Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
13 Tháng Một, 2024
Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trào ngược dạ dày đang có xu hướng tăng lên hàng ngày.Tuy nhiên, người bệnh thường phát hiện bệnh tương đối muộn hoặc không điều trị đúng cách làm bệnh ngày càng nặng hơn. Cùng tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản qua bài viết dưới đây nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng xảy ra khi dịch tiêu hoá của dạ dày thường xuyên bị chảy ngược vào thực quản (là một ống dẫn đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày). Vì dịch này có tính axit nên có thể gây kích ứng và làm viêm niêm mạc thực quản .
Sự khác biệt giữa dạ dày bình thường và trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược acid có thể gặp ở hầu hết mọi người trong một số trường hợp như ăn quá no hoặc thức ăn khó tiêu nhưng sẽ hết ngay sau đó.
Tuy nhiên nếu tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên từ 2 lần/tuần,Bạn cần phải điều trị sớm tránh gây ảnh hướng đến cuộc sống
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản
Thông thường,cơ dưới thực quản sẽ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn, sau đó đóng lại, không cho các loại dịch ở dạ dày trào lên. Tuy nhiên, khi các cơ thắt dưới thực quản có vấn đề như lực trương của cơ bị giảm sẽ khiến cho chức năng của các cơ này yếu đi sẽ dẫn đến trào ngược các thành phần trong dạ dày vào thực quản.
Do sự bất thường ở cơ hoành
Phần ổ bụng và phần ngực được ngăn cách bởi hệ thống cơ hoành, Khi bạn nuốt thức ăn, cơ hoành sẽ co bóp để tạo áp lực đưa thức ăn xuống dạ dày.
Trong trường hợp cơ hoành bị thoát vị sẽ tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên do cơ hoành và cơ thắt dưới không ở cùng một vị trí, không có sự thống nhất trong hoạt động.
Do sự bất thường tại dạ dày
Có hai nguyên nhân chính đến từ dạ dày làm xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày bao gồm:
Thức ăn không được tiêu hóa hết, bị ứ lại trong dạ dày. Mặt khác, các bệnh về dạ dày như:ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị cũng làm cho acid dạ dày dễ bị trào lên thực quản hơn.
Ổ bụng chịu lực tác động lớn. Các hoạt động như ho kéo dài, hắt hơi, gập bụng làm cho ổ bụng phải chịu nhiều áp lực, tạo điều kiện xuất hiện trào ngược.
Các nguyên nhân khác
STress , căng thẳng thần kinh
Người thừa cân,béo phì.
Thường xuyên ăn đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn cay nóng.
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, sô cô la.
Mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như thuốc giảm đau, thuốc an thần, chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị hen phế quản.
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Xem thêm
Một số triệu chứng điển hình như:
Ợ chua, ợ nóng: (từ ổ bụng, dạ dày mang đến cảm giác nóng lên cổ)Thường xuất hiện sau khi ăn và có thể nặng hơn vào ban đêm hoặc khi nằm nghỉ ngơi.
Ợ hơi: Là triệu chứng thường gặp khi đói. Cũng giống như ợ hơi và ợ nóng, ợ hơi cũng xảy ra nhiều khi bạn có cảm giác khó tiêu, ăn no,…
*Ở trẻ em có triệu chứng :nôn ói, quấy khóc và chán ăn. ho, khàn giọng hoặc khò khè.
Biến chứng của trào ngược dạ dày
Viêm thực quản:. Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm.
Hẹp thực quản: Trào ngược là một trong những nguyên nhân chính gây ra hẹp thực quản
Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Barrett thực quản là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày.
Ung thư thực quản: các khối ung thư có thể chèn ép làm giảm kích thước thực quản, chảy máu khiến người bệnh nuốt vướng, ăn uống kém, nôn ra máu và sút cân nhanh chóng.
Người bệnh nên đến khám bác sĩ sớm nếu có những biểu hiện sau:
Nóng rát phía sau xương ức, ợ hơi kéo dài.
Đau tức ngực.
Nuốt vướng, nuốt khó.
Ngứa rát họng, ho khan kéo dài.
Nơi khám chữa trào ngược dạ dày
Tại Hà Nội:Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện E Trung ương.
Chẩn đoán Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán lâm sàng: bác sĩ sẽ khai thác về thói quen ăn uống, sinh hoạt, tiền sử dùng thuốc và các diễn biến của bệnh nhằm loại trừ các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa khác.
Nội soidạ dày
Xét nghiệm độ pH nâng cao
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị ợ nóng và các triệu chứng khác của trào ngược axit dạ dày thường bắt đầu bằng các thuốc không cần kê đơn dùng để kiểm soát axit. Nếu bạn không thấy đỡ hơn sau vài tuần dùng thuốc, bác sĩ có thể đổi phương pháp điều trị khác, bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật.
*Dùng thuốc:
Những loại thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị trào ngược chuẩn gồm:
Thuốc trung hòa acid dạ dày: nhằm giảm bớt tác động tạm thời của acid dạ dày đối với niêm mạc thực quản, hầu họng nhưng không thể điều trị bệnh dứt điểm.
Thuốc kháng histamin H2: có tác dụng giảm sự bài tiết acid dạ dày, giảm đau rát, ợ hơi kéo dài khoảng 12 giờ.
Thuốc ức chế bơm proton: hay được gọi là thuốc PPI có tác dụng ngăn chặn dạ dày bài tiết dịch tiêu hóa trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương viêm, vết loét tại thực quản được hồi phục.
Điều trị bằng thuốc hiệu quả với hầu hết trường hợp bệnh
*Phẫu thuật
Phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác được sử dụng nếu như việc dùng thuốc bị thất bại
Trong các trường hợp mà thuốc không có tác dụng hoặc bạn muốn tránh việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, bác sĩ có thể khuyên bạn chọn các phương pháp điều trị xâm lấn hơn
Biện pháp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày
* Không nên :
Không nên duy trì các thói quen xấu như: Ăn quá no, thức khuya, nằm sau khi ăn, mặc quần áo chật,…
Không nên sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
Đồ ăn xào nấu hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ.
Trái cây có tính chua như chanh, quất (tắc), cam hoặc quýt.
*Nên:
Tăng cường những chất có tác dụng trung hòa axit như: Các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì,.. Những thực phẩm này có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự bào mòn lớp dịch, axit trong dạ dày
Ăn bánh mì thường xuyên có thể giảm tình trạng trào ngược dạ dày
nên ăn nhiều các chất đạm dễ tiêu có trong thịt vịt, thịt lợn nạc, thịt lợn thăn,…
Bổ sung chất xơ có chứa trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan,..
Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ chữa trị truyền thống như: Nghệ, mật ong,…
Giảm cân bằng các biện pháp an toàn, hiệu quả như: Tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo,…
Phương pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản
Duy trì cân nặng hợp lý
Không nên nằm ngay sau khi ăn no
Tránh ăn quá khuya hoặc ăn trước khi đi ngủ
Ngừng hút thuốc, vì hút thuốc sẽ làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Khi đó, dịch vị trong dạ dày trào ngược lại thực quản gây ợ chua, làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Người bị trào ngược không nên ăn quá no, các bữa ăn nên được chia nhỏ hợp lý,hạn chế các thực phẩm có hại cho dạ dày, thực quản như đồ cay, nhiều chất béo xấu hoặc quá chua.. Thay vào đó, lựa chọn thực phẩm có tính kiềm: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch hay đạm dễ tiêu…
Gối đầu cao khi nằm hoặc nằm nghiêng về bên trái.
Giữ tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng. Cần cân đối giữa công việc và các hoạt động giải trí thư giãn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hãy chia sẻ bài viết đến với tất cả bạn bè và người thân xung quanh bạn nhé!