vàng có thể chữa viêm loét dạ dày tá tràng

* Cách dùng :

Dùng lá lược vàng pha với nước sôi:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lược vàng trong nước muối, thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh.
  • Đổ ngập nước sôi vào bình, vặn nắp chặt, ủ trong 12 giờ.
  • Chia nhỏ, uống nước lá lược vàng nhiều lần trong ngày.

Nhai lá tươi:

  • Rửa sạch 4 – 5 lá lược vàng tươi với nước muối loãng.
  • Nhai chung lá lược vàng cùng vài hạt muối ăn.
  • Nuốt nước từ từ, tốt nhất là nuốt cả bã.

4 Lá khôi

Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là Tanin và Glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày.

*Cách dùng :

Nguyên liệu: 60g lá khôi tía, 12g lá khổ sâm, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh), 20g tương tư đằng (cam thảo dây).

  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, thêm 1,5 lít nước và đun sôi kỹ trong 20 phút.
  • Uống ngày 3 lần khi đói, tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 30 phút.

5 cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như: tanin, carotene, flavonozit. Những hợp chất này giúp chống oxy hóa, kháng viêm, làm se vết loét, thúc đẩy tốc độ hồi phục.

* Cách dùng :

Uống nước cây nhọ nồi:

  • Rửa sạch 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
  • Thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng 1 cốc nước đun sôi để nguội.
  • Lọc lấy nước cốt, chia làm 2 lần trong ngày để uống.

Trên đây là một số cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Đây không chỉ là những dược liệu dễ kiếm, an toàn mà còn có hiệu quả trong điều trị bệnh đã được chứng minh.Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!