Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày.Thuốc bôi nhiệt miệng là một giải pháp được sử dụng phổ biến giúp điều trị bệnh nhiệt miệng một cách nhanh chóng và hiệu quả.Vậy sản phẩm nào hiệu quả giúp chứng nhiệt miệng mau khỏi, cùng tìm hiểu 7 thuốc bôi nhiệt miệng cho hiệu quả nhanh và an toàn nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng (loét áp-tơ) là một trong những chứng bệnh phổ biến về miệng thường gặp ở người trẻ tuổi và phụ nữ.Nhiệt miệng là những vết loét nông, nhỏ thường thấy ở niêm mạc miệng, má, lưỡi, nướu,… Những vết loét này sẽ gây đau và khó chịu khiến người bệnh khó nói chuyện, ăn uống như bình thường.
Một số thuốc bôi nhiệt miệng được nhiều người tin dùng
1Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Xuất xứ: Thái Lan
Thành phần chính: Trong 100 g chứa 0.1 g triamcinolon acetonid và các tá dược khác như natri carboxymethyl cellulose, pectin, gelatin, dầu bạc hà, hydrocarbon gel.
Công dụng: Làm giảm tạm thời các triệu chứng của viêm nhiễm khoang miệng hay loét do chấn thương.
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2 Thuốc bôi nhiệt miệng Oral Nano silver
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: dịch chiết hoa hòe, kim ngân hoa, cam thảo và mật ong.
Công dụng: tác dụng làm dịu, làm sạch và mát miệng, từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn, đánh bay mùi hôi miệng, hạn chế tình trạng sâu răng, viêm chân răng.
Đối tượng sử dụng: Dùng được cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
3 Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad – Gel N
Xuất xứ: Đức
Thành phần chính: Lidocain, dịch chiết hoa cúc, tinh dầu quế, benzalkonium clorid, saccharin natri, carbomers, trometamol, acid formic khan 98%, ethanol 96%, nước tinh khiết.
Công dụng
- Điều trị chứng viêm và đau ở niêm mạc miệng, môi, kể cả mụn nước, viêm lợi và nứt nẻ môi do trời lạnh.
- Giảm kích ứng và mẫn cảm ở lợi, vòm miệng và niêm mạc miệng đối với những người mang răng giả.
- Ngăn ngừa các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng sữa hoặc răng khôn và dùng trong phẫu thuật chỉnh răng.
Đối tượng sử dụng
- Trẻ nhỏ và người lớn.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
4 Thuốc bôi nhiệt miệng Gengigel
Xuất xứ: Đức
Thành phần chính: Axit hyaluronic, Alcohol, Xylitol, Aqua, Sodium Hydroxide,
Công dụng
- Tác dụng kích thích sự phát triển của các mô khỏe mạnh, ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
- Điều trị các vấn đề về nướu (viêm nướu, chảy máu, tụt nướu,…)
Đối tượng sử dụng
- Trẻ nhỏ và người lớn.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
5 Thuốc bôi nhiệt miệng Metrogyl Denta
Xuất xứ: Ấn Độ
Thành phần chính: Clorhexidine gluconate solution BP, metronidazole.
Công dụng: dùng để điều trị trong các trường hợp:
- Viêm nha chu mãn tính.
- Sâu răng.
- Viêm nướu răng.
- Viêm ống tủy răng.
- Viêm loét miệng.
- Hôi miệng do nhiễm trùng răng miệng.
Đối tượng sử dụng:
- Người trưởng thành.
- Trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Các cách để ngăn ngừa nhiệt miệng
- Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc miệng của bạn như các loại hạt cứng, bánh quy, hoặc các loại thức ăn, thực phẩm chế biến quá mặn, quá cay hoặc có tính axit như giấm, ớt,.
- Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh cùng các loại ngũ cốc
- Thực hiện theo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc nha sĩ nếu gặp phải các trường hợp như xuất hiện các vết loét lớn, đợt bùng phát vết loét gây đau đớn, sốt cao, tiêu chảy, phát ban và đau đầu
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh nhiệt miệng cũng như top 5 các loại thuốc bôi nhiệt miệng được nhiều người tin dùng hiện nay. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng đọc nhé!